Hơn một nửa số người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh
Mục tiêu được đặt ra trong tuần lễ hưởng ứng Ngày tăng huyết áp (diễn ra từ ngày 17-24.5) là: “Đo huyết áp 6 tháng một lần nhằm phát hiện sớm Tăng huyết áp” để hướng đến năm 2025, toàn dân Việt Nam trên 40 tuổi cần được đo huyết áp ít nhất mỗi 6 tháng một lần.
Đo huyết áp cho người cao tuổi. Ảnh: Thùy Linh
Hơn 80% chưa được điều trị
Tại Việt Nam, có đến 25,1% tỉ lệ người trên 25 tuổi bị tăng huyết áp và phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng gì.
Kết quả điều tra của Bộ Y tế gần đây nhất cho thấy trong 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay, có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị, 79% số người có nguy cơ tim mạch hiện không được tư vấn, quản lý dự phòng.
Video đang HOT
GS.TS Nguyễn Lân Việt – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tim mạch Việt Nam cho biết huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng, vì thế nhiều ca bệnh tăng huyết áp, gây suy thận, ảnh hưởng sức khỏe chỉ tình cờ được phát hiện khi người bệnh đến viện khám vì một bệnh lý khác. Vì thế căn bệnh này còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.
Không có những triệu chứng rõ ràng, tăng huyết áp âm thầm rồi gây ra những tai biến nghiêm trọng như hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận… thậm chí có thể gây tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Đối với người bị tăng huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với người không bị tăng huyết áp.
5,7 triệu người không biết mình mắc bệnh
Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người lớn ở Việt Nam thì có 1 người bị tăng huyết áp.
“Thế nhưng có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình mắc bệnh, 30% (khoảng 1,6 triệu người) của những người đã biết nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu”, GS Việt thông tin.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, tăng huyết áp là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, làm cho người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí có thể tử vong nhưng lại diễn tiến âm thầm, khó phát hiện triệu chứng. Tăng huyết áp đồng thời cũng là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não do việc kiểm soát huyết áp của người bệnh còn chưa tốt.
Trong khi đó, để phát hiện tăng huyết áp chủ động rất đơn giản, bằng thao tác đơn giản có thể thực hiện tại nhà hay bất cứ tại trạm y tế nào, đó là chủ động đo huyết áp, đặc biệt người trên 40 tuổi.
Tăng huyết áp đối với người từ 18 tuổi trở lên khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: (1) Huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mm Hg và/ hoặc (2) huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mm Hg. Như vậy, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90 mmHg… sau nhiều lần đo thì đều gọi là tăng huyết áp.
Vì thế, chuyên gia này khuyến cáo việc đo huyết áp nên thực hiện thường xuyên, nhất là người sau tuổi 40 dù không thấy có gì bất thường về sức khỏe cũng cần kiểm tra định kỳ số đo huyết áp. Chỉ bằng máy đo tại trạm y tế xã là phát hiện được bất thường của huyết áp.
Điều trị thành công bệnh nhân 69 tuổi bị trượt cột sống thắt lưng
Ngày 6/5, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh vừa điều trị thành công một bệnh nhân nữ lớn tuổi có bệnh lý tim mạch, bị bệnh trượt đốt sống thắt lưng nặng.
Trước đó, vào ngày 24/4, bệnh nhân T. K. E. (69 tuổi, địa chỉ TP Ngã Bãy, Hậu Giang) nhập viện với triệu chứng đau lưng nhiều lan xuống hai chân trong thời gian dài, đi lại khó khăn và điều trị không giảm.
Sau khi thăm khám bệnh nhân và chẩn đoán hình ảnh MRI cột sống lưng, chẩn đoán: hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa và trượt đốt sống thắt lưng không đáp ứng với điều trị nội khoa. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng lại có bệnh lý tăng huyết áp -thiếu máu cơ tim.
Ê kíp phẫu thuật cho bệnh nhân.
Xác định không thể mổ hở vì bệnh nhân phải mất máu nhiều, sau mổ rất đau do phải banh vén kéo dài kèm theo sự tàn phá các cấu trúc thần kinh mạch máu của các cơ cạnh sống.
Ê kíp chọn phương pháp phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua hệ thống ống nong, chỉ cần thông qua một vài đường rạch da nhỏ. Hơn 3 giờ thực hiện, ca phẫu thuật giải ép ít xâm lấn, tức là giải phóng hệ thống thần kinh ra khỏi các khối chèn ép thành công. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân đã dần hồi phục và xuất viện về nhà.
Theo BSCK2 Chương Chấn Phước - Trưởng Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị, bệnh viện đã áp dụng rất nhiều những những kỹ thuật mới trong đó có phẫu thuật ít xâm lấn điều trị bệnh lý vùng cột sống thắt lưng. Hiện nay kỹ thuật này đã được thực hiện thường quy tại bệnh viện với nhiều trường hợp đã được phẫu thuật thành công và có hiệu quả.
Những thông tin không thể bỏ qua cho người thiếu máu cơ tim Đẩy lùi thiếu máu cơ tim là một hành trình gian nan đòi hỏi sự kiên trì và ý chí quyết tâm của người bệnh. Vậy thiếu máu cơ tim có xử lý được không và làm thế nào để sống lâu sống khỏe dù đã mắc bệnh lâu năm? Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không? Thiếu máu cơ tim...