Hòn Khoai cuối biển phương Nam
Hòn Khoai là tên một cụm đảo nằm ở phía đông nam mũi Cà Mau thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Hòn Khoai cách đất liền ở cửa Rạch Gốc chừng 25 km, ở bãi Khai Long cận mũi Cà Mau khoảng 14 km. Nơi đây được ví như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía tây nam của Tổ quốc.
Từ cửa Rạch Gốc, chúng tôi lên tàu đánh cá ra Hòn Khoai. Biển mênh mông, sáng đẹp kỳ vĩ. Tàu xé nước phăm phăm hướng về Hòn Khoai. Phía đất liền chỉ còn thấy những dải rừng đước xanh đen, sừng sững như bức tường thành chắn biển. Hòn Đồi Mồi, Hòn Tượng, Hòn Sao hiện lên rõ dần… rồi đến Hòn Khoai. Đá núi hàng triệu năm bị sóng biển đánh mòn khuyết dưới chân, tạo thành những hình dáng kỳ vĩ, lạ lùng. Hòn Tượng trông giống như một con voi khổng lồ chìm nửa thân dưới biển.
Vịnh bãi Lớn ở Hòn Khoai.
Video đang HOT
Tàu ghé bãi Nhỏ ở phía tây nam đảo. Bãi cạn, tàu không cặp sát bến được, khách phải xuống thuyền con để vào bờ cách đó chừng 40 m. Phía bên phải của bến là một bãi đá trứng thật đẹp như có bàn tay ai sắp đặt. Bước lên bờ rợp bóng cây phong ba, phi lao. Đồn Biên phòng 700 dựa lưng sát vách núi; Hạt Kiểm lâm Hòn Khoai cũng nằm cạnh đó. Có vài quán bán nước giải khát và hàng tạp hóa lặt vặt phục vụ “dân” trên đảo. Thực ra trên Hòn Khoai không có dân cư. Hải quân đóng ở Bãi Lớn, phía đông đảo. Một tổ công tác của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải trông coi ngọn đèn biển ở vị trí 8,25,36 độ vĩ bắc, 104,50,06 độ kinh đông, trên đỉnh cao 317,5 m.
Chúng tôi bắt đầu leo đường núi đi lên ngọn hải đăng trên đỉnh Hòn Khoai. Con đường xuyên rừng khá hiểm trở với những dốc dựng đứng, lổn nhổn đá trứng, đá tảng lớn nhỏ với đất thịt pha cát màu vàng cam. Đất, đá gốc thủy tra thạch trầm tích được nâng lên khỏi mặt biển ở thời kỳ tạo sơn, lộn xộn như xà bần. Ấy vậy mà cây cối xanh tốt, mạnh mẽ lạ thường. Tôi đứng tần ngần, nhìn ngắm, chiêm ngưỡng một cây mù u rừng chừng 7 – 8 người dang tay ôm chưa hết. Có rất nhiều bằng lăng (thao lao) cổ thụ; sao, dầu, muỗng, ràng vàng (lim) rải rác khắp nơi dọc triền núi. Tiếng chim hót líu lo, ríu rít trên những cây trâm rừng có những chùm trái chín mọng, đen sẫm. Phảng phất hương ngọc lan tỏa bàng bạc giữa núi rừng.
Thỉnh thoảng chúng tôi băng ngang qua những con lạch, suối nhỏ, nước trong veo soi rõ mặt người. Đường lên ngọn hải đăng quanh co, uốn lượn, dài non 3 km nhưng phải đi gần hai giờ mới tới. Hải đăng Hòn Khoai có máy phát điện chạy dầu; còn có dàn pa-nen hấp thu năng lượng mặt trời chuyển hóa thành điện năng phục vụ thắp sáng, xem ti vi, đun nước…
Đèn biển Hòn Khoai nằm trong hệ thống hải đăng Cần Giờ – Côn Đảo – Phú Quốc, được người Pháp xây dựng năm 1939, đến nay đã được nâng cấp, sửa chữa với nhà cửa khang trang, trang thiết bị hiện đại. Hải đăng cao 15,7 m, mỗi cạnh 4 m, xây bằng đá hộc, bên trong có thang xoắn, đèn pha sáng tới 35 hải lý.
Trên đỉnh Hòn Khoai, cạnh ngọn hải đăng, có bia ghi sơ lược cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai của nhà giáo Phan Ngọc Hiển và các đồng chí của ông (13/12/1940). Mấy dãy nhà đá xây từ đời Pháp thuộc đứng chơ vơ, hoang phế như là chứng tích của thời gian. Chúng tôi trở xuống núi, đi vòng qua phía đông Hòn Khoai theo con đường nhựa thoai thoải, giữa những tán cây rừng rậm rạp, đan xen. Bãi Lớn hiện ra như một Nha Trang thu nhỏ. Biển trong xanh, xa xa sóng gợn lăn tăn, lấp lánh. Hòn Đồi Mồi, Hòn Sao xanh mơ, mượt mà. Tàu đánh cá nhấp nhô lướt sóng, gió rì rào thổi liu riu vào vịnh. Biển, rừng cây, đá núi đan xen hài hòa với nhau, tươi đẹp, thơ mộng và hoang sơ. Bãi Lớn cát trắng mịn, thoai thoải.
Chúng tôi đi tắt lên núi để về Bãi Nhỏ. Nhân viên kiểm lâm nơi đây cho biết, trong rừng nguyên sinh của Hòn Khoai có rất nhiều cây thuốc quý như: cốt toái, huyết rồng, linh chi, ngũ triều, kỳ hương, quế quan, thần thông, hà thủ ô, thiên niên kiện… Động vật sống trên đảo thường gặp là: kỳ đà, trăn hoa, rắn mái gầm, sóc bụng xám. Ngành lâm nghiệp đã thống kê có trên 220 loài thực vật bậc cao sống ở Hòn Khoai, thuộc 78 họ… Diện tích Hòn Khoai chỉ có 561 ha nhưng động thực vật rất phong phú. Nước ngọt trên Hòn Khoai có quanh năm. Vào mùa khô, dân ven biển Cà Mau và các tàu đánh cá thường ghé Hòn Khoai lấy nước…
Chuyến du ngoạn Hòn Khoai kết thúc bằng bữa tiệc giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 700 nhiều quyến luyến. Hải sản tươi ngon dọn ra ê hề đãi khách: cá đuối dơi nấu mẻ, tôm tích luộc, cua đá rang, tôm sú hấp bia, lẩu cá mú… Chúng tôi lên tàu về đất liền. Cán bộ, chiến sĩ biên phòng đứng trên bến vẫy tay lưu luyến tiễn đoàn…
Kỳ vĩ hang Huyện
Hang Huyện là một hang động tự nhiên hình thành trong lòng dãy núi đá vôi ở xóm Làng Tràng, xã Tràng Xá (Võ Nhai).
Hang Huyện hun hút trong lòng núi, cho đến giờ vẫn không ai biết đâu là điểm cuối. Đây được xem là địa điểm lý tưởng cho những người thích khám phá, mạo hiểm.
Cửa hang Huyện nhìn từ trong ra ngoài.
Theo hồ sơ Di tích Lịch sử và Thắng cảnh hang Huyện, vào cuối thế kỷ XIX, giặc cờ đen từ phương Bắc kéo về vùng Võ Nhai. Tại đây, nhân dân vùng Tràng Xá đã lợi dụng diện tích rộng lớn, vị trí hiểm trở của hang Huyện làm nơi trú ẩn và chống giặc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Tổng đội 28 Gang Thép Thái Nguyên thuộc đơn vị 9303 đã về đây xây dựng, cải tạo mặt bằng trong Hang để chứa nguyên liệu sản xuất, chế tạo đường goòng vận chuyển, sản xuất vũ khí cung cấp cho chiến trường miền Nam. Hang Huyện đã được xếp hạng di tích lịch sử và thắng cảnh cấp tỉnh năm 2009.
Để "mục sở thị" vẻ đẹp kỳ vĩ cũng như những chứng tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi đã có chuyến hành trình khám phá hang Huyện. Để đến được hang, chúng tôi phải gửi xe ở một nhà dân cách hang khoảng 500m, lội suối, đi bộ men theo bờ 3-4 bãi ngô, rồi đi lên con đường mòn nhỏ, rậm rạp cây bụi chừng 20 phút thì tới cửa hang. Cửa hang như hàm ếch, có một trụ bê tông chừng 100m3 được Tổng đội 28 xây dựng để chống bom Mỹ đánh sập cửa hang. Di chuyển tiếp, chúng tôi tiếp cận được tầng thứ nhất của hang. Hình ảnh hiện ra trước mắt chúng tôi là không gian rộng lớn, dưới là nền bê tông bằng phẳng rộng chừng hơn 1.000m2 do quân đội ta trước kia san bằng, trên là vòm đá với thạch nhũ nhiều hình thù khác nhau. Đi sâu khoảng chục mét, chúng tôi bắt đầu phải sử dụng đèn pin để tìm đường đi.
Bên trong các tầng của hang Huyện có những nhú đá rất đẹp.
Lên tầng 2, chúng tôi nhận thấy có các bậc thang lên xuống được xây bằng đá dài khoảng 30m, rộng chừng 1m. Ngoài ra, còn có 1 đường trượt dài khoảng 25m. Ở tầng này, chiều rộng nhất khoảng 30m, cao nhất khoảng 60m. Đây là mặt bằng sản xuất chính của Tổ đội 28. Phía dưới lòng hang của tầng này còn có dòng suối ở độ sâu khoảng 30m, nước chảy quanh năm, tạo nên những âm thanh kỳ lạ, mê hoặc lòng người. Trên tầng 2 hướng Đông Nam còn có cửa thông gió đã được cải tạo xây hình cửa vòm rộng 2m, cao 1,5m, có lối ra thuận tiện. Đứng từ đây có thể phóng tầm mắt quan sát phần lớn lòng chảo Tràng Xá. Tầng 3 có diện tích nhỏ hẹp hơn cả. Đi đến đây, người dân trong xóm khuyên chúng tôi nên dừng cuộc "thám hiểm", bởi chưa có ai trong xóm dám đi tiếp. Và những dụng cụ hỗ trợ mang theo chưa đủ và đảm bảo an toàn để tiếp tục cuộc hành trình.
Anh Đường Văn Học, Phó xóm, kiêm Công an viên xóm Làng Tràng cho biết: Vào năm 2002 và 2014, chúng tôi đã tiếp một số đoàn thám hiểm gồm cả người trong nước và nước ngoài. Họ mang theo rất nhiều dụng cụ hỗ trợ cuộc thám hiểm như: Đèn pin chuyên dùng trong hầm lò, dây, quần áo, mũ bảo hộ, lương thực... Cuộc hành trình của họ kéo dài 3-4 ngày, thậm chí cả tuần. Theo những gì họ kể lại, đi sâu nữa vào trong hang còn có nhiều tầng hang với nhiều nhũ đá rất đẹp, có cả khoảng đất trống rộng mênh mông, xếp thành từng tầng như ruộng bậc thang. Vào mùa hè, nơi đây cũng trở thành điểm đến của nhiều nhóm thanh niên trong và ngoài huyện.
Hang Nà Lả - Nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của huyện Văn Quan Huyện Văn Quan có đặc điểm của vùng núi đá vôi, có nhiều hang động đẹp, kỳ vĩ, xen lẫn là các thung lũng, đèo dốc với khung cảnh thiên nhiên đa dạng. Đây là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch tại Văn Quan như hệ thống hang Nà Lả thuộc xã Liên Hội (trước đây là xã Vân Mộng),...