Hòn đảo rộng bằng 2 sân bóng đá, không có nhà vệ sinh: Vì sao không ai muốn rời đi?
Dù có hơn 500 người sinh sống nhưng lại không có nhà vệ sinh ở trên hòn đảo này.
Đây là đảo Santa Cruz del Islote nằm ở trong vịnh Morrosquillo, thuộc miền bắc Colombia. Hòn đảo thuộc quản lý của chính quyền thành phố Cartagena. Cách đây 150 năm, hòn đảo này ban đầu chỉ là một khối đất đá có kích thước chưa bằng một sân bóng đá. Lúc bấy giờ, những ngư dân thường tới hòn đảo để nghỉ ngơi hoặc tìm nơi trú ẩn khi có bão.
Sau đó, người dân bắt đầu chuyển lên đảo Santa Cruz del Islote để định cư. Họ tiến hành xây nhà, mở rộng hòn đảo bằng cách sử dụng vỏ sò, cát, thân cây và rác để lấn biển. Điều này khiến diện tích đảo tăng lên gấp đôi, khoảng 0,12 km2, tương đương với kích thước của hai sân bóng đá.
Đến năm 2017, hòn đảo nhỏ này có 97 ngôi nhà và 47 gia đình sinh sống. Tổng số người cư trú trên đảo là khoảng 500 người. Ngoài ra, vào mùa cao điểm của du lịch, ước tính có tới 1.200 người ở trên đảo. Trên thực tế, hầu hết mỗi tấc đất trên đảo đều được tận dụng để xây nhà. Do đó, mật độ dân số trên hòn đảo nhỏ này được cho là cao gấp 4 lần so với quận Manhattan, thành phố New York (Mỹ).
Mật độ dân số trên hòn đảo này thậm chí còn cao gấp 4 lần so với quận Manhattan, thành phố New York (Mỹ). Ảnh: Getty
Video đang HOT
Cuộc sống không dễ dàng trên hòn đảo nhỏ
Đặc biệt, trên hòn đảo Santa Cruz del Islote có dân số trẻ với khoảng 65% cư dân là người dưới 18 tuổi. Dù có diện tích nhỏ nhưng đây không phải là một nơi dễ sống. Cụ thể, hòn đảo này không có nhà vệ sinh hay hệ thống xử lý nước thải, thậm chí không thể trồng trọt hay chăn nuôi. Nguồn thức ăn của các cư dân trên đảo chủ yếu đến từ cá đánh bắt ở ngoài biển.
Thực tế nguồn nước sinh hoạt, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác đều được chuyển từ đất liền lên trên đảo. Hơn nữa, đảo Santa Cruz del Islote cũng không có nghĩa trang, do đó người chết sẽ được các thành viên trong gia đình mang tới đảo khác để chôn cất.
Ông Fernando Sanchez Jaramillo, luật sư nhân quyền, cho rằng chính quyền thành phố Cartagena đã không quản lý được hòn đảo Santa Cruz del Islote. Thành phố cũng lập kế hoạch về việc cung cấp nước, dọn rác một tuần một lần, nhưng thực tế thường mất nhiều tuần, thậm chí hàng tháng thì mới có thuyền cập đảo.
Cuộc sống của người dân trên đảo gặp nhiều khó khăn do thiếu nước sinh hoạt và các nhu yếu phẩm khác. Ảnh: Getty
Do đó, các cư dân đều phải hứng nước mưa dự trữ để uống và thường tự mang rác sang hòn đảo khác. Bên cạnh đó, nguồn điện duy nhất của người dân trên đảo trước đây là máy phát chạy bằng diesel hoạt động vào buổi tối. Chính quyền địa phương cũng đã tiến hành lắp pin Mặt Trời trên đào vào năm 2015. Tuy nhiên, người dân trên đảo ngày càng lo ngại rằng không đủ điện cho những thiết bị gia dụng cũng như tất cả mọi người.
Đảo Santa Cruz del Islote có một trường học duy nhất ở trong vùng, nhưng chỉ dạy đến lớp 10. Vì vậy, bất cứ học sinh nào muốn học cao hơn thì đều phải rời đảo để vào đất liền và đi về hàng ngày. Trong khi đó, cũng có nhiều người dân chọn cách không học lên cao hơn và quyết định ở lại đảo làm nghề đánh cá.
Người dân trên đảo sống chủ yếu nhờ nghề đánh bắt cá. Ảnh: Getty
Về tương lai, không có gì là chắc chắn ở trên hòn đảo này. Santa Cruz del Islote ban đầu phát triển nhờ vào nghề đánh cá. Tuy nhiên, nghề này đang có dấu hiệu suy giảm vì biến đổi khí hậu và những hoạt động đánh bắt không bền vững như dùng mìn đã phá hủy các rạn san hô.
Ông Blas Enrique Mesa Medrano, một ngư dân địa phương, chia sẻ: “Vào những năm 1970, chỉ có 60 ngư dân hoạt động ở trên đảo, nhưng hiện nay đã tăng lên 180 người và khoảng 600 người đến từ nơi khác. Vì vậy, chúng tôi đã đánh bắt cạn kiệt những gì mà thiên nhiên cung cấp”.
Luật sư Jaramillo cho hay, có một số nhóm muốn giải tán hòn đảo, bao gồm chính quyền thành phố Cartagena và các công dân giàu có sống gần đó. Họ coi hòn đảo này là “khu ổ chuột ở trên biển”.
Thế nhưng cũng có những người ủng hộ việc phát triển đảo Santa Cruz del Islote. Cụ thể, nhà nhân chủng học Lavinia Fiori muốn giúp đỡ hòn đảo bằng cách tạo ra những nguồn thu nhập mới, chẳng hạn như mở nhà hàng ở trên mặt biển cho khách du lịch, đồng thời đầu tư vào công nghệ đánh bắt cá tốt hơn, và tạo không gian để trồng rau quả và cây ăn trái.
Bà Lavinia Fiori nói: “Đây là một cộng đồng rất phong phú về mặt văn hóa và lịch sử. Họ là số ít những ngư dân ở Colombia. Họ nên được tạo điều kiện để tiếp tục sống ở trên biển”.
Xin phép tới 3 cơ quan mới được xây nhà vệ sinh cho công nhân
Tại hội nghị "Tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp TP.HCM năm 2022", giới doanh nghiệp đã phản ảnh nhiều bức xúc lên các lãnh đạo thành phố.
Gần đây, nhiều quy định có xu hướng từ "một cửa trở thành nhiều cửa", trong quy định lại phát sinh nhiều thủ tục yêu cầu mới của cơ quan công quyền. Có chuyện tức cười nhưng doanh nghiệp cười không nổi. Đó là việc xây cái nhà vệ sinh nội bộ cho công nhân cũng phải xin phép tới 3 cơ quan.
Vượt qua ba ải đi tâu
Toa lét cũng thấy phờ râu rêm mình.
Minh họa: Đức Thuận.
Học sinh 'bí đầu ra' ở trường học Nhà vệ sinh tại một số trường học hiện nay vừa thiếu vừa không đạt chuẩn. Có trường trung bình 200 em mới có một nhà vệ sinh. Đó là nỗi ám ảnh với nhiều thế hệ học sinh nước ta. Tranh: Đức Thuận. Biếm họa của Quéo. Tranh: Hữu Lộc.