Hơn một nửa quan chức địa phương được bầu năm 2016 dính tham nhũng
Theo một nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Minh bạch Colombia, hơn một nửa trong số quan chức cấp khu vực và địa phương được bầu trong cuộc bầu cử năm 2016 đã bị điều tra, xử phạt hoặc xóa bỏ chức vụ vì tội tham nhũng.
Ảnh: Colombia Reports
Hơn 5 tỷ USD đã bị mất do tham nhũng trong 2 năm qua, trong đó, hơn 70% là tiền từ khu vực công, Tổ chức Minh bạch Colombia cho biết.
Nghiên cứu của Tổ chức chức Minh bạch Colombia đã tổng hợp, phân tích những tin tức về tham nhũng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, báo chí trong khoảng thời gian từ 2016 – 2018. Qua thông tin từ 46 cơ quan truyền thông, Tổ chức đã thống kê được 327 trường hợp bị cáo buộc tham nhũng. Tuy nhiên, con số trên thực tế có khả năng còn cao hơn rất nhiều so với báo cáo được chỉ ra. Nhất là khi cuộc điều tra liên quan đến bê bối Odebrecht vẫn đang tiếp tục được diễn ra.
Cũng theo nghiên cứu, các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: Giáo dục, cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế. Tham nhũng ở cấp địa phương có tỷ lệ cao nhất, chiếm 69% trong số các vụ việc.
Tham nhũng hành chính chiếm 73%, với lĩnh vực tư nhân 9%, tư pháp 7%, chính trị 7%, tham nhũng Nhà nước 2%.
Công chức nhà nước chịu trách nhiệm cho 39% các hành vi tham nhũng.
Các công dân của Colombia bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tham nhũng cấp độ địa phương là nơi ngân sách được phân bổ cho các dự án và công tác xã hội.
Video đang HOT
Gần một nửa số vụ việc (45%) tập trung ở các tỉnh: Santander, Atlantico, Valle del Cauca, Antioquia và Bolivar.
Mặc dù phần lớn tham nhũng thuộc khu vực công, nhưng khu vực tư nhân cũng rất đáng lo ngại với các vụ liên quan đến gian lận, can thiệp vào cạnh tranh tự do và ấn định giá, rửa tiền, trốn thuế.
Đáng nói, việc quy trách nhiệm cho những tội phạm này lại rất thấp. Từ năm 2016 – 2018, 920 cuộc điều tra tham nhũng được mở ra, trong đó chỉ có 23% bị kết án, xử phạt hoặc phạt tiền.
Mặt khác, trước đó gần 12 triệu công dân Colombia đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất mà Tổng thống Ivan Duque đưa ra, là thành lập một Hội đồng Chống tham nhũng. Tuy nhiên, không có gì được thực hiện và Hội đồng thậm chí chưa được ký quyết định trong luật.
Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Colombia: “Tham nhũng ở Colombia là một tội phạm mang tính hệ thống và có tổ chức, có mặt trong quản lý công ở cấp quốc gia, thành phố và cấp tỉnh. Khu vực cấp bách nhất là các hợp đồng công cung cấp hàng hóa và dịch vụ hoặc các mối quan hệ giữa các bên tư nhân với Nhà nước”.
Chủ tịch Tổ chức Minh bạch Colombia Andres Hernandez cho rằng: “Là vấn đề của xã hội, chúng ta phải đặt cho mình một mục tiêu đầy tham vọng: Chống tham nhũng dưới mọi hình thức. Và, tôi tin rằng, điều này có thể đạt được thông qua việc cải cách pháp lý. Nhưng không có cây đũa thần nào có thể giúp chúng ta xóa bỏ được tham nhũng, nếu chúng ta không suy ngẫm về những gì ảnh hưởng đến mình, để đòi hỏi kết quả lớn hơn và nếu chúng ta rũ bỏ trách nhiệm của mình, để Nhà nước một mình trong cuộc chiến đấu này”.
Ngọc Anh
Theo CAND
Indonesia bước vào cuộc bầu cử quy mô lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên trong lịch sử, các cử tri Indonesia tham gia bầu các vị trí Tổng thống, Phó tổng thống và hơn 20 nghìn đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
Hôm nay 17/4, Indonesia bắt đầu bước vào cuộc bầu cử được cho là lớn nhất thế giới diễn ra trong vòng 1 ngày.
Ngay từ 7 giờ sáng, theo giờ địa phương, hàng triệu người trong số hơn 190 triệu cử tri Indonesia đủ tư cách đã đến các điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân của mình. Cuộc bầu cử năm nay có sự tham gia của 245 nghìn ứng cử viên đại diện cho 16 đảng phái chính trị trên cả nước.
Các nhà quan sát đánh giá đây là cuộc bầu cử quy mô lớn và phức tạp nhất thế giới, bởi các cử tri sẽ phải lựa chọn không chỉ 2 vị trí Tổng thống và phó tổng thống, mà còn phải lựa chọn thêm 4 cấp đại diện lập pháp khác nhau trong cùng một thời điểm bỏ phiếu. Như vậy, mỗi cử tri trung bình sẽ phải chọn ra các ứng cử viên trong tổng số 400-500 ứng cử viên được đề cử trong 5 lá phiếu bầu riêng biệt.
Cuộc bầu cử ở Indonesia được xem là lớn nhất thế giới và phức tạp. (Đồ họa: TTO)
Một cử tri tại Indonesia cho biết: "Bất cứ ai chiến thắng, chúng ta phải đoàn kết. Chúng ta không cần phải tranh cãi miễn là cuộc bầu cử diễn công bằng và trung thực. Nếu ứng cử viên Joko Widodo chiến thắng thì tôi sẽ ủng hộ ông ấy, còn nếu ứng cử viên Prabowo Subianto giành thắng lợi, tôi cũng ủng hộ ông.
Tôi hy vọng sau cuộc bầu cử này, Indonesia có thể phát triển và hòa bình hơn. Tất cả người dân Indonesia đều nghĩ làm thế nào để làm cho đất nước này tốt hơn."
Cuộc bầu cử tổng thống năm nay được xem như một cuộc đối đầu lại giữa đương kim Tổng thống Joko Widodo và lãnh đạo đối lập Prabowo Subianto. Ông Widodo từng giành chiến thắng tại 23 tỉnh và đánh bại ông Subianto với 6 điểm phần trăm trong cuộc chạy đua năm 2014.
Theo giới quan sát, với vị trí là Tổng thống đương nhiệm, ông Widodo có thể thuyết phục cử tri bằng những thành tựu về kinh tế, xã hội mà Indonesia đã đạt được trong 5 năm qua như xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách trong xã hội, phát triển nền kinh tế số...
Indonesia bắt đầu bước vào cuộc bầu cử được cho là lớn nhất thế giới diễn ra trong vòng 1 ngày. (Ảnh: The Jakarta Post)
Trong khi đó, ứng viên từ phe đối lập có thể sẽ thu hút lá phiếu cử tri bằng những lời hứa như đẩy mạnh các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn, tăng cường phân bổ ngân sách từ chính quyền trung ương tới chính quyền địa phương hay các chính sách nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia (KPU) đang triển khai khoảng 6 triệu nhân viên đến các điểm bỏ phiếu tại 34 tỉnh. Trong khi đó, để bảo vệ cử tri, các phòng phiếu, những cơ sở quan trọng và địa điểm tập trung đông người, gần 350 nghìn cảnh sát và binh sĩ cùng 1 triệu 600 nghìn nhân viên bán quân sự được triển khai khắp đất nước.
Dự kiến, kết quả sơ bộ cuộc bỏ phiếu có thể được biết vào cuối ngày hôm nay nhưng kết quả chính thức phải chờ Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia công bố vào tháng 5.
Theo Reuters, hầu hết cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử cho thấy, Đương kim Tổng thống Widodo dẫn trước đối thủ dù phe đối lập bác bỏ những kết quả này.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh Indonesia tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức hơn 5% trong 5 năm qua, thấp hơn mức kỳ vọng của người dân. Đất nước với hơn 260 triệu dân này cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn như kinh tế trì trệ, chênh lệch khoảng cách giàu-nghèo và chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng miền có xu hướng tăng.
Theo VTC New s
Suýt tan vỡ gia đình chỉ vì 'tình một đêm' Chị là giảng viên trường đại học ở Hà Nội. Chồng là công chức nhà nước được phân công công tác ở Malaysia đã gần 5 năm nay, mỗi năm chỉ về nước 1-2 lần. Vợ chồng chị có 1 cậu con trai học lớp 6. Chị thuộc tuýp người khá truyền thống nên luôn giữ gìn khi không có chồng ở bên....