Hỗn loạn trên đại lộ Thăng Long
Biển cấm vô tác dụng trên đại lộ Thăng Long
Sau hơn một tháng đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu thiết kế, mới đây tuyến đường Đại lộ Thăng Long được áp dụng tổ chức kiểm tra, xử phạt theo Nghị định 34 của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế Đại lộ Thăng Long vẫn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết.
Vi phạm tràn lan
Theo khảo sát của chúng tôi trên Đại lộ Thăng Long ngày 16/11, các phương tiện tham gia giao thông vẫn rất lộn xộn. Dù đã có biển cấm tại làn đường cao tốc (dành riêng cho ô tô) nhưng xe máy, xe tự chế vẫn ngang nhiên hoạt động. Khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở người điều khiển phương tiện viện dẫn lý do đường gom chật trội, bụi bẩn không còn cách nào khác buộc đi vào đường dành cho xe ô tô. Ngay đầu Đại lộ Thăng Long (trước Trung tâm Hội nghị Quốc gia) dù đã có lực lượng chức năng cắm chốt nhưng các quầy bán bánh mỳ lưu động vẫn bày bán tràn lan.
Giao thông hỗn loạn trên đại lộ Thăng Long
Không chỉ vậy, tại nhiều đoạn đường khác do chưa có sự khảo sát, mở đường nhánh hợp lý đã dẫn đến hiện tượng người dân cố tình vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Anh Trần Tuấn Anh, ở huyện Hoài Đức cho biết: Do sự bất cập trong việc tổ chức giao thông nên nhiều người dân đã tiết kiệm đường bằng cách đi ngược chiều khoảng 200 – 300m thay vì phải vượt đến 3 – 4 km mới sang được đường bên phần đường bên kia (phần đường đi đúng quy định). Qua quan sát, tại khu vực cầu sông Đáy (thuộc địa bàn Song Phương, Hoài Đức) nhiều người đã trót đi vào làn đường xe ô tô sẵn sàng thoát hiểm bằng cách kéo xe chui qua hành lang bảo vệ an toàn. Tình trạng này kéo dài nhiều tháng nay mà chưa thấy lực lượng chức năng can thiệp nên giao thông diễn ra rất lộn xộn.
Dọc theo đường cao tốc, dù công nhân môi trường đang tiến hành tổng vệ sinh nhưng lượng phế thải quá lớn khiến nhiều đoạn đường ngập trong bụi đất. Đi đường gom mù mịt bụi, nhiều chỗ hố ga như cái bẫy, trâu bò của người dân địa phương thả rông trên đường. Hơn thế nữa, những chiếc xe thuộc loại siêu trọng tải chở đất tại các công trình tiện đường cứ vù vù chạy ngược chiều.
Video đang HOT
Khi nào giải quyết?
Sau hơn 1 tháng chính thức thông xe (ngày 3/10), đến nay trên Đại lộ Thăng Long vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa hợp lý, đặc biệt trên tuyến đường gom có nhiều đường ngang dân sinh giao với đường gom và nhiều hầm đường bộ. Tại nhiều đường hầm vẫn chưa đặt hệ thống biển báo. Khu vực hầm đường bộ thiếu biển chỉ dẫn cho các phương tiện lưu thông. Bác Lê Văn Hùng (trú tại An Khánh, huyện Hoài Đức) cho biết: “ Nếu cứ để thực trạng này tồn tại sẽ rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông. Việc xe máy được đi 2 chiều trên đường gom, điều này dễ xảy ra tai nạn giữa hai dòng phương tiện đi chiều ngược chiều tại khu vực lối rẽ vào hầm đường bộ. Bên cạnh đó các cửa hầm đường bộ chỉ cao 2,4m, trong khi đó trên tuyến đường này lưu lượng xe tải lớn, xe ben lưu thông vào các khu vực dân cư hai bên đường gom rất lớn. Khi không chui qua được hầm và muốn lưu thông sang bên kia đường gom nhiều xe tải, xe ben thay vì đi khoảng 10km đành liều chạy ngược chiều”.
Theo ghi nhận của PV, tình trạng mất nắp hố ga, tháo dỡ hành lang bảo vệ, cùng với việc người dân địa phương tận dụng thảm cỏ giữa hai làn đường để làm nơi chăn thả gia súc vẫn diễn ra hàng ngày tại các đoạn đường chạy qua các huyện Từ Liêm, Quốc Oai, Hoài Đức.
Tuy nhiên, việc tồn tại những vi phạm trên đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm nên người dân vẫn cố tình phạm luật. Một cán bộ thanh tra giao thông (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: Để tuyến cao tốc có thể phát huy được hết tính năng, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ thì người dân cần phải nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần phải có các chế tài đủ mạnh nhằm răn đe, ngăn chặn những hành vi cố tình vi phạm.
Theo Đời sống pháp luật
Chốn tỏ tình 'hot' nhất của teen Hà thành
Rời xa những ồn ào, bụi bặm đường phố, trốn khỏi những tòa nhà cao tầng chật chội, giới trẻ Hà thành đã tự tìm cho mình những không gian riêng.
Chỉ kéo dài hơn 1km, con đường kè quanh hồ Tây (đoạn Công viên nước) được mệnh danh là "bến Hàn Quốc" ở Hà Nội là một địa chỉ rất "hút" các bạn trẻ. Nơi này luôn giành được "số phiếu" cao nhất trong những cuộc bình chọn địa điểm lý tưởng nếu bạn muốn tỏ tình.
Đường ven Hồ Tây
"Trong cái không gian mênh mang của sóng nước hồ Tây, thêm chút thi vị nhưng đầy lãng mạn của ngạt ngào hương sen, mình chỉ cho anh những chiếc đu quay khổng lồ vẫn đều đặn xoay tròn trên không trung phía công viên nước. Rồi bất ngờ anh ghé sát vào tai mình và thì thầm: Anh rất yêu em T. ạ!
Dù đã được nghe nói rất nhiều đến "bến Hàn Quốc", nhưng đấy là lần đầu tiên chúng mình cùng nhau đến đó. Và anh bảo anh đã "khảo sát" địa hình rồi quyết định sẽ nói lời tỏ tình với mình ở "Hàn Quốc " - Thanh. T (ĐH Lao động và Xã hội) vẫn không giấu nổi cảm xúc khi nhớ lại giây phút nhận được "lời yêu thương" từ bạn trai cách đây hơn 1 năm.
Cầu Long Biên
Thêm một địa chỉ nữa không thể bỏ qua trên con đường "săn tìm" nơi "chắp cánh tình yêu" là bãi giữa sông Hồng và cầu Long Biên. Đây chính nơi ghi dấu tình yêu của cô bạn K.D (19 tuổi) với cậu bạn trai đang học trường ĐH TM.
" Đêm Hà Nội, giữa mênh mông sông nước, giữa cái lạnh của những cơn gió đầu đông, hai đứa với áo phông quần đùi đã rủ nhau đi dọc cầu Long Biên. Rồi anh chợt nắm lấy tay em, anh dùng ngón tay làm bút, lòng bàn tay em làm giấy.
Em nhắm mắt và anh đã vẽ lên đó những điều gì mà đến bây giờ em vẫn không thể biết. Nhưng em cũng có thể đoán được những điều anh muốn nói. Cầu Long Biên ngày hôm ấy đã bắt đầu tình yêu của chúng em, tình yêu với một mùa đông ấm áp" - K.D tâm sự. Mới chỉ có cách đây vài năm nhưng đường hầm đi bộ Big C đã được liệt vào danh sách với biệt danh "đường hầm tình yêu". Trên con đường hầm rộng thênh thang, lấp lánh dưới ánh sáng của những ngọn đèn, với những điểm nhấn đầy sáng tạo bằng graffiti, nói lời yêu thương với một ai đó cũng thật ý nghĩa mà vẫn không thiếu sự lãng mạn.
Hầm đường bộ Trần Duy Hưng
Hà Nội chật chội nhưng tình yêu vẫn có thể tìm được những thiên đường riêng. Nơi ghi dấu tình yêu của L. và H. lại là Tháp Bút - Đài Nghiên ở Hồ Gươm. "Mình đã giật mình khi bất ngờ thấy tên mình được kêu lên thật to: "H. ơi! Anh yêu em".
Vội vàng nhìn về phía tiếng gọi, mình đã thấy cậu bạn đi cùng đang ở chân Tháp Bút. Khỏi phải nói những khách du lịch ở gần đấy đã vỗ tay nhiệt tình đến thế nào. Thực sự chưa bao giờ mình nghĩ mình lại được tỏ tình một nơi nào như thế cả. Cảm giác rất run, xấu hổ nhưng cũng vô cùng hạnh phúc. Và dưới chân Tháp Bút thiêng liêng ấy mình đã nhận lời bạn ấy" - H chia sẻ.
Quyến rũ với những chùm hoa ban tím ngắt, lãng mạn với con đường trải đầy lá vàng rơi, Vườn Hồng (gần lăng Bác Hồ) cũng là một địa điểm yêu thích của giới trẻ Hà thành. "Bạn có thể thả hồn trong "không gian Tây Bắc" giữa thủ đô, chụp ảnh và cả... tỏ tình nữa" - Bum (20 tuổi) tâm sự.
"Đường Nhật Bản"
Bum kể thêm: "Đến đây mình mới bất chợt nảy ra ý định sẽ xếp hoa ban kết thành trái tim, lấy lá khô ghi tên hai đứa lồng trong trái tim hoa ban ấy. Chỉ từ ý nghĩ bất chợt như thế mà bạn gái mình cảm động đến chảy nước mắt và bây giờ đã là 2 năm ngày chúng mình yêu nhau". Không chỉ có những cái tên quen thuộc như "đường Hàn Quốc", "hầm tình yêu", cầu Long Biên...gần đây giới trẻ còn rỉ tai nhau đến với chùa Kim Liên. Ngôi chùa nằm trên một doi đất bằng phẳng trong làng Nghi Tàm, Tây Hồ.
Bao quanh đất chùa là gương nước Hồ Tây trong xanh. Trong cái bình yên ven hồ, trong cái thanh tịnh của nơi cửa chùa, dường như con người cũng sẽ thật hơn với lòng mình. Không còn gì ý nghĩa, thiêng liêng và chân thành hơn nếu bạn được một ai đó "thú tội" ở đây.
Theo Vietnamnet
'Trần trụi' công nghệ làm bánh trung thu giữa Hà Nội Nguyên liệu làm bánh được phơi ngoài quốc lộ, nhân bánh bị ruồi muỗi bâu đen, khay đựng bánh cáu bẩn, những người công nhân tay không bốc bánh... là thực trạng thường thấy ở nơi làm bánh Trung thu truyền thống Xuân Đỉnh. Gần đây, với công nghệ tân tiến, hiện đại, nhiều nhà máy sản xuất bánh kẹo đã cho ra...