Hỗn loạn tiêm chủng ở Anh: 4,4 triệu người đăng ký, chỉ nửa triệu thành công

Theo dõi VGT trên

Ngày 13/12, Anh chứng kiến tình trạng hỗn loạn trong đăng ký tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường.

Hỗn loạn tiêm chủng ở Anh: 4,4 triệu người đăng ký, chỉ nửa triệu thành công - Hình 1
Người dân Anh xếp hàng dài chờ tiêm vaccine tăng cường. Ảnh: Dailymail

Theo tờ Dailymail, theo Giám đốc điều hành Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) Amanda Pritchard, trên 4,4 triệu người vào trang web của NHS đăng ký nhưng chỉ 545.000 người đặt được lịch tính tới 20 giờ tối 13/12.

Nhu cầu tiêm mũi ba cao tới mức có tới 57.000 lượt đăng ký tiêm trong vòng một giờ, tức mỗi giây có 16 lượt.

Nhiều người phải dậy từ giữa đêm để đặt lịch tiêm trực tuyến nhằm tránh chờ đợi lâu. Những ai vào trang web sau 5 giờ 30 sáng 14/12 sẽ phải chờ đợi “dài cổ”.

Các lãnh đạo HNS cảnh báo rằng việc triển khai mũi COVID-19 tăng cường của Thủ tướng Boris Johnson đang khiến NHS có nguy cơ thất bại trong thực hiện. Tối 12/12, Thủ tướng Johnson cam kết tiêm mũi vaccine tăng cường cho mọi người trưởng thành đủ điều kiện ở Anh trước ngày 31/12.

Hỗn loạn tiêm chủng ở Anh: 4,4 triệu người đăng ký, chỉ nửa triệu thành công - Hình 2
Ảnh: Dailymail

Để đạt mục tiêu đó, mỗi ngày sẽ phải có hơn một triệu người được tiêm vaccine trong hai tuần tới. Tuy nhiên, một lãnh đạo NHS cảnh báo dù chỉ đạt con số hàng ngày đó vào Giáng sinh đã là khó, chứ chưa nói tới việc duy trì mức này tới hết tháng 12.

Ngay cả vào lúc cao điểm tiêm chủng hồi tháng 3, NHS cũng chưa bao giờ tiêm được quá 850.000 mũi/ngày.

Tối 13/12, ông Johnson cũng kêu gọi huy động hàng chục nghìn người tình nguyện hỗ trợ triển khai chiến dịch tiêm chủng tăng cường để đạt mục tiêu tham vọng trên.

Hỗn loạn tiêm chủng ở Anh: 4,4 triệu người đăng ký, chỉ nửa triệu thành công - Hình 3
Nhiều người phải chờ 5 tiếng mới tới lượt tiêm. Ảnh: Reuters

Trên 1 triệu người đã tiêm mũi tăng cường hoặc đặt lịch tiêm mũi vaccine này trong vòng 24 giờ kể từ khi ông Johnson kêu gọi người dân đi tiêm để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron.

Kế hoạch của ông Johnson đã biến thành hỗn loạn ngay ngày đầu tiên khi trang web đăng ký tiêm chủng liên tục bị sập khi không thể chịu nổi khi lưu lượng truy cập tăng vọt. Còn tại một số địa điểm tiêm chủng, người ta phải chờ tới 5 tiếng mới tới lượt.

Có 397.523 người đã được tiêm mũi vaccine tăng cường ngày 13/12 và tỷ lệ trung bình hiện là 525.869, bằng một nửa kỷ lục trong một ngày hồi tháng 3/2020. Điều đó có nghĩa là còn 18 triệu người ở Anh chưa tiêm mũi thứ ba.

Hỗn loạn tiêm chủng ở Anh: 4,4 triệu người đăng ký, chỉ nửa triệu thành công - Hình 4
Bên ngoài một điểm tiêm chủng ở Anh. Ảnh: AFP

Lãnh đạo NHS tin rằng có thể đạt 5 triệu mũi/ngày nhưng không cam kết chắc chắn.

Ông Chris Hopson, Giám đốc điều hành các nhà cung cấp dịch vụ của NHS cho biết NHS đã chịu áp lực lớn và tăng quy mô tiêm chủng theo cách này sẽ là thách thức rất lớn.

NHS đang xây dựng kế hoạch để tăng nhanh chương trình vaccine nhằm tiêm cho 20 triệu người tới tháng 1/2022. Hàng trăm trung tâm tiêm chủng tạm sẽ mở cửa. Một số khu vực sẽ hoạt động 24 giờ mỗi ngày, kể cả vào Giáng sinh. Các hiệu thuốc sẽ tiêm chủng ngoài giờ làm việc.

Hỗn loạn tiêm chủng ở Anh: 4,4 triệu người đăng ký, chỉ nửa triệu thành công - Hình 5
Ảnh: Dailymail

Người tiêm xong sẽ không cần chờ 15 phút để tăng sức chứa tại các địa điểm tiêm nhỏ.

Khoảng 750 thành viên lực lượng vũ trang đã được điều tới hỗ trợ nhiệm vụ tiêm chủng. Bất kỳ ai có thể tiêm vaccine trong lực lượng cảnh sát, cứu hỏa đều được huy động.

Video đang HOT

Thủ tướng Anh kêu gọi đẩy nhanh tiêm mũi tăng cường khi có bằng chứng cho thấy mũi tiêm thứ ba giúp bảo vệ trước biến thể Omicron tới 70%, so với người chỉ tiêm hai mũi.

Trước đó, Thủ tướng Anh đã xác nhận ca tử vong đầu tiên liên quan đến biến thể Omicron tại nước này.

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 577.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.600 ca tử vong.

Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 259,5 triệu ca, trong đó trên 5,18 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 1
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 21/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (73.966 ca), Mỹ (69.884 ca), và Anh (43.676 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.240 ca), Mỹ (855 ca) và Ukraine (595 ca).

Sau khi ghi nhận ca mắc mới cao nhất thế giới trong 24 giờ qua, tổng ca mắc ở Đức từ đầu dịch tới nay là trên 5,5 triệu ca, trong đó trên 100.000 ca tử vong.

Còn tại Nga, quốc gia này liên tục ghi nhận trên 1.000 ca tử vong hàng ngày trong thời gian qua, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 từ đầu dịch lên trên 267.000 ca.

Trong bối cảnh ca mắc ở châu Âu tăng nhanh, ngày 24/11, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Liên minh châu Âu (ECDC), bà Andrea Ammon cho rằng cần cân nhắc tiêm liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho tất cả người trưởng thành, trong đó ưu tiên những người trên 40 tuổi. Đây là một thay đổi quan trọng trong quan điểm của cơ quan này.

Các khuyến nghị do ECDC đưa ra không ràng buộc chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhưng thường được xem là chỉ dẫn để các nước đưa ra những quyết sách về y tế.

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 2
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Gruenau gần Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo bà Ammon, nên tiêm liều tăng cường ít nhất 6 tháng sau khi hoàn tất phác đồ tiêm phòng tiêu chuẩn đối với các loại vaccine ngừa COVID-19.

Trong khuyến nghị trước đó - được ban hành hồi tháng 9 vừa qua cùng Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), ECDC cho rằng việc tiêm vaccine mũi tăng cường cho tất cả những người đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng không phải là điều cấp bách, tuy nhiên nên cân nhắc tiêm liều tăng cường cho những người có hệ miễn dịch yếu và người cao tuổi.

Báo cáo của ECDC ngày 24/11 nêu rõ: "Những bằng chứng thu thập được từ Israel và Vương quốc Anh cho thấy việc tiêm liều tăng cường có thể giúp gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm và giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nặng khi nhiễm ở tất cả các nhóm tuổi trong thời gian ngắn". Theo đó, báo cáo khuyến nghị tiêm liều tăng cường "cho những người từ 40 tuổi trở lên".

Hiện nhiều nước EU đã bắt đầu triển khai tiêm liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho người dân, nhưng đang áp dụng các tiêu chí khác nhau để lựa chọn nhóm đối tượng ưu tiên, cũng như chưa thống nhất về thời gian giãn cách giữa liều tiêm tiêu chuẩn và liều tiêm tăng cường. Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ cân nhắc vấn đề tiêm liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 trong cuộc họp vào cuối tuần này, khi xem xét điều chỉnh những quy định đối với thẻ xanh y tế.

Số ca mới nhập viện và số ca nguy kịch tại Pháp tiếp tục tăng nhanh

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 3
Người dân di chuyển trên phố ở Paris, Pháp ngày 17/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Cơ quan Y tế công cộng của Pháp (FPHA) ghi nhận 32.591 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 7.483.282 ca. Ngoài ra, với thêm 81 ca không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này hiện lên đến 118.734ca.

Trong những ngày qua, số ca mới nhập viện và số ca nguy kịch cũng tiếp tục tăng. Theo FPHA, đã có tới 8.338 ca nhập viện tính tới nay, tăng 759 ca so với một ngày trước. Trong khi đó, 1.455 bệnh nhân đang được điều trị tích cực sau khi thêm 192 ca bệnh diễn biến nghiêm trong 24 giờ qua.

Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng sẽ được tổ chức trong ngày 24/11 nhằm thảo luận các biện pháp ngăn chặn đà lây lan dịch bệnh hiện nay tại Pháp. Dự kiến, trong số các nội dung thảo luận có việc khuyến nghị tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho người trên 40 tuổi và thời hạn hoàn tất việc tiêm phòng này.

Slovakia ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 4
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bratislava, Slovakia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 24/11, Bộ Y tế Slovakia cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 10.315 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 631.738 ca. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày tại quốc gia Đông Âu này. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Slovakia là hơn 14.000 ca. Slovakia hiện là quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng, Chính phủ Slovakia đã quyết định áp dụng lệnh bán phong tỏa toàn quốc trong 2 tuần kể từ ngày 25/11, trong đó yêu cầu các nhà hàng và các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa, người dân chỉ được phép ra khỏi nhà từ 1h00-5h00 trong trường hợp đặc biệt.

Phát biểu trước báo giới ngày 24/11, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik cho biết Chính phủ nước này đã thông qua lệnh trên và sẽ đánh giá việc triển khai trong 10 ngày. Ông Sulik cho biết các trường học vẫn hoạt động, song việc tiến hành xét nghiệm là bắt buộc.

Slovakia hiện có tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 là 45%, thấp thứ ba trong Liên minh châu Âu (EU). Số ca nhiễm mới tăng cao đang gây áp lực cho các bệnh viện. Bộ Y tế Slovakia cho biết số người phải nhập viện tại nước này đã lên mức nghiêm trọng là 3.200 ca và tiến gần tới mức đỉnh là 3.800 ca trong làn sóng dịch bệnh lần trước. Phần lớn các bệnh nhân đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Số ca mắc mới tại Séc lần đầu vượt 25.000

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 5
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Prague, Séc. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Séc, số ca nhiễm mới theo ngày tại nước này đã lần đầu tiên vượt 25.000 ca. Trong ngày 23/11, Séc đã ghi nhận thêm 25.864 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 2 triệu ca, trong đó có hơn 32.000 ca tử vong do COVID-19.

Theo trang Our World in Data, Séc có là quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm trên đầu người cao thứ 4 trên thế giới. Số bệnh nhân phải nhập viện do COVID-19 đã tăng từ mức 1.000 ca cách đây một tháng lên khoảng 5.600 ca. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4 và thấp hơn so với mức đỉnh là 9.551 ca.

Để khống chế dịch, Chính phủ Séc đã áp đặt một số biện pháp hạn chế, bao gồm cấm những người chưa tiêm phòng đến nhà hàng, rạp chiếu hay sử dụng một số dịch vụ khác. Chính phủ hướng tới việc bắt buộc tiêm phòng cho những người trên 60 tuổi và các nhân viên y tế.

Hungary ghi nhận ca mắc mới cao kỷ lục

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 6
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Budapest, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Hungary, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 12.637 ca nhiễm mới, mức cao nhất theo ngày, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.045.000 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Hungary là 33.519 ca.

Tuần trước, Hungary đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao và tỷ lệ tiêm phòng của nước này khá thấp so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Để khuyến khích người dân tiêm phòng, Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng, khi cho phép người dân đi tiêm mà không cần đăng ký.

Tính đến ngày 24/11, chỉ có 5,81 triệu người, chưa đến 60% dân số Hungary, được tiêm phòng đầy đủ. Số người đã tiêm mũi tăng cường là 2,04 triệu người. Kể từ cuối tuần qua, Hungary đã bắt buộc các nhân viên y tế phải tiêm mũi tăng cường và yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang tại phần lớn các khu vực có không gian kín. Chính phủ cũng cho phép các doanh nghiệp yêu cầu nhân viên phải tiêm phòng COVID-19.

Thụy Điển mở rộng đối tượng tiêm mũi tăng cường

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 7
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Sollentuna, Thuỵ Điển. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chức y tế và Chính phủ Thụy Điển ngày 24/11 thông báo nước này sẽ bắt đầu từng bước mở rộng chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho tất cả người trưởng thành trong bối cảnh số ca nhiễm đang gia tăng trên khắp châu Âu.

Hiện mũi tăng cường bằng vaccine công nghệ mRNA đã được áp dụng với người từ 65 tuổi trở lên tại Thụy Điển. Sắp tới, chương trình này sẽ được mở rộng ra các nhóm có nguy cơ, người từ 50 tuổi trở lên, trước khi áp dụng với tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên.

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Lena Hallengren cho biết: "Chúng ta đang đối mặt với một mùa Đông đầy bất trắc. Bạn có thể ở trong nhà nếu bị ốm hoặc hãy đi tiêm nếu bạn chưa tiêm phòng, và hãy tiêm mũi tăng cường nếu bạn đã tiêm đủ hai mũi".

Hiện chưa có lịch trình cụ thể cho chương trình tiêm mũi tăng cường. Cơ quan y tế Thụy Điển cho biết mũi tăng cường sẽ được tiêm sau 6 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Theo Bộ trưởng Hallengren, cơ quan y tế cũng sẽ chuẩn bị các biện pháp bổ sung nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus sau khi nước này áp dụng giấy thông hành vaccine từ tháng 12 cho các sự kiện diễn ra trong phòng kín với hơn 100 người tham gia.

Thụy Điển đã bỏ gần như mọi biện pháp hạn chế, khi vaccine đã được tiêm cho một phần lớn dân số đầu năm nay và tỷ lệ lây nhiễm được khống chế ở mức thấp. Khác với các nước láng giềng ở châu Âu, quốc gia Bắc Âu này chưa chứng kiến làn sóng lây nhiễm mới và số ca nhập viện vẫn tương đối thấp. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy dịch đang trở lại.

New Zealand công bố kế hoạch mở cửa biên giới quốc gia

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 8
Người dân trên phố ở Wellington, New Zealand ngày 14/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 24/11, New Zealand thông báo nước này sẽ chưa mở cửa đón du khách nước ngoài thêm ít nhất trong 5 tháng nữa trong bối cảnh đang từng bước nới lỏng một vài trong số các biện pháp phòng dịch tại biên giới nghiêm ngặt nhất thế giới.

Bộ trưởng phụ trách ứng phó dịch COVID-19 của New Zealand, ông Chris Hipkins, nêu rõ người từ Australia và có thẻ cư trú tại New Zealand có thể nhập cảnh từ giữa tháng 1/2022, trong khi những người từ những quốc gia khác thuộc nhóm đối tượng này sẽ được cấp phép kể từ ngày 13/2/2022. Người dân New Zealand tại các nước trên đã tiêm đủ hai mũi vaccine khi trở về nước cũng không phải cách ly bắt buộc. Tuy nhiên, du khách nước ngoài nói chung phải chờ tới ngày 30/4/2022 mới có thể nhập cảnh vào quốc gia châu Đại Dương này, với điều kiện đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19. Đáng chú ý, việc mở cửa cho du khách nước ngoài được thực hiện tuần tự theo ba giai đoạn và bao gồm một số yêu cầu cụ thể sau: du khách đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19, xét nghiệm sàng lọc cho kết quả âm tính trước khi tới New Zealand, có giấy xác nhận tiêm chủng quốc tế, đồng ý làm xét nghiệm COVID-19 sau khi nhập cảnh New Zealand, đảm bảo yêu cầu cách ly 7 ngày tại nhà và có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 khi kết thúc thời gian tự cách ly.

Bộ trưởng Hipkins nhấn mạnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn với số ca bệnh liên tục tăng ở châu Âu và một số khu vực khác trên thế giới, vì vậy New Zealand vẫn cần phải hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định mở cửa trở lại biên giới quốc gia.

New Zealand ghi nhận 216 ca mới được phát hiện 24 giờ qua. Hầu hết các ca mắc mới được ghi nhận ở Auckland, thành phố lớn nhất của nước này.

Hàn Quốc ghi nhận ca mắc mới cao kỷ lục

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 9
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/11/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Ngày 24/11, Hàn Quốc thông báo ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này với 4.116 ca trong 24 giờ qua. Số ca nguy kịch và tử vong cũng ở mức cao nhất trong một ngày, lần lượt là 586 ca và 35 ca.

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) của Hàn Quốc, có tới 4.088 ca lây nhiễm cộng đồng trong 4.116 ca mắc mới. Hiện tổng số ca mắc trên cả nước tăng lên tới 425.065 ca, trong đó có 3.363 ca tử vong. Tính trung bình, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 tại Hàn Quốc là 0,79%.

Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum nhận định tình hình dịch bệnh tại nước này dường như diễn biến nghiêm trọng hơn so với dự báo, đặc biệt khu vực thủ đô Seoul đang ở trong "tình trạng khẩn cấp". Khu vực này là nơi tập trung khoảng 50% trong tổng số dân 52 triệu người ở Hàn Quốc. Do vậy, Thủ tướng Boo-kyum kêu gọi cơ quan chức năng cân nhắc triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp dựa trên đánh giá nguy cơ dịch bệnh của giới chức y tế.

Thủ tướng Hàn Quốc cho biết thêm chính phủ nước này đang nỗ lực nhằm đảm bảo đáp ứng đủ số giường bệnh tại các bệnh viện, đặt biệt ở khu vực thủ đô Seoul khi số ca mắc mới vẫn ở mức cao, số ca bệnh nguy kịch cũng đang tăng. Ông kêu gọi chính phủ tăng cường biện pháp hỗ trợ để các bệnh nhân không có triệu chứng và những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà một cách an toàn.

Giới chức y tế cho biết có tới 83,3% giường bệnh dành cho các bệnh nhân nghiêm trọng tại Seoul và khu vực lân cận đã không còn chỗ trống.

Mexico cân nhắc tiêm mũi thứ ba cho một số đối tượng

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới - Hình 10
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ vị thành niên tại Mexico City, Mexico ngày 25/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Mexico, ngày 23/11, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador thông báo quốc gia này sẽ xem xét khả năng tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho đội ngũ nhân viên y tế cùng các đối tượng ưu tiên như người cao tuổi.

Tình hình dịch COVID-19 tại Mexico đang dần được kiểm soát khi số ca nhiễm mới và tử vong tiếp tục xu hướng giảm trong 2 tháng gần đây. Tuy nhiên, Bộ Y tế Mexico đã cảnh báo về khả năng quốc gia này sẽ phải đối mặt với làn sóng dịch thứ 4 khi bắt đầu mùa cúm trong 2 tháng cuối năm nay.

Tính tới thời điểm hiện tại, gần 76 triệu người trong tổng số 126 triệu dân Mexico đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó trên 64,3 triệu người đã tiêm phòng đầy đủ. Mexico đã ghi nhận hơn 3,8 triệu ca mắc, trong đó gần 293.000 ca tử vong vì COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
20:55:22 19/11/2024
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'
16:40:17 19/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024
Triển lãm hàng không hút khách chưa từng có ở Trung Quốc
16:27:04 19/11/2024

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
"Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng
19:27:12 20/11/2024
Gặp nhau nơi xứ người, hai cô gái về Đồng Nai tổ chức đám cưới
18:50:11 20/11/2024

Tin mới nhất

Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

21:12:19 20/11/2024
Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

Lở đất ở Indonesia khiến 4 người trong một gia đình thiệt mạng

21:10:35 20/11/2024
Theo báo cáo sơ bộ, vụ lở đất xảy ra tại làng Bruno, thuộc huyện Purworejo vào buổi chiều. Đến sáng 20/11, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy cả 4 thi thể và đã đưa đi nhận dạng.

Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững

20:08:11 20/11/2024
Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.

Tấn công liều chết tại Pakistan, ít nhất 12 binh sĩ tử vong

20:06:07 20/11/2024
Quân đội không nêu rõ nhóm đứng sau vụ đánh bom liều chết trên. Tuy nhiên, nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Hafiz Gul Bahadur đã nhận là thủ phạm.

1.000 ngày chiến sự và dự báo tương lai xung đột Nga - Ukraine

19:52:21 20/11/2024
Trong suốt hơn 3 năm xung đột, quy mô thiệt hại đã quá lớn đến mức không thể khôi phục toàn bộ công suất của hệ thống năng lượng trước khi bắt đầu mùa sưởi mới.

Iran chuẩn bị ngừng mở rộng kho dự trữ uranium làm giàu cao

19:50:20 20/11/2024
Theo nguồn thạo tin, tổng kho dự trữ uranium đã được làm giàu của Iran ước tính lên tới 6.604,4 kg tính đến ngày 26/10 vừa qua, tăng 852,6 kg so với báo cáo quý gần nhất vào tháng 8.

Du lịch Nhật Bản bùng nổ

19:48:26 20/11/2024
Ngành du lịch đang nhanh chóng trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Nhật Bản, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước "Mặt Trời mọc" này.

Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi

19:42:28 20/11/2024
Cũng theo ông Lâm Kiếm, Trung Quốc giữ nguyên lập trường khuyến khích tất cả các bên hạ nhiệt tình hình và cam kết giải quyết khủng hoảng tại Ukraine bằng biện pháp chính trị thông qua việc tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong vấn đề nà...

EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến

19:29:08 20/11/2024
Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.

Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ

19:27:42 20/11/2024
Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.

Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine

19:26:00 20/11/2024
Hai tuyến cáp viễn thông bị cắt ở biển Baltic trong 48 giờ đã khiến các quan chức châu Âu nghi vấn về hành động phá hoại và chiến tranh hỗn hợp có liên quan đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA

19:23:42 20/11/2024
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách gây sức ép với Iran với cáo buộc nước này không hợp tác đầy đủ với IAEA trong việc giám sát và kiểm soát chương trình hạt nhân của mình.

Có thể bạn quan tâm

Họa Mi nghẹn ngào tiết lộ mối thâm tình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

22:34:14 20/11/2024
Không chỉ tiết lộ về quãng thời gian gác lại đam mê ca hát, danh ca Họa Mi còn bật mí về mối quan hệ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong chương trình Người kể chuyện tình .

Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!

Netizen

22:31:03 20/11/2024
Được biết, tiết mục được cô giáo trong trường biên đạo và tập luyện cho các em. Nhiều người bình luận, những tiết mục như thế này không chỉ nhấn mạnh đến lòng yêu quê hương đất nước mà còn nâng cao ý thức công dân

Diễn viên Kiều Linh: Trấn Thành động viên khi tôi đổ vỡ hôn nhân

Sao việt

22:29:50 20/11/2024
Kiều Linh cảm kích vì Trấn Thành luôn nhớ đến mình khi có những dự án phù hợp. Thậm chí khi nữ diễn viên chia sẻ chuyện đời tư, đàn em cũng chủ động nhắn tin động viên.

Lộ bằng chứng về bữa tiệc hoang dã của Diddy

Sao âu mỹ

22:19:38 20/11/2024
Đoạn video ghi lại bữa tiệc sinh nhật do Sean Diddy Combs tổ chức cho người bạn Meek Mill vào tháng 4.2014 xuất hiện sau khi ông trùm nhạc hip hop tai tiếng này bị bắt vì tội buôn bán tình dục.

Mua được cá ngon, làm thành món này ai cũng tưởng là thịt, ăn "cuốn cả lưỡi" đến miếng cuối cùng

Ẩm thực

22:05:10 20/11/2024
Món cá tra áp chảo như thế này vừa mềm ngon, thơm nức, nhìn chẳng khác gì món thịt nướng BBQ trông vô cùng hấp dẫn.

Phong độ đáng báo động của Hojlund

Sao thể thao

21:51:32 20/11/2024
Rasmus Hojlund, tiền đạo trẻ của Manchester United, đang gây thất vọng lớn với chuỗi 11 trận liên tiếp không thể ghi bàn cho đội tuyển Đan Mạch.

Nữ ca sĩ hát hay nhảy đẹp bị gọi "thảm hoạ" vì 3 chữ khiến người nghe "khó chịu vô cùng"

Nhạc việt

21:27:20 20/11/2024
Giữa lúc Đỗ Phú Quí khiến dân tình thất vọng, thì sân khấu của Hoàng Mỹ An cũng chung cảnh ngộ chỉ vì 3 chữ nhầy nhầy nhầy .

BLACKPINK bị hạ bệ

Nhạc quốc tế

21:24:07 20/11/2024
Nhìn vào chuỗi kỷ lục của BTS, không thể phủ nhận nhóm chính là nhân tố đưa Kpop tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng - BLACKPINK cũng không hề kém cạnh.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.