Hòn đảo trơ trọi hút khách vì hiện tượng thiên nhiên hiếm có
Nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, bản thân cũng trơ trọi, nhưng Lítla Dímun lại được nhiều du khách yêu thích nhờ hiện tượng thiên nhiên thú vị, hiếm gặp.
Ảnh: Amazing Places.
Lítla Dímun là đảo nhỏ nhất trong số 18 đảo chính của quần đảo Faroe, với địa hình hiểm trở và không có người sinh sống. Tuy nhiên, hòn đảo này lại là điểm tham quan hút khách nhờ hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Một đám mây hình mũ thường xuyên xuất hiện, phủ trên đảo như tấm chăn hơi nước. Chúng hay hình thành trên đỉnh núi hoặc các điểm nhô lên khác. Ảnh: F.Ewald.
“Mũ mây” trùm trên đỉnh đảo, sau đó tuột dần xuống dưới vùng đất xanh tươi phía dưới, trước khi tỏa xuống và tan vào mặt biển lạnh lẽo. Ảnh: Magnus Mundi.
Video đang HOT
Phần lớn, du khách sẽ đứng từ làng Hvalba và Sandvík trên đảo Suuroy để ngắm đảo. Ảnh: Amazing Places.
Bạn cũng có thể đăng ký các tour tham quan bằng thuyền để quan sát đảo dễ dàng hơn. Ảnh: Amazing Places.
Ảnh: @hansenhjalmar.
Bạn có thể lên đảo tham quan, nhưng thời tiết hiếm khi đủ thuận lợi để du khách làm được điều này. Khi trời không quá xấu, du khách có thể leo theo các dây thừng của nông dân để lên đảo.
Ảnh: CNN.
Trong số các đảo chính của Faroe, Lítla Dímun là đảo duy nhất không có người sinh sống. Suốt nhiều thế kỷ, các nông dân đến đây để chăm sóc những con cừu được nuôi thả dự do trên đảo.
Ảnh: Magellantimes.
Đến giữa thế kỷ 19, cừu vẫn thống trị hòn đảo này. Người ta cho rằng loại cừu hoang lông đen, đuôi ngắn là hậu duệ của những con cừu được đưa tới đây vào thời đại đồ đá mới.
Ảnh: Magellantimes.
Tuy nhiên, khi những cá thể cuối cùng bị bắn chết vào những năm 1800, loài này tuyệt chủng. Đảo chỉ còn cừu Faroes do nông dân nuôi. Mỗi mùa thu, họ đến đây, leo lên những vách đá trơn tuột để đưa cừu về đảo chính.
Niềm vui trên những cung đường...
Gắn bó với việc viết báo phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tôi đã có dịp đi đến nhiều vùng miền của đất nước, kể cả những bản làng xa xôi, hẻo lánh khó khăn nhất.
Theo những bước chân, nỗi mệt mỏi trong tôi dường như ngày một vơi đi khi được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ của nhiều miền quê vùng DTTS.
Vài năm trước, nhắc tới huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu), nhiều người e ngại bởi lên được đến địa phương này phải đi mất cả ngày đường, đổi mấy lần xe, vượt qua nhiều cung đường quanh co, đèo dốc... Tuy nhiên, đến năm 2020, chỉ sau hơn 10 tiếng trên xe giường nằm, tôi đã đến được với trung tâm huyện Nậm Nhùn.
Nhờ những cung đường được đầu tư làm mới, nâng cấp sửa chữa, theo những chuyến xe, nhiều đồng bào dân tộc Mông, Dao ở Nậm Nhùn cũng đã tìm đường ra thành phố, xuống Thủ đô để khám bệnh, thăm thân hay mua sắm... Với những phóng viên như chúng tôi, mỗi chuyến đi tác nghiệp ở vùng cao, thấy vui và đỡ mệt hơn rất nhiều khi mà đa số xã miền núi đã có ô tô đến tận trung tâm; hầu hết các bản làng đều có thể chạy xe máy chứ không phải cuốc bộ như nhiều năm trước...
Đề tài đời sống, sinh hoạt của bà con DTTS luôn thu hút phóng viên
Còn nhớ, năm 2015, đến với Bản Háng Tày (thuộc xã Chế Tạo - xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái), chúng tôi mệt lả vì cung đường 55km hẹp, dốc, lổn nhổn đá sỏi từ trung tâm huyện Mù Cang Chải vào Háng Tày. Tối đến, thay vì ánh điện, cả đoàn ngồi ăn cơm dưới ánh đèn tù mù. Điện lưới quốc gia khi đó vẫn là một giấc mơ đối với đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Vậy nhưng giờ đây, Háng Tày đã náo nhiệt hơn với tiếng máy xay xát, tiếng ti vi, tiếng nhạc...
Đêm xuống, dưới ánh đèn điện sáng tỏ, những đứa trẻ DTTS dễ dàng hơn với việc viết chữ, làm phép tính. Điện lưới quốc gia kéo về tận các hộ đã góp phần giải "cơn khát" điện từ nhiều đời của người dân nơi đây.
Có đường, có điện, thay vì tự cung, tự cấp như trước kia, đồng bào Tày, Nùng ở Đông Bắc, đồng bào Mường, Thái ở Tây Bắc, đồng bào Ê ê, Grai ở Tây Nguyên, đồng bào Chăm ở Nam Trung Bộ, đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ... đều đã tham gia phát triển sản xuất hàng hóa nông - lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ. Từ những vùng đất đồi núi xa xôi, năng suất thấp hôm nào, mấy năm trở lại đây đã trù phú hơn với các vườn cam, mận, cà phê, hồ tiêu, nho, măng tây, cá lồng bè...
Trong câu chuyện với phóng viên, nhiều bạn trẻ người DTTS tự tin chia sẻ hành trình khởi nghiệp thành công ngay trên chính quê hương mình. Nhiều sản phẩm dược liệu, thực phẩm... được sản xuất từ các thôn, bản vùng cao nay đã xuất hiện ở nhiều vị trí trang trọng tại hệ thống siêu thị ở các thành phố lớn.
Những kết quả ấy có được, bên cạnh sự nỗ lực của mỗi cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã... rất nhiều người dân mà phóng viên có dịp tiếp xúc đều dành sự ghi nhận tích cực với những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước dành cho vùng DTTS và miền núi. Trong đó phải kể tới các Chương trình như: Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, Chương trình cho vay vốn sản xuất của Ngân hàng Chính sách xã hội... Nhờ sự hỗ trợ về nguồn lực, kỹ thuật, cây con giống... đời sống, tư duy của bà con DTTS đã từng bước có những đổi thay đáng kể.
Với người làm báo, thật khó tả hết niềm vui khi được đặt chân tới những vùng quê đang đổi mới từng ngày, chứng kiến những kết quả đạt được từ việc triển khai các chính sách dân tộc của Nhà nước; đồng thời nắm bắt được những bất cập của các chương trình, chính sách chưa gắn với thực tế...
Hơn tất cả, đời sống sinh động tại mỗi địa phương, những con đường phóng viên đã đi qua, những con người mà phóng viên đã gặp... chính là chất liệu quý giá, chân thực để cho ra đời các bài viết, chương trình có nội dung phản ánh, ca ngợi, đánh giá hay phê bình. Tuy nhiên, dù là bài viết mang nội dung gì, cũng đều hướng tới tinh thần cốt lõi của Đảng và Nhà nước trong phát triển, đó là "Không để ai bị bỏ lại phía sau!".
Có nhiều người hay hỏi, viết báo cho đồng bào phải di chuyển nhiều, có mệt lắm không. Thú thực là rất mệt, nhưng vui nhiều hơn, bởi những chuyến đi không chỉ bồi đắp cho người phóng viên thật nhiều trải nghiệm, mà hơn thế còn là niềm tự hào về những cảnh quan thiên nhiên đất nước tươi đẹp - Nơi đó có những đồng bào dân tộc còn nghèo vật chất nhưng có tấm lòng sẻ chia, cưu mang ấm áp đến lạ kỳ.
Khám phá ngôi nhà sinh thái trên hòn đảo xinh đẹp Những ai muốn thoát khỏi sự náo nhiệt của cuộc sống hiện đại, một kỳ nghỉ trên hòn đảo đầy nắng và gió là một lựa chọn hoàn hảo. Ngôi nhà gỗ nằm trên 5,24 mẫu Anh của thiên đường đảo hẻo lánh, cách Key West, Florida (Mỹ) 25 dặm. Ngôi nhà có giá 6.900.000 USD, trước đây từng thuộc sở hữu của...