Hơn một triệu người chết vì Covid-19 tại Mỹ Latinh
Số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ Latinh và Caribe vượt qua một triệu trong lúc đại dịch trở nên tồi tệ hơn ở khu vực này.
Thế giới ghi nhận 166.432.599 ca nhiễm nCoV và 3.456.528 ca tử vong, tăng lần lượt 588.662 và 11.810, trong khi 147.243.548 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Đại dịch khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mỹ Latinh và Caribe trở nên quá tải, khi dân chúng tại các quốc gia trong khu vực chật vật sống qua ngày và không thể áp lệnh phong tỏa.
Hơn một triệu người chết vì Covid-19 tại Mỹ Latinh và Caribe tính đến ngày 21/5, khu vực có tỷ lệ tử vong bình quân đầu người cao nhất thế giới. Khoảng 31% ca tử vong vì Covid-19 trên thế giới trong tháng 5 tại Mỹ Latinh và Caribe, nơi sinh sống của 8,4% dân số toàn cầu.
Các bác sĩ và chuyên gia dịch tễ học cho biết đại dịch khiến chính phủ các quốc gia Mỹ Latinh bất ngờ do không chuẩn bị từ năm ngoái. Tác động của Covid-19 càng trở nên tồi tệ khi lãnh đạo nhiều nước trong khu vực đánh giá thấp tác động của đợt bùng phát mới và không đảm bảo kịp thời nguồn cung vaccine.
“Thay vì chuẩn bị cho đại dịch, chúng tôi đánh giá thấp và cho rằng cái nóng của thời tiết nhiệt đới sẽ vô hiệu hóa virus”, tiến sĩ Francisco Moreno Sanchez, lãnh đạo chương trình chống Covid-19 tại một trong những bệnh viện lớn của Mexico, cho biết. “Chúng tôi nằm trong số những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với cách xử lý đại dịch sai lầm nhất và giờ đang phải gánh chịu hậu quả”.
Phu đào một hạ huyệt quan tài của một người chết vì Covid-19 tại thành phố Manaus của Brazil ngày 17/1. Ảnh: Reuters .
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 15.970.949 ca nhiễm và 446.309 ca tử vong, tăng lần lượt 72.391 và 1.918.
Quốc gia này chiếm phần lớn ca tử vong vì Covid-19 tại khu vực Mỹ Latinh. Nhiều người nhiễm nCoV tại thành phố Manaus nằm sâu trong rừng rậm Amazon chết tại nhà do thiếu hụt oxy vì nguồn cung tại đây cạn kiệt.
Video đang HOT
Chính phủ của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, một người hoài nghi về hiệu quả của vaccine và phản đối phong tỏa, đang bị quốc hội điều tra vì không lên kế hoạch chống dịch toàn quốc và không mua vaccine kịp thời.
Carlos Lula, người đứng đầu cơ quan y tế bang Maranhao, ngày 20/5 cho biết đã phát hiện những ca đầu tiên nhiễm biến thể nCoV Ấn Độ B.1.617.2. 6 thành viên thủy thủ đoàn của tàu Shandong da Zhi, đi từ Nam Phi, có kết quả dương tính với biến thể.
14 thành viên khác bị nhiễm nCoV hiện ở trên tàu, trong đó 12 người không có triệu chứng và 2 người có triệu chứng nhẹ. Khoảng 100 người tiếp xúc với thủy thủ đoàn nhiễm nCoV. Giới chức Maranhao cho biết họ sẽ được xét nghiệm và cách ly nếu cần thiết.
Peru ghi nhận 1.910.360 ca nhiễm và 67.253 ca tử vong, tăng lần lượt 6.745 và 219 trong 24 giờ qua.
Peru là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch trong khu vực. Nhiều bệnh nhân Covid-19 chết trên hành lang của các bệnh viện chật chội tại thủ đô Lima. Các đơn vị chăm sóc đặc biệt của Peru đang quá tải với 95% số giường đã có bệnh nhân.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 26.285.069 ca nhiễm và 295.508 ca tử vong, tăng lần lượt 254.395 và 4.143 ca. Quốc gia Nam Á vẫn phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất thế giới.
Một số bang của Ấn Độ đối mặt tình trạng thiếu thuốc điều trị “nấm đen”, bệnh nhiễm trùng hiếm gặp có khả năng gây tử vong cao ở bệnh nhân Covid-19.
Cơ quan y tế bang Maharashtra cho biết đã ghi nhận ít nhất 90 người chết vì nấm đen, trong đó có thành phố Mumbai, nơi chịu ảnh hưởng nặng vì Covid-19. Quan chức địa phương cho biết khoảng 2.000 trường hợp ca nhiễm nấm đen được báo cáo ở Maharashtra.
Bang Rajasthan cũng báo cáo nhiều ca nhiễm nấm đen và tuyên bố đây là một “căn bệnh đáng lo ngại”. Khoảng 115 ca nhiễm phát hiện ở bang Haryana và ít nhất 150 ca bệnh khác được báo cáo ở Telangana. Trong khi đó, trưởng khoa thần kinh tại Viện Khoa học Y học Ấn Độ Padma Srivastava cho biết mỗi ngày bệnh viện này cấp cứu trung bình hơn 20 ca mắc nấm đen.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.581.351 ca nhiễm và 108.314 ca tử vong, tăng lần lượt 12.800 và 113.
Thủ tướng Jean Castex ngày 20/5 cho biết Pháp sẽ mở rộng phạm vi tiêm chủng đối với tất cả người trưởng thành kể từ ngày 31/5. Hơn 21,5 triệu người Pháp, chiếm 41% dân số, đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, theo thống kê của Bộ Y tế.
Tháp Eiffel sẽ bắt đầu mở cửa đón du khách từ ngày 16/7 và du khách có thể bắt đầu đặt vé trực tuyến từ ngày 1/6.
Anh, vùng dịch lớn thứ 7 thế giới, báo cáo 4.457.923 ca nhiễm và 127.710 ca tử vong, tăng lần lượt 2.829 và 9 trong 24 giờ qua.
Bộ trưởng Giao thông Grant Shapps ngày 20/5 cho biết Anh sẽ tiếp tục duy trì các chuyến bay thẳng từ Ấn Độ, bất chấp số ca nhiễm biến chủng B.1.617.2 tăng 28% trong hai ngày qua. Shapps cho biết tất cả hành khách trên các chuyến bay từ Ấn Độ đều là công dân Anh, công dân Ireland hoặc là thường trú nhân ở Anh.
Khoảng 2.967 ca nhiễm biến chủng Ấn Độ được báo cáo ở Anh, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết. Ấn Độ được thêm vào “danh sách đỏ”, gồm các quốc gia có nguy cơ dịch bệnh cao, của Anh từ ngày 23/4.
Tại Đông Nam Á, Malaysia ghi nhận thêm 6.493 ca nhiễm và 50 ca tử vong, tổng số lần lượt là 498.795 và 2.149. Malaysia là vùng dịch lớn thứ ba trong khu vực.
Trong lúc số ca Covid-19 tăng mạnh những ngày qua, Bộ Y tế Malaysia ngày 20/5 kêu gọi hệ thống bệnh viện tư ở quốc gia này tăng giường bệnh để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Bộ Y tế Malaysia cũng cho biết hầu hết bệnh viện công trong tình trạng báo động, khi các khu vực chăm sóc đặc biệt đều hoạt động hết 70% công suất, thậm chí vượt 100% tại các khu vực miền trung. 70-90% các giường bệnh nói chung ở Malaysia đã được lấp đầy.
Mông Cổ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế
Ngày 20/5, chính quyền Mông Cổ đã quyết định tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt từ ngày 10/4 vừa qua để khống chế dịch COVID-19 tại nước này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người đứng đầu Văn phòng báo chí của chính phủ, ông Tseden-Ish Ganzorig nêu rõ từ ngày 22/5 tới, các chợ lớn, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, phòng tắm hơi và khu cắm trại trên cả nước có thể nối lại hoạt động với công suất 50%, nhưng cần tuân thủ nghiêm các quy định giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, chỉ những người đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 mới được phép ra vào các địa điểm này. Nhà chức trách duy trì lệnh cấm các dịch vụ giải trí, tôn giáo, quán bar và tụ tập đông người như các sự kiện thể thao và hoạt động văn hóa trên cả nước.
Trong khi đó, tại Panama, chính phủ nước này thông báo bắt đầu từ ngày 20/5 sẽ tạm thời đóng cửa biên giới với Colombia để ngăn dịch COVID-19 lây lan, sau khi Colombia mở lại các cửa khẩu trên bộ, đường sông và đường biển với một số nước láng giềng.
Bộ Ngoại giao Panama thông báo chính phủ quyết định tạm thời không cho phép những người từ Colombia nhập cảnh vào Panama qua các tuyến đường bộ, đường biển và đường sông. Chính quyền Panama cho rằng quyết định của Colombia mở lại các cửa khẩu gây rủi ro cho kết quả đáng kể mà quốc gia Trung Mỹ này đạt được trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 và đảm bảo an ninh biên giới.
Trước đó, Colombia thông báo mở lại các cửa khẩu trên bộ, đường sông và đường biển với các nước Brazil, Ecuador, Peru và Panama sau khi đóng các cửa khẩu này từ ngày 17/3/2020 để phòng dịch.
Tại Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Kato Katsunobu cho biết chính phủ nước này đang thảo luận về việc bổ sung tỉnh Okinawa vào diện ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh tại địa phương này trong những ngày gần đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Thủ tướng Suga Yoshihide dự kiến thảo luận với các thành viên Nội các trong ngày 20/5 và sẽ tổ chức cuộc họp của Ban chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 21/5 để đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện Chính phủ Nhật Bản đang xem xét hai phương án áp dụng tình trạng khẩn cấp đối với Okinawa đến ngày 31/5 hoặc ngày 13/6.
Dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại tỉnh Okinawa kể từ đầu tháng 5 và trong hai ngày gần đây. Số ca mắc mới COVID-19 tại tỉnh này đều ghi nhận mức cao kỷ lục. Okinawa đang là một trong các địa phương trong diện áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm, theo đó các cửa hàng ăn uống được yêu cầu rút ngắn thời gian kinh doanh đến 20h.
Tuy nhiên, để áp dụng các biện pháp phòng dịch quyết liệt hơn, ngày 19/5, chính quyền tỉnh Okinawa đề nghị Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp. Nếu được thông qua, Okianawa sẽ là địa phương thứ 10 tại Nhật Bản áp dụng tình trạng khẩn cấp.
Ảnh chụp từ ISS hé lộ 'dòng sông vàng' Amazon "Không phải những thứ lấp lánh đều là vàng" - câu ngạn ngữ này đã được chứng minh bằng hình ảnh rừng Amazon bị tàn phá mà phi hành gia Trạm Không gian Quốc tế (ISS) chụp được. Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, những gì có vẻ là những dòng sông vàng chảy qua rừng nhiệt đới Amazon ở bang...