Hơn một nghìn con hồng hạc chết thảm do hạn hán liên miên ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hơn một nghìn con hồng hạc chết ngục bên hồ Tuz ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hai tuần qua do hạn hán liên miên trong khu vực.
Những con hồng hạc sinh sống nhiều ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chim hồng hạc được rất nhiều người yêu thích vì ngoại hình độc đáo. Bộ lông màu hồng đỏ trên cơ thể khiến chúng trở nên nổi bật trong thế giới loài chim. Thông tin hàng nghìn con chim hồng hạc chết thảm ở Thổ Nhĩ Kỳ làm đau lòng bất cứ ai từng bị vẻ ngoài, cách sinh hoạt của loài chim này mê hoặc.
Cảnh quay từ máy bay không người lái trên hồ Tuz, hồ nước mặn lớn ở tỉnh Konya, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy những con hồng hạc chết nằm la liệt, vùi trong lớp bùn khô.
Hồ Tuz là vùng đất sinh sản tự nhiên lớn nhất của hồng hạc, là nơi sinh sống của một đàn hồng hạc lớn, có tới 10.000 con hồng hạc được sinh ra hàng năm trong khu vực này.
Ban đầu, người ta nghi ngờ rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồng hạc chết hàng loạt là do hạn hán, kết quả của biến đổi khí hậu và phương pháp tưới tiêu nông nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Bekir Pakdemirli cho biết khoảng hơn 1.000 con chim đã chết nhưng phủ nhận nguyên nhân là do nông nghiệp.
Video đang HOT
Bekir Pakdemirli cho biết: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp nào giữa sự cố này và hệ thống tưới tiêu nông nghiệp”. Theo ông, các biện pháp cần thiết đã được thực hiện nhưng không nêu ra chi tiết cụ thể.
Hơn một nghìn con chim hồng hạc chết thảm trên Hồ Tuz
Năm 2000, Hồ Tuz trở thành một khu vực được bảo vệ đặc biệt, nhằm mục đích bảo vệ sự đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.
Các nhà bảo vệ môi trường đổ lỗi cho các hoạt động canh tác cùng với biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến hạn hán, khiến nhu cầu nước trong khu vực vượt xa nguồn cung đến 30% vào năm ngoái.
Theo báo cáo do tổ chức môi trường Thổ Nhĩ Kỳ TEMA, vào năm 2020, trữ lượng nước hàng năm ở tỉnh miền trung gần Konya là 4,5 tỷ mét khối, trong khi mức tiêu thụ cần 6,5 tỷ mét khối.
Fahri Tunc, Nhà bảo vệ môi trường và nhiếp ảnh gia động vật hoang dã cho biết nguồn cung cấp nước từ một con kênh dẫn vào hồ Tuz đã được chuyển hướng để phục vụ mục đích canh tác.
Tunc cho biết năm nay chỉ có 5.000 quả trứng hồng hạc nở trong đàn và hầu hết hồng hạc con chết xuất phát từ nguyên nhân thiếu nước trên hồ khô một phần.
Hàng trăm hố sụt khổng lồ chỉ chăm chăm 'nuốt chửng người' ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hàng trăm hố sụt có kích thước to rộng xuất hiện ở vùng nông thôn Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người sống trong nỗi lo sợ.
Hàng trăm hố sụt khổng lồ chỉ chăm chăm 'nuốt chửng người' xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hàng trăm hố sụt mới hình thành ở tỉnh Konya, Thổ Nhĩ Kỳ kể từ đầu năm. Số lượng này gần gấp đôi số liệu ghi nhận vào năm ngoái. Tỉnh Konya nằm ở vùng đồng bằng cùng tên Konya, nổi tiếng là 'vựa bánh mì' của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lúa mì ở đây trồng trên những cánh đồng rộng lớn, trải dài khắp mọi nẻo đường mà mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy và vô cùng ấn tượng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, vùng trung tâm nông nghiệp chính của đất nước gặp phải tình trạng hạn hán dai dẳng. Điều này thậm chí gây ra vấn đề không lường trước được và ngày càng tồi tệ hơn đó là hố sụt.
Những hố sụt rộng hàng chục mét, sâu tới 150 mét. Giáo sư Fetullah Arik, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu hố sụt, Đại học Kỹ thuật Konya, cho biết hố sụt là hiện tượng xuất hiện trong vòng 10 đến 15 năm qua, nhưng nguyên nhân của vấn đề có thể bắt nguồn từ những năm 1970.
Những hố sụt lớn gây ra nhiều nỗi lo lắng cho cư dân địa phương
Mỗi khi hạn hán, người dân địa phương khai thác sử dụng nước ngầm vì việc lấy nước bằng các phương tiện khác rất tốn kém.
Qua nhiều năm, việc tưới nước ngầm không được kiểm soát dẫn đến hậu quả ngày càng tồi tệ. Một số hố sụt nông có thể trông thấy đáy bằng mắt thường, trong khi đó có một số sâu hơn rất nhiều. Người dân địa phương thậm chí đã cố gắng đưa ra các giải pháp để lấp đầy mỗi khi hố sụt xuất hiện. Tất nhiên đó không phải ý kiến hay.
Fetullah Arik cho biết: "Người nông dân đã cố gắng đưa ra các giải pháp để lấp hố sụt nhưng cuối cùng không thể hoàn thành vì khoảng trống bên dưới rất rộng hơn. Tốt hơn hết là đánh dấu khu vực có hố sụt để đề phòng tai nạn".
Hiện có khoảng 660 hố sụt tồn tại ở tỉnh Konya, gần gấp đôi con số 350 thống kê vào năm ngoái. Mặc dù, chưa có bất kỳ thương vong cho con người, nhưng hiện tại hố sụt đang dần tiến gần đến khu dân cư. Các nhà khoa học không thể dự đoán vị trí hố sụt ở đâu hay khi nào nó xảy ra.
Năm 2018, chỉ có hơn 20 hố sụt phát hiện ở tỉnh Konya, nhưng trong vài năm qua số lượng giá tăng nhiều khiến cư dân địa phương cũng như các chuyên gia lo lắng. Dự đoán nếu vấn đề tưới tiêu bằng nước ngầm chưa được giải quyết thì các hố sụt vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện.
Người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ nhảy từ chỗ làm về nhà mỗi ngày Thay vì lái xe mất 40 phút hoặc 25 phút đi cáp treo về nhà từ công ty, một người đàn ông chọn cách bay lượn trên không trung. Anh chỉ tốn khoảng vài phút để đến nơi.