Hơn một năm chiến đấu với ung thư của Thượng nghị sĩ John McCain
Ngoài ung thư não, Thượng nghị sĩ John McCain còn gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác trong đó có ung thư da.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, ứng viên tổng thống, cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, qua đời sáng 26/8 do ung thư não.
Ở tuổi 81, Thượng nghị sĩ đã vượt qua kỳ vọng về khả năng sống sót nhưng “tiến triển của căn bệnh cùng sức nặng tuổi già” đã khiến ông đưa ra quyết định ngừng điều trị. “Với sức mạnh ý chí, ông ấy đã chọn ngừng điều trị y tế ngày 24/8″, gia đình McCain chia sẻ.
Theo WebMD, McCain được chẩn đoán ung thư não glioblastoma vào tháng 7/2017 sau ca phẫu thuật loại bỏ cục máu đông trên mắt trái tại Bệnh viện Mayo. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cắt khối u và hình chụp cho thấy dấu hiệu ung thư đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, ung thư não có khả năng lây lan ở cấp độ mô nên Thượng nghị sĩ bắt đầu hóa trị và xạ trị.
Vết sẹo phẫu thuật trên mắt trái Thượng nghị sĩ John McCain. Ảnh: Jennifer Stewart.
Là dạng ung thư não phổ biến nhất, glioblastoma tấn công bệnh nhân thuộc nhiều lứa tuổi song thường thấy hơn ở người già. Căn bệnh rất khó điều trị, các biện pháp can thiệp chủ yếu làm chậm sự phát triển của ung thư đồng thời cải thiện triệu chứng. Hiệp hội Ung thư não Mỹ (ABTA) cho biết bệnh nhân có khối u glioblastoma phát triển nhanh sống trung bình thêm 15 tháng sau chẩn đoán. Tỷ lệ sống được hai năm là 30%.
Video đang HOT
Trước ung thư não, McCain gặp không ít vấn đề sức khỏe. Thời Chiến tranh Việt Nam, ông từng bị gãy tay chân và đổ bệnh nên đầu gối không còn linh hoạt, cánh tay cũng không thể giơ quá vai. Từ năm 1993, Thượng nghị sĩ nhiều lần được chẩn đoán ung thư hắc tố, dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
Tháng 8/2017, trong buổi phỏng vấn đầu tiên sau khi phát hiện ung thư não, McCain tỏ ra đầy hy vọng. “Đó là một thử thách khó khăn, tất nhiên là thế rồi”, Thượng nghị sĩ nói. “Nhưng tôi đang được chăm sóc tốt nhất có thể. Tôi ăn uống được, cảm thấy khá ổn và tập thể dục chăm chỉ. Tôi hy vọng mình sẽ trở lại vào tháng 9″.
Từ đó, McCain liên tục thể hiện tinh thần chiến đấu và thái độ lạc quan. “Cảm ơn vì những lá thư, những cú điện thoại và tình cảm. Cảm ơn những ai muốn tôi chết hoặc chưa muốn tôi chết ngay”, Thượng nghị sĩ hài hước trên Facebook. “Nói chung, tôi chỉ muốn nói lời cảm ơn. Cảm ơn về tình bạn, lòng trung thành; về tất cả những gì các bạn đã làm cho con người may mắn nhất thế giới này. Cảm ơn các bạn”.
Mùa thu năm ngoái, tình trạng của McCain xấu đi. Tháng 12/2017, ông trở về nhà riêng tại Arizona và ở đây tới lúc qua đời.
John McCain sinh ngày 29/8/1936 tại căn cứ quân sự Coco Solo. Ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ năm 1958 và phục vụ trong hải quân đến năm 1981. McCain từng có thời gian tham chiến ở Việt Nam với tư cách là phi công hải quân. Khi thực hiện cuộc ném bom ngày 26/10/1967, máy bay của McCain bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội và ông trở thành tù binh chiến tranh. McCain cùng nhiều tù binh Mỹ khác được trao trả ngày 14/3/1973.
McCain sau đó trở thành một trong những tiếng nói đi đầu vận động bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ và thúc đẩy quan hệ song phương. Thượng nghị sĩ từng tranh cử tổng thống Mỹ hai lần vào các năm 2000 và 2008. Ông đại diện cho bang Arizona tại thượng viện và hạ viện trong 35 năm.
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
Cảnh báo Hội chứng burn-out khiến các bác sĩ tự tử
Áp lực công việc khiến chính các bác sĩ rơi vào trạng thái căng thẳng dẫn tới trầm cảm có xu hướng tìm đến cái chết. Đó là Hội chứng Burn-out vừa được PGS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cảnh báo.
Nam bác sĩ công tác ở một bệnh viện lớn tại TPHCM đang rơi vào tình trạng buồn chán sau ca phẫu thuật vô tình dẫn tới tai biến cho người bệnh. Bệnh nhân tử vong, báo chí phản ánh, bác sĩ bị dư luận xã hội công kích, bị đình chỉ công tác, kỷ luật.
"Gia đình, đồng nghiệp đang cố gắng động viên để anh sớm ổn định tâm lý, chúng tôi mong anh có thể vượt qua cú sốc này" - đồng nghiệp xin giấu tên của bác sĩ chia sẻ.
Quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện khiến các y bác sĩ lao động trong môi trường căng thẳng
Giới y khoa Việt Nam cuối thế kỷ trước từng bàng hoàng sau vụ việc đau lòng xảy đến với một bác sĩ tại Hà Nội. Ông là bác sĩ nội trú, Bệnh viện Mắt Trung ương, sau khi nhỏ thuốc điều trị, bệnh nhân bị bỏng giác mạc, gia đình người bệnh khởi kiện ông. Trong lúc bệnh viện đang tìm hướng giải quyết thì bác sĩ không chịu nổi áp lực nên treo cổ tự tử.
Đề cập đến vấn đề quá tải người bệnh và áp lực của bác sĩ, tại Hội nghị Khoa học của Hệ thống Y khoa Hoàn Mỹ, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng cảnh báo: "Mỗi ca bệnh đều là một thách thức lớn về chuyên môn đối với bác sĩ. Mặt khác, tình trạng quá tải bệnh nhân, rất dễ khiến bác sĩ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Hội chứng Burn-out là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây để phản ánh tình trạng mỗi năm có hàng trăm bác sĩ tại Mỹ và nhiều quốc gia khác tự sát vì áp lực công việc".
Hội chứng Burn-out ở bác sĩ nếu không được phát hiện, can thiệp sớm sẽ dẫn tới hậu quả khó lường
Theo PGS Tăng Chí Thượng: "Người bị Hội chứng Burn-out thường có 3 biểu hiện chính, một là: các bác sĩ bị kiệt sức do bị bóc lột sức lao động; hai là: bác sĩ sẽ hoài nghi từ lãnh đạo bệnh viện đến đồng nghiệp, người thân và cả bệnh nhân của mình; ba là: công việc của bác sĩ giảm hiệu quả. Nếu bị Hội chứng Burn-out kéo dài, bác sĩ sẽ rơi vào trầm cảm, mất kiểm soát hành vi của bản thân, xu hướng muốn tự tử để kết thúc sự sống".
Môi trường lao động của các y bác sĩ tại Việt Nam luôn trong tình trạng căng thẳng do áp lực quá tải rất lớn tại các bệnh viện, đặc biệt là hệ thống bệnh viện công lập tuyến trên. Đây là một trong những nguyên nhân có thể khiến y bác sĩ đối mặt với hội chứng Burn-out.
PGS Tăng Chí Thượng khuyến cáo, để tránh nguy cơ mắc phải hội chứng trên, các bác sĩ cần chủ động sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thư giản, nghỉ ngơi. Các bệnh viện cần quan tâm, hỗ trợ y bác sĩ, tạo môi trường làm việc thân thiện, giảm áp lực căng thẳng, kịp thời có giải pháp hỗ cho những người làm công tác chuyên môn khi chẳng may gặp phải các sự cố y khoa.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Ngồi một chỗ quá lâu khiến bạn gặp phải 4 vấn đề sức khỏe tai hại Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc ngồi lì một chỗ suốt cả ngày có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Ngồi nhiều đang trở thành một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đây chính là một thói quen đang âm...