Hôn nhân cay đắng nhất khi vợ làm 3 điều này với chồng
Hãy đặt mình vào vị trí của chồng và suy nghĩ, nếu còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân của mình, xin đừng đối xử với chồng một cách cay nghiệt.
Vợ chồng sống với nhau không phải ngày một ngày hai, ngoài tình yêu còn có trách nhiệm và nghĩa vụ, thiếu một yếu tố cũng không thể duy trì được hôn nhân bền lâu, hạnh phúc.
Kỳ thực, hôn nhân chẳng khác nào một thử thách, nếu vượt qua những chông gai, trắc trở, hai người bên nhau sẽ được hưởng quả ngọt, còn nếu không thể vượt qua khó khăn, cám dỗ, chắc chắn sẽ nhận lại đổ vỡ, đau thương.
Chẳng thế mà người ta có câu: “Hôn nhân chắng khác nào nấm mồ chôn của tình yêu. Thế nhưng thà mồ yên mả đẹp vẫn hơn là phơi xác ngoài đường” . Hôn nhân – nói dễ không dễ, nói khó cũng không khó, quan trọng nhất là tình cảm và ý thức trách nhiệm của cả vợ và chồng.
Giao tiếp hàng ngày giữa hai vợ chồng là nền tảng cho hôn nhân. Bạn có thể khiến bạn đời giải tỏa được mệt nhọc, áp lực trong cuộc sống hoặc dìm họ xuống đáy sâu chán nản, thất vọng chỉ qua những câu nói thông thường.
Chuyên gia tâm lý chỉ ra, vợ đối xử với chồng theo 3 cách này, còn nhẫn tâm hơn cả phản bội.
1. Hôn nhân tan vỡ vì vợ luôn gây chuyện, cãi vã vì điều nhỏ nhặt
Vừa rồi Tết tôi có về quê, nghe một người dì nói chuyện, con trai dì đã ly hôn, lý do không ai ngờ, đơn giản là vì trong lúc nấu ăn, vợ thì nói gừng nên thái chỉ, chồng lại nói gừng phải thái lát. Cả hai bất đồng quan điểm, cãi nhau to, không chịu nhường nhịn nhau.
Cuối cùng càng ngày càng ồn ào, càng ngày càng gay gắt và phẫn nộ, người vợ không được như ý bèn lôi hết điểm xấu của chồng ra để chỉ trích, nhục mạ, kết cục là ly hôn.
Bạn thấy chưa, vấn đề ở đây không phải là gừng thái chỉ hay thái lát, là hai người không thể dung hòa được quan điểm của nhau. Người vợ trong câu chuyện nhất định không chịu tìm giải pháp, kiên quyết bắt chồng phải theo ý của mình, nếu không sẽ làm ầm lên, đòi ly hôn bằng được.
Video đang HOT
Có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày, người chồng đã phải chịu đựng quá nhiều. Lát gừng chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi. Cuộc sống này vốn đã nhiều mệt mỏi, đắng cay, xin đừng đối xử với người bên cạnh bạn như vậy.
2. Hôn nhân cạn kiệt khi chủ đề duy nhất giữa vợ chồng là tiền
Cuộc hôn nhân nào khiến đàn ông chạnh lòng nhất? Nhiều người đàn ông khi gặp bác sĩ tâm lý đã trải lòng rằng, đối với họ, hôn nhân bắt đầu trở thành cơn ác mộng từ ngày vợ của họ không nói bất cứ điều gì khác ngoài tiền bạc.
Cuộc hôn nhân vốn dĩ ấm áp, sẻ chia trở nên lạnh bạc với những áp lực tài chính, tiền bạc. Hai người sống cùng nhà nhưng chẳng khác gì không quen biết, thi thoảng nói chuyện thì chủ đề đều là về tiền, chẳng có gì khác ngoài việc tiêu cái này, mua cái kia, phải kiếm thêm, cố gắng hơn, nhắc đến đã thấy thật mệt, thật buồn.
Đàn ông vốn dĩ áp lực hơn phụ nữ trong chuyện tiền bạc. Một người đàn ông tốt, một người chồng hiểu chuyện sẽ luôn chủ động trong vấn đề này, họ có bản năng bao bọc và che chở gia đình, phụ nữ không cần tăng thêm gánh nặng. Ngược lại, người đã không có chí tiến thủ, thích dựa dẫm thì nói bao nhiêu cũng vô ích.
Một người vợ thường xuyên tạo áp lực tiền bạc lên chồng thực sự không khôn ngoan chút nào.
3. Vợ thích mắng, hay nói những câu khiến chồng chán nản
Khi chồng không hoàn thành được việc gì đó, gặp thất bại trong làm ăn, tiến chức không thuận lợi… Là một người vợ, bạn nên ở bên cạnh động viên, an ủi và tiếp thêm sức mạnh chứ không phải mắng nhiếc, chỉ trích và so sánh chồng với người khác.
Thử đặt mình vào vị trí của chồng bạn và nghĩ xem, cuộc sống như thế khác gì địa ngục?
Phải nhớ rằng, dù bạn có gửi gắm, phó thác và hi vọng vào chồng, anh ấy cũng chỉ là một người bình thường. Khi gặp thất bại, người đàn ông biết suy nghĩ sẽ luôn buồn nhất, cảm thấy dằn vặt nhất.
Nếu lúc này, bạn bày tỏ sự thất vọng, bạn mắt chồng là “vô dụng”, so sánh chồng mình và “chồng người ta”, bạn đã quá sai rồi. Điều này không chỉ là tổn thương tự trọng của chồng bạn còn khiến anh ấy nhụt chí, không muốn cố gắng nữa.
“Chồng người ta” – chính là chồng của người ta, bạn không với tới được, cũng không thể hưởng phúc từ họ. Hãy quan tâm, yêu thương chồng của mình, động viên anh ấy, cổ vũ anh ấy vui vẻ, lạc quan lên, rồi thuyền đến bờ sẽ thẳng, sau cơn mưa trời lại sáng.
Ở nhà chồng, phụ nữ phải học cách nghĩ mình là 'người ngoài cuộc'
Đối với phụ nữ, hôn nhân thực sự là một thử thách lớn, nếu họ có thể chịu đựng được thử thách, tương lai của họ sẽ tốt hơn, hôn nhân sẽ hạnh phúc, bền lâu.
Phụ nữ sau khi kết hôn có một điều rất quan trọng cần phải làm rõ, bạn sẽ là "khách" trong gia đình mình, nhưng bạn có thể không phải là "người nhà" trong gia đình nhà chồng.
Một số phụ nữ luôn không rõ ràng về ranh giới của mình, trong quá trình kết thân với bố mẹ chồng, họ còn mơ tưởng coi mình như "người trong gia đình", họ thường vô ơn và có những hành động, lời nói xúc phạm đến gia đình, khiến cho tương lai của họ gặp nhiều trục trặc.
Người phụ nữ phải có hiểu biết về bản thân, biết tự bảo vệ mình khi ở gia đình nhà chồng, nên hiểu biết một cách rõ ràng, để biết điều gì nên làm, điều gì không nên nói.
Các chuyên gia về tâm lý khẳng định rằng phụ nữ đã kết hôn phải học cách hành xử như thể mình là "người ngoài" trong gia đình nhà chồng, lúc ấy nhiều vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết.
Đừng can thiệp quá sâu vào chuyện của gia đình nhà chồng
Đừng nghĩ rằng mình là "tất cả" đối với chồng thì sẽ như vậy trong gia đình nhà chồng, đừng mạo hiểm.
Bạn cần hiểu rằng bạn chỉ là con dâu, không đến lượt bạn can thiệp về những mâu thuẫn nội bộ trong gia đình nhà chồng, dù bạn có biết cũng không nên. Không biết thì đừng nói nhiều, hãy lo việc riêng của mình. Bạn can thiệp vào chỉ khiến chúng sẽ càng trở nên sai trái hơn, và bạn sẽ chỉ biến mình thành kẻ thù của mọi người mà thôi.
Đừng can thiệp nếu bạn không biết cách giải quyết vấn đề. Đây là một kiểu khôn ngoan, nó không phải là ích kỷ.
Đừng coi mẹ chồng như mẹ ruột của bạn
Mối quan hệ mẹ chồng - con dâu luôn là vấn đề nhức nhối trong từ xưa đến nay, bởi hai người không có quan hệ huyết thống, nhưng vì cùng lo lắng cho một người đàn ông nên việc sống chung dưới một mái nhà là một thử thách lớn đối với con dâu. Có thể phụ nữ mới lấy chồng vẫn ngây thơ nghĩ rằng chỉ cần đối xử với mẹ chồng như mẹ đẻ thì mẹ chồng cũng coi mình như con đẻ, vì vậy mà giữa hai người hầu như không có mâu thuẫn gì.
Bạn phải biết mẹ chồng là mẹ chồng, mẹ đẻ là mẹ đẻ, nếu bạn có cãi vã lớn với mẹ đẻ của bạn, mẹ bạn cũng sẽ không thù dai, để bụng nhưng mẹ chồng lại không làm được như vậy.
Vì vậy, phụ nữ không nên coi mẹ chồng như mẹ đẻ, chỉ nên coi là người thân để hai người có thể đối xử với nhau tốt hơn, cũng như giảm bớt những mâu thuẫn không đáng có nếu tiếp xúc, tâm sự quá nhiều.
Học cách rời xa mọi người và chăm sóc gia đình nhỏ của chính mình
Bạn phải biết rằng mối quan hệ hôn nhân luôn lớn hơn mối quan hệ cha mẹ - con cái, người phụ nữ khi kết hôn sẽ trở thành "khách" trong gia đình ruột thịt của mình. Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vấn đề, chỉ cần chăm sóc tổ ấm nhỏ của riêng bạn.
Ở nhà chồng, đừng coi mình là "chủ", dù bạn muốn quán xuyến, lo toan mọi thứ nhưng cuối cùng điều đó có thể khiến mọi người trong gia đình nhà chồng khó xử.
Phụ nữ nên nhớ gia đình nhỏ là cốt lõi của bạn và đây là nơi bạn nên làm việc chăm chỉ nhất. Còn gia đình nhà chồng, khi cần bạn giúp đỡ thì bạn nên giúp đỡ. Đừng quá sa đà vào những việc không đáng có để khiến cuộc sống trở nên ngày càng bế tắc.
Hai câu chuyện ly hôn vì mẹ chồng và kẻ thứ 3: Sự thật chỉ lộ tẩy khi "thủ tục" được hoàn tất - Có 1 loại sai lầm của phụ nữ gọi là quá tin! Tệ nhất trong tình yêu chính là những gã đàn ông cố giữ hình tượng soái ca đến phút chót. Gã nói rằng vẫn còn yêu, nhưng lại đối xử với người phụ nữ của mình chẳng khác người dưng... 01 Vừa bước qua cánh cửa tòa án, Sơn vuốt tóc Hoàng lần cuối rồi nói: "Giữ sức khỏe nhé, anh xin lỗi...