Hơn một tháng nữa mới sửa xong cáp quang biển AAG
Theo thông tin từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG, hiện tuyến cáp này đang gặp sự cố và việc sửa chữa sẽ kéo dài hơn một tháng.
Tuyến cáp quang AAG bị sự cố gây ảnh hưởng đến việc truy cập internet đi quốc tế. ẢNH: AFP
Theo dự kiến việc sửa chữa tuyến cáp quang biển AAG sẽ hoàn thành vào chiều 27.3. Như vậy sau thời gian này internet đi quốc tế qua tuyến cáp quang AAG mới được khôi phục hoàn toàn.
Trước đó, chiều 18.2 tuyến cáp quang biển AAG hướng đi Việt Nam – Hồng Kông đã gặp sự cố, dẫn đến việc truy cập internet đi quốc tế của người dùng qua tuyến cáp này không ổn định. Đây là lần thứ hai trong năm 2017 tuyến cáp AAG gặp sự cố sau khi vừa được khắc phục xong vào ngày 27.1 vừa qua.
Tại Việt Nam, gần như tất cả các nhà cung cấp internet trong nước như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp này để kết nối với quốc tế. Hiện tại, VNPT cho biết sau khi sự cố xảy ra, đơn vị này đã mở ứng cứu lưu lượng tuyến TP.HCM – Đà Nẵng để lưu thoát lưu lượng internet quốc tế khu vực miền Nam qua cáp APG và SMW3.
Video đang HOT
Về phía Viettel, nhà mạng này cho biết tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) cũng đang được khắc phục sửa chữa, dự kiến hoàn thành vào ngày 25.2 sẽ tăng cường dung lượng dự phòng kết nối quốc tế.
Được biết, Việt Nam có tổng cộng bốn tuyến cáp quang biển, trong đó tuyến AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11.2009, có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ.
Thành Luân
Theo Thanhnien
VNPT khẳng định đảm bảo kết nối Internet trước sự cố đứt cáp
Sau sự cố đứt cáp AAG, VNPT đã định tuyến dịch vụ trên 3 tuyến cáp đang hoạt động gồm CSC, SMW-3, APG để đảm bảo kết nối.
VNPT cho biết dịch vụ Internet cung cấp cho khách hàng không bị ảnh hưởng nhiều vì họ đã xây dựng kịch bản ứng cứu thông tin trong trường hợp xảy ra sự cố tuyến cáp AAG từ trước nên đã chủ động định tuyến dịch vụ trên 3 tuyến cáp đang hoạt động gồm CSC, SMW-3, APP.
Cụ thể, VNPT đã định tuyến lưu lượng Internet quốc tế khu vực Miền Nam từ Cần Thơ, TP.HCM ra Đà Nẵng để lưu thoát trên tuyến cáp APG và SMW3, đồng thời một phần lưu lượng được định tuyến ra Hà Nội để lưu thoát qua hướng cáp đất liền CSC.
Cáp quang AAG gặp sự cố lần thứ 2 trong năm 2017. Ảnh: VNPT.
Ngoài ra, đơn vị này cũng thực hiện một số biện pháp đảm bảo an toàn lưu lượng Internet quốc tế như tuần tra giám sát các cung đoạn cáp quang trên hướng Hà Nội đi Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho các kênh Internet quốc tế trên tuyến cáp CSC.
VNPT cũng mở rộng 40 Gbps trên tuyến cáp Faster từ Nhật Bản đi Mỹ kết nối vào tuyến APG hướng Đà Nẵng để tăng cường băng thông cho kết nối Internet đi Mỹ.
Với các dịch vụ cung cấp nội dung và mạng xã hội phổ biến như Google, YouTube, Facebook, đơn vị này cũng mở rộng hệ thống caching (lưu trữ dữ liệu), cụ thể Google 3.650 Gbps, Facebook 600 Gbps, Akamai 160 Gbps.
Do đó, người dùng tại hầu hết tỉnh thành vẫn truy cập dịch vụ bình thường, không phải kết nối qua hướng quốc tế.
Trước đó vào hồi 17h15 ngày 18/2, tuyến cáp AAG xảy ra sự cố đứt cáp cập bờ khi vực Hong Kong, ảnh hưởng lưu lượng Internet kết nối từ TP.HCM đi quốc tế, làm giảm tốc độ truy cập Internet tại giờ cao điểm.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2017 cáp AAG gặp sự cố. Trước đó, tuyến cáp này bị đứt vào ngày 8/1. Hiện đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG chưa đưa ra thông báo về thời gian khắc phục dự kiến.
Thành Duy
Theo Zing
Sự cố đứt cáp AAG không gây ảnh hưởng lớn Theo Hiệp hội Internet Việt Nam, việc cáp quang AAG đứt hôm 18/2 không ảnh hưởng lớn đến người dùng do các nhà cung cấp đã chuyển sang tuyến cáp APG. Chiều 18/2, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG gặp sự cố khiến Internet Việt Nam kết nối đi quốc tế bị ảnh hưởng. Đơn vị điều hành AAG vẫn chưa có...