Hờn dỗi kiểu đàn bà
Nếu bạn muốn làm nữ hoàng thì cũng cần đối xử với đối phương như một đức vua. Hãy nhớ vẻ mềm mại, yểu điệu dịu dàng của phụ nữ có sức mạnh lớn gấp vạn lần dáng vẻ hung dữ, đanh đá.
Đàn bà ngốc nhất là giận lẫy. Vì một chút bực tức nhỏ mà hờn giận với người yêu mà đâu biết rằng chính một phút giây bộc phát ấy lại đẩy người thương đi xa. Người ta có câu thương nhau còn chưa đủ sao còn phải ghét nhau hoàn toàn chính xác.
Đàn ông giống như một đứa trẻ con, thích được chiều chuộng, yêu thương. Có thể ngày một, ngày hai anh ấy thấy bạn nũng nịu, phụng phịu dễ thương chứ năm, mười năm sau vừa về đến nhà đã thấy mặt bạn đằng đằng sát khí thì anh ta cũng chỉ muốn… chuồn sớm.
Đàn ông cần một chốn dung thân yên bình chứ không cần thêm một người mẹ để quản thúc!
Ảnh minh họa.
Cho nên đôi khi anh ấy phạm một vài lỗi nhỏ như quên chưa làm việc nhà, không cho con đi tắm, không đến thăm ba mẹ bạn vào dịp lễ Tết… cũng đừng vội xửng cồ, nhảy chồm chồm lên hoặc mặt nặng mày nhẹ với anh ấy.
Bạn biết không khi bạn đang lạnh lùng với anh ấy thì ngoài kia có biết bao người sẵn lòng mở rộng vòng tay thủ thỉ đủ điều ngọt ngào vào tai anh ấy. Phụ nữ xin đừng vội trách đàn ông dễ sa ngã. Ai cũng thế thôi, khi mệt mỏi thì muốn tìm một người để bầu bạn tâm sự. Anh ấy định hỏi chuyện bạn thì bạn đã cau có, muốn vỗ về bạn thì bạn còn bận hờn giận. Cho nên anh ấy mới ra ngoài tìm nguồn vui khác.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Phụ nữ dại dột mới giận chồng. Phụ nữ dại dột hơn nữa là chọn thời điểm cay nghiệt vào buổi bình minh hoặc lúc chiều muộn. Thử nghĩ mà xem buổi sáng chồng bạn vừa thức giấc, còn đang sung sướng tận hưởng ngày mới thì bạn đã mắng cho anh ấy một trận thì có cụt hứng không cơ chứ. Hoặc buổi chiều anh ấy vừa đi làm mệt mỏi thì bạn cũng chẳng hỏi han được câu nào chỉ biết trách móc, chì chiết.
Nếu muốn nói mấy chuyện căng thẳng thì hãy chọn lúc nào cả hai cùng có tâm trạng thoải mái, và nhiều thời gian. Hãy dùng giọng nhẹ nhàng giảng giải cho anh ấy hiểu ý muốn của bạn và vì sao bạn chưa hài lòng. Nếu anh ấy vẫn chưa chấp nhận mình sai thì cũng không cần làm căng thẳng mọi chuyện quá.
Đôi khi cuộc sống hôn nhân là mỗi người nhường nhau một chút. Có những chuyện tiểu tiết, nhỏ nhặt không ảnh hưởng đến ai thì có thể bỏ qua được. Ông cha ta đã có câu tục ngữ “một điều nhịn, chín điều lành” để dạy phụ nữ nên biết cách kiềm chế bản thân, không giận dỗi vô cớ.
Ảnh minh họa.
Phụ nữ thời hiện đại chịu rất nhiều áp lực từ công việc, con cái đến gia đình. Có những ngày mọi thứ thật sự rất tệ hại như sếp mắng, hợp đồng đổ bể, con cái ốm đau nhèo nhẹo nhưng khi bước qua cánh cửa nhà hãy để mọi ưu phiền lại.
Đừng bao giờ giận cá chém thớt, mang nỗi bực dọc của mình trút lên người bạn đời. Người đàn ông của bạn chắc chắn hảo tâm đủ để nghe bạn than thở nhưng hãy kiềm chế việc đó. Đừng ngày nào, tháng nào cũng than phiền mệt mỏi và chán nan.
Phụ nữ cần học cách kiểm soát cảm xúc giận dữ bộc phát, cũng như lời nói của mình. Trong lúc nóng giận bạn có thể vô tình bật ra những lời sắc như dao cứa tổn thương đối phương. Đến khi nhìn lại thì lời đã nói như bát nước đổ đi không thể thu lại.
Ảnh minh họa.
Xưa kia các phi tần trong cung lúc nào gặp nhà vua cũng đều mỉm cười dịu dàng, ngọt ngào. Họ chỉ mang đến niềm vui và hạnh phúc chứ chẳng bao giờ mắng nhiếc nhà vua lấy một lời. Ai mà chẳng thích ở gần người mang đến niềm vui cho mình. Nếu bạn muốn làm nữ hoàng thì cũng cần đối xử với đối phương như một đức vua.
Hãy nhớ vẻ mềm mại, yểu điệu dịu dàng của phụ nữ có sức mạnh lớn gấp vạn lần dáng vẻ hung dữ, đanh đá. Vậy đó hờn dỗi làm gì cho vừa xấu người, lại vừa mang tiếng hung dữ?
Phụ nữ cứ dịu dàng, ngọt ngào thì dù nàng có muốn cả thiên hạ đàn ông cũng sẵn sàng cho nàng chứ đừng nói mấy việc bé tẹo. Hãy làm người phụ nữ dịu dàng, đáng yêu nhé!
Theo Emdep
Tôi không muốn nhìn thấy cha đẻ hiện diện trong đám cưới của mình
Nhưng mẹ tôi thì buồn lắm. Bà trách tôi hận dai thù sâu ngay chính cha đẻ của mình.
Ngay từ nhỏ tôi đã chịu sự soi mói, phán xét từ các bạn cùng lớp. Thậm chí có người còn thẳng thừng từ chối khi cô xếp ngồi chung bàn với tôi. Tất cả chỉ vì tôi không có ba.
Tôi đã khóc không biết bao nhiêu lần và hỏi mẹ hàng trăm lần rằng ba tôi đâu? Mẹ tôi chỉ ôm tôi và tôi cảm nhận được vai mẹ run lên. Mẹ cũng khóc. Hồi đó hai mẹ con tôi sống khổ sở lắm. Tôi đã từng ao ước một lần được ba ôm, bồng bế. Mỗi lần nhìn thấy bạn bè được ba đưa đi học hay mua cho thứ này thứ kia là tôi lại đỏ hoe mắt. Tôi thèm lắm, từng thèm lắm một người cha.
Và rồi tôi cũng biết được cha mình là ai. Đó là khi mẹ tôi dẫn tôi đến nhà ba vì đám tang bà nội. Năm đó tôi được 10 tuổi. Vừa thấy mẹ con tôi đến, một người phụ nữ hung dữ chạy xộc đến chỉ mặt mẹ tôi mắng "Mày dẫn thứ con hoang này đến đây làm gì?" Câu nói đó tôi vẫn nhớ mãi đến tận hôm nay.
Hai mẹ con tôi cứ dựa vào nhau mà sống. (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi yếu ớt nói muốn để cháu thắp cho bà nội nó một nén hương, dù gì thì tôi cũng là cháu bà. Nhưng chưa kịp để tôi cầm cây hương thì người đàn bà kia đã nắm tay kéo mẹ con tôi xềnh xệch ra cổng. Và tôi thấy một người đàn ông đứng bên trong nhìn theo. Tôi nghe mọi người nói đó chính là ba tôi.
Sau lần bị "vứt" ra khỏi căn nhà đó trước ánh mắt dửng dưng của ông ta, tôi bỗng nhiên chẳng còn thèm ba, chẳng còn muốn gặp ba nữa. Từ đó về sau, tôi chỉ có mẹ. Tôi cũng không bao giờ hỏi mẹ về ba mình. Hai mẹ con tôi cứ dựa vào nhau mà sống.
Để chứng minh cho mọi người thấy không có ba, tôi vẫn thành công, vẫn giỏi giang, tôi đã học ngày học đêm. 12 năm trên ghế nhà trường tôi luôn là học sinh xuất sắc và năm nào cũng nhận học bổng. Sau đó tôi thi đậu vào học viện báo chí và rồi trở thành biên tập viên của một đài truyền hình tỉnh.
Thấy tôi thành đạt và xuất hiện trên ti vi, người đàn ông ấy có đến tìm mẹ tôi vài lần. Tôi không biết họ nói gì nhưng tôi chẳng thèm nhìn ông ấy. Ông ấy không xứng để tôi gọi bằng tiếng ba thiêng liêng.
Gần cưới nhưng mẹ con tôi vẫn chưa thống nhất được chuyện có nên mời ông ấy không? (Ảnh minh họa)
Nghe mẹ tôi kể lại, ông ấy muốn gửi cho tôi ít tiền nhưng tôi từ chối thẳng thừng. Tôi nói mẹ hoặc đem trả lại hoặc đem vứt vào nhà ông ấy giúp tôi. Chết đói tôi cũng không nhận. Qua bao nhiêu cay đắng tủi hờn rồi, tôi còn cần mấy đồng tiền này nữa sao?
Tháng sau tôi cưới. Chồng tôi là con trai một gia đình giàu có bề thế. Mẹ tôi ngỏ ý muốn mời ông ấy đến dự tiệc với vai trò một người cha. "Dù gì đó cũng là người đã tạo ra con". Mẹ tôi nói.
Nhưng tôi không muốn. Tôi muốn để cậu mình đứng ở vị trí ấy. Tôi thậm chí còn không muốn ông ấy hiện diện trong đám cưới của tôi. Nhưng mẹ tôi thì buồn lắm. Bà trách tôi hận dai thù sâu ngay chính cha đẻ của mình. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Ngày cưới thì gần kề mà tôi và mẹ vẫn chưa thống nhất được chuyện này. Theo mọi người tôi có nên mời ông ấy cho phải phép không?
Theo Afamily
Ly hôn không đáng sợ, đời đàn bà không có đàn ông càng phải kiêu hãnh! Tiền để lo cho mình và con, còn để độc lập và kiêu hãnh. Nước mắt không thể đổi lấy tiền, thương tổn cũng không đáng giá bằng tiền. Đàn bà, ai lại không sợ ly hôn, cũng có ai mong đời mình dở dang. Nhưng nếu một ngày, mỏi mệt quá mà buông tay, cạn cùng quá mà dừng lại thì cũng...