Hôn nhân bước vào năm thứ mấy dễ bị “rạn nứt” nhất?
Sau khi kết hôn, có nhiều khó khăn hầu như các cặp vợ chồng nào cũng phải đối mặt, đa số các cặp đôi đều có dấu hiệu “rạn nứt” tình cảm hoặc muốn dừng lại khi đến giai đoạn này:
Năm đầu tiên sau khi cưới
Có nhiều cặp vợ chồng đã ly thân ngay trong năm đầu tiên sau khi kết hôn. Khi yêu nhau, mọi người thường có xu hướng bao dung cho nhau rất nhiều, chẳng hạn nếu không nấu ăn được thì đi ăn nhà hàng cũng chẳng sao, hay kiếm tiền ít cũng không thành vấn đề.
Nhưng sau khi kết hôn, những vấn đề nhỏ này lại trở thành “mồi lửa” châm ngòi cho những cuộc tranh cãi không có hồi kết. Người chồng bỗng nhiên thấy việc vợ không biết làm việc nhà thật không thể chấp nhận được, hay như người vợ thấy người đàn ông đẹp trai, lịch thiệp trước đây bỗng dưng hoá thành ông chồng với quá nhiều tính xấu.
Sở dĩ hôn nhân trở thành nấm mồ của tình yêu, chẳng qua là họ đều cảm thấy rằng cuộc sống sau khi kết hôn không như mình tưởng tượng. Nếu năm đầu tiên không thể chấp nhận sự thay đổi đột ngột này, chia tay là điều khó tránh khỏi.
Hôn nhân bị phức tạp hoá bởi sự xuất hiện của con cái
Như đã đề cập ở trên, sau những năm đầu đầy hạnh phúc, khi quyết định có con, mọi thứ đối với hai người trong một cuộc hôn nhân dường như lật sang trang mới. Sự hài lòng trong hôn nhân lại vô tình giảm đi đáng kể với sự ra đời của những đứa trẻ. Nuôi dạy một đứa trẻ nào phải điều dễ dàng, nó có thể dẫn đến xung đột trong quan điểm hay khi trách nhiệm và sự quan tâm đổ đồn về một phía, phía còn lại sẽ cảm thấy có xu hướng “bị thay thế” rồi rơi vào tình trạng cô đơn trong hôn nhân rồi tìm kiếm sự lấp đầy khác ngoài gia đình.
Video đang HOT
Karl Pillemer, tác giả của cuốn sách “30 bài học về tình yêu: Lời khuyên từ những người Mỹ thông thái nhất về tình yêu, các mối quan hệ và hôn nhân” nói rằng: “Các cặp vợ chồng không nên sợ năm thứ bảy hay xem đó là mối đe dọa.” Tuy nhiên, chính ông cũng thừa nhận rằng sự vui vẻ hài lòng trong hôn nhân và chất lượng tổng thể sẽ giảm dần trong vài năm đầu khi mọi người đối diện với “hiện thực” và đặc biệt khi những đứa trẻ bắt đầu tham gia vào bức tranh gia đình.
Cách tốt nhất là gì? Chính là hãy giải quyết mọi vấn đề khi chúng đang bắt đầu tiềm ẩn, đừng để nguôi ngoai để rồi ở những cuộc cãi vã lại là cái cớ để cả hai mang ra “cấu xé” và gây tổn thương cho nhau. Giao tiếp là điều quan trọng nhất, kể cả cuộc giao tiếp đó mang đến những tiêu cực, nó vẫn khá hơn khi ta giữ lại cho riêng mình những bực tức và lựa chọn im lặng. Đó chẳng hề là sự kiên cường hay lý trí. Bởi, sự xung đột là cần thiết để cả hai thấu hiểu nhau hơn, bạn không thể đúng đắn trong mọi trường hợp, nhất là trong hôn nhân – bài học có lẽ cần cả đời để làm sáng tỏ và không bao giờ bạn đủ tự tin bảo rằng mình là người hoàn hảo cho nó.
Năm thứ 7 sau khi kết hôn
Sau khi kết hôn, phụ nữ luôn khao khát sự thoải mái, bình yên nhưng đàn ông khi chung sống lâu lại muốn theo đuổi sự tươi mới, sôi nổi. Bước vào cuộc hôn nhân ở năm thứ 7, cuộc sống lúc này của 2 vợ chồng trở nên nhàm chán dần vì mọi thứ đã trở nên quá quen thuộc. Đàn ông nếu không kiềm chế được bản thân, họ sẽ khao khát một thứ gì đó mới mẻ nhưng sẽ không dám đánh mất gia đình mình.
Trong năm này, nếu vợ chồng không quan tâm và quý trọng nhau, tình cảm giữa hai người sẽ sớm xuất hiện những rạn nứt không thể hàn gắn.
Năm thứ 10 sau khi kết hôn
Trong năm thứ 10 sau khi kết hôn, hầu hết các gia đình bắt đầu đối mặt với cuộc khủng hoảng tuổi trung niên. Sinh lực của nam giới trong thời kỳ này đã bắt đầu suy giảm dần, nhưng áp lực cuộc sống không vì thế mà giảm đi chút nào.
Lúc này, thứ quan trọng nhất có lẽ là tiền, nào là học phí con cái, viện phí cha mẹ… có thể khiến tình cảm vợ chồng giảm sút. Cũng trong thời kỳ này, người vợ bước vào giai đoạn mãn kinh, tính tình thay đổi, vợ chồng xảy ra cãi vã nhiều hơn, tình cảm gia đình bắt đầu rạn nứt. Mâu thuẫn gia đình trong thời kỳ này như lửa khô, chỉ cần một tia lửa có thể bùng cháy, một khi xử lý không đúng cách, hôn nhân sẽ tan vỡ.
Hôn nhân không phải là cái kết đẹp nhất cho tình yêu nam nữ. Ngược lại, hôn nhân có nghĩa là thử nghiệm mối quan hệ mới bắt đầu. Muốn gia đình hạnh phúc dài lâu, chắc chắn bản thân mỗi người cần thay đổi và học nhiều thứ để gìn giữ.
Gọi điện về chúc mừng sinh nhật mẹ nhưng sau đó từng câu nói vọng lại khi điện thoại chưa được tắt khiến tôi lạnh toát người
Tôi run lẩy bẩy đánh rơi cả chiếc điện thoại trong tay.
Tôi lấy chồng được 2 năm nay, cuộc sống hôn nhân có thể coi là êm đềm. Vợ chồng tôi vẫn kế hoạch chưa sinh con vì còn muốn phấn đấu sự nghiệp. Bản thân tôi là phụ nữ nhưng luôn tự lập và mong muốn kiếm ra nhiều tiền để có thể thoải mái báo hiếu mẹ đẻ.
Sinh nhật vừa rồi của mẹ trùng vào ngày tôi đi công tác. Tôi gọi điện chúc mừng sinh nhật mẹ, dự định hôm nào về sẽ mua quà sang nhà tặng bà sau. Kết thúc cuộc trò chuyện, tôi vẫn theo thói quen chờ mẹ cúp máy trước. Nhưng lần này mẹ bị phân tâm vì em trai tôi đang ngồi cạnh nói chuyện với bà nên bà đã quên ngắt máy.
Cũng nhờ đó mà tôi nghe được toàn bộ cuộc đối thoại của mẹ và em trai. Nghe xong những bàn tính và mưu toan của họ mà tôi không khỏi lạnh người. Cuộc đối thoại ấy xoay quanh việc em trai tôi đang cần tiền mua nhà để cưới vợ, nhà gái đòi phải có nhà riêng mới kết hôn, còn không thì chia tay. Em tôi rất yêu cô gái đó và nằng nặc đòi mẹ nghĩ cách để có thể lấy được tiền từ tôi. Và mẹ tôi đã đồng ý rằng sẽ nói dối mắc bệnh ung thư cần gấp 1 tỷ để tôi chạy vạy tiền cho bà chữa bệnh. Mẹ tôi còn chốt: " Cầm được tiền rồi, mình nói thế nào mà chẳng được, nó có giận cũng chỉ giận vài ngày là xong chứ máu mủ ruột thịt, bỏ sao được...".
Tiếp sau đây tôi phải đối mặt với mẹ và em trai ra sao? (Ảnh minh họa)
Tôi run lẩy bẩy đánh rơi cả chiếc điện thoại trong tay. Bố tôi mất sớm, ba mẹ con sống nương tựa vào nhau nhiều năm nay. Là chị cả trong nhà vì thế tôi sớm tự lập và rèn cho mình sự bản lĩnh, mạnh mẽ. Từ khi học đại học tôi đã không cần xin mẹ tiền học phí, đến lúc ra trường đi làm thì một mình tôi nuôi cả nhà.
Tôi chăm chỉ sớm hôm, nỗ lực phấn đấu cũng vì muốn lo cho mẹ và em trai một cuộc sống thật tốt. Kể cả khi đã lập gia đình riêng thì tôi vẫn chu cấp cho nhà mẹ đẻ đều đặn.
Thế nhưng đến giờ tôi nhận ra mọi công lao, hy sinh của mình không hề được ghi nhận và trân trọng. Họ coi tôi chẳng khác gì mỏ tiền để mặc sức đòi hỏi, chẳng quan tâm tôi vui buồn, sướng khổ thế nào. Mẹ tôi thiên vị con trai từ nhỏ, đến giờ bà cũng không hề nghĩ cho con gái mảy may.
Gia đình mà tôi nghĩ chính là bến đỗ bình yên của mình thì hiện tại lại khiến tôi đau đớn và tuyệt vọng thế này. Tiếp sau đây tôi phải đối mặt với mẹ và em trai ra sao? Lật bài ngửa với họ rằng tôi đã biết hết âm mưu của họ ư? Xin mọi người cho tôi một lời khuyên.
Hai lần hôn nhân tan vỡ chỉ vì xích mích với nhà chồng và bài học dành cho phụ nữ: Nếu thực sự yêu một người thì nên nỗ lực để chấp nhận gia đình đối phương! Chồng và người nhà chồng tồn tại, có mối liên kết chặt chẽ trên nền tảng huyết thống. Chắc chắn phần đa người đàn ông sẽ không từ bỏ gia đình vì vợ. Sau hôn nhân, có những mối quan hệ chồng chéo cần phải dung hòa và giải quyết. Khác với khi yêu đương là việc của 2 người. Kết hôn xong...