Hòn đảo nơi bạn nhìn thấy ngày mai
Du khách đứng trên đảo Little Diomede có thể nhìn thấy ngày mai, còn những ai đứng trên đảo Big Diomede lại nhìn thấy quá khứ, dù hai nơi này chỉ cách nhau chưa đầy 3 km.
Nằm gần chính giữa eo biển Bering là quần đảo Diomede, gồm hai đảo Big Diomede – Litte Diomede (đảo lớn – đảo nhỏ). Điều đặc biệt khiến địa điểm nằm ở nơi hẻo lánh nhưng vẫn nổi tiếng chính là sự xóa nhòa giới hạn về thời gian và không gian.
Đứng từ đảo Litte Diomede và nhìn sang Big Diomede, bạn có thể thấy “ngày mai” và ngược lại dù chúng chỉ cách nhau 2,4 km đường biển.
Hai hòn đảo nằm cách nhau chỉ khoảng 2,4 km nhưng lại lệch nhau gần một ngày. Ảnh: Ghostvillage.
Điều kỳ lạ trên xảy ra do một đảo nằm trong lãnh thổ Nga, phía còn lại thuộc quyền sở hữu của Mỹ nên chúng có hai múi giờ khác nhau. Giờ của Nga và Mỹ chênh nhau 21 tiếng.
Khi ở Nga đã sang ngày mới, Mỹ vẫn là ngày hôm qua. Vì cách tính thời gian này, Big Diomede còn có tên gọi là đảo Ngày Mai (Tomorrow Island), còn Litte Diomede là đảo Ngày Hôm Qua (Yesterday Island).
Vào mùa đông, khi thời tiết lạnh giá, mặt biển ở đây sẽ đóng băng, vô tình tạo nên cây cầu nối liền hai đảo và người dân có thể dễ dàng đi bộ từ Mỹ sang Nga. Tuy nhiên, điều này bị coi là bất hợp pháp.
Trong làng có một trường học, nhà thờ, sân bay trực thăng, phòng khám và có cả internet, điện thoại. Ảnh: Ghostvillage.
Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga đã di dời toàn bộ cư dân trên đảo Ngày Mai vào trong đất liền. Ngày nay, nơi đây chỉ có quân đội cư trú. Còn đảo Ngày Hôm Qua vẫn có khoảng 150 người Mỹ sinh sống, tập trung thành một ngôi làng, nổi tiếng với nghề chạm khắc ngà.
Theo điều tra của chính quyền Mỹ, hơn 90% dân số trên đảo là người bản xứ. Trong 43 hộ gia đình, hơn 37% là trẻ em dưới 18 tuổi, gần 21% các đôi sống cùng nhau, hơn 32% nhà vắng bóng đàn ông, trong khi 18,6% là người độc thân. Thu nhập người dân ở đây không cao, nhiều hộ gia đình được xếp vào dạng nghèo.
Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, người dân từ đảo nọ có thể đi sang đảo kia nhờ một cây cầu bằng băng. Ảnh: Ghostvillage.
Trên đảo không có các con đường trải nhựa, cao tốc, đường sắt hay đường thủy. Cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những con đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Ngoài du khách, đảo còn đón tiếp các đoàn nghiên cứu và người dân Alaska từ đất liền tới thăm.
Theo VNE
Những bức ảnh du lịch ấn tượng nhất năm 2014
CNN vừa chọn ra những bức ảnh ấn tượng nhất ghi lại các trải nghiệm du lịch của những người đam mê "xê dịch" trên khắp thế giới.
Video đang HOT
Vùng lõm Danakil, Ethiopia: Vùng lõm Danakil ở miền Bắc Ethiopia là một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới, với những dải hoang mạc muối và nhiệt độ thường xuyên lên tới gần 38 độ C.
Jaipur, Ấn Độ: Những sợi dây chun rực rỡ sắc màu của một quầy bán rong tại Jaipur, Ấn Độ.
Công viên quốc gia hồ Waterton, Alberta, Canada: Những chú chim tung cánh trên bầu trời công viên quốc gia hồ Waterton.
San Francisco, California: Cầu qua vịnh Francisco-Oakland dưới ánh hoàng hôn California. Paul Heller, tác giả bức ảnh, cho biết cảnh tượng đó thực sự "choáng ngợp".
Công viên Harriman, New York, Mỹ: Tán lá vàng và đỏ trải dọc theo con đường đơn độc.
Salar de Uyuni, Bolivia: Ở đồng bằng muối có khung cảnh siêu thực của Bolivia, thật khó để có thể phân biệt mặt đất và bầu trời. Neal Piper cho biết: "Trong tất cả những chuyến đi của tôi, đây là nơi tuyệt vời nhất tôi từng thấy".
Paris, Pháp: "La Grande Roue de Paris" là một đu quay khổng lồ có thể dịch chuyển được, cao tới 60m và có 42 khoang, mỗi khoang chứa được 8 người.
Eo biển Bering, Alaska: Bắc Cực quang lộng lẫy trên bầu trời gần eo biển Bering của Alaska.
Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: Nhà thờ Sheikh Zayed là một trong những công trình kiến trúc và nghệ thuật đạo Hồi nổi bật nhất thế giới, với hơn 80 mái vòm cẩm thạch, những đèn chùm dát vàng và tấm thảm dệt tay lớn nhất thế giới.
Nairobi, Kenya: Chú voi con dính đầy bùn đang chuẩn bị được tắm ở trung tâm chăm sóc voi mồ côi ở Nairobi, Kenya.
Queenstown, New Zealand: Khung cảnh trên hòn đảo phía Nam của New Zealand thật tuyệt diệu.
Columbus, Indiana, Mỹ: Sau một trận bão tuyết ở Columbus, Adam Aniz Sarbudeen đã chụp lại cảnh mặt trời lặn rực rỡ qua một nhũ băng.
Siem Reap, Campuchia: Mỗi sáng có hàng trăm du khách đổ về Angkor Wat để ngắm cảnh mặt trời mọc trên những đền đài cổ xưa.
Paris, Pháp: Hoàng hôn buông xuống sông Seine ở Paris.
Đường mòn Inca, Peru: Những đỉnh núi phủ tuyết trên rặng Andes trải dọc đường Inca xuyên qua Peru. Con đường dài 40km này cho du khách chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp với rừng cây và núi.
Công viên Valley, Missouri, Mỹ: Carol Bock đã tiến sát con cú để chụp ảnh chân dung tại khu bảo tồn chim thế giới tại công viên Valley, Missouri, Mỹ.
Obersalzberg, Đức: "Tổ đại bàng", nơi nghỉ dưỡng của Hitler trong Thế chiến II, giờ là một nhà hàng nhìn ra dãy Alps hùng vĩ.
Lone Pine, California, Mỹ: Một nhiếp ảnh gia đã may mắn ghi lại được hình ảnh của dải ngân hà sau cổng vòm Mobius ở Lone Pine, California.
New Orleans, Louisiana: khu phố người Pháp sống động trong lễ hội nhạc Jazz thường niên ở New Orleans.
Seattle, Washington, Mỹ: Tim Durkan đã phải bỏ công chuẩn bị và may mắn ghi lại được hình ảnh vầng trăng khuyết cạnh tháp Space Needle.
Núi lửa Batu Tara, Indonesia: Marc Szeglat, người chuyên quay phim núi lửa, chứng kiến một dòng nham thạch phun ra ở núi lửa Batu Tara và chảy xuống biển Flores ở Indonesia.
Brill, Anh: Mưa sao băng Geminid tạo ra một cảnh tượng lộng lẫy trên bầu trời làng Brill, Buckinghamshire, nước Anh.
Sedona, Arizona, Mỹ: Khung cảnh nơi đây thật đẹp với lớp tuyết mỏng và ánh Mắt Trời hé lộ sau những đám mây.
Viseu de Sus, Romania: Các công nhân đang đưa ngựa qua thung lũng Vasser ở Vieu de Sus, Romania.
Grindavik, Iceland: Trông như cảnh ở một thế giới khác, nhưng Blue Lagoon là một vùng nước ấm hình thành do một nhà máy điện địa nhiệt ở Iceland vào năm 1976. Từ đó tới giờ, đây là nơi yêu thích của nhiều du khách.
Theo Zing
Những thành phố tuyết đẹp tựa miền cổ tích Mùa đông đến, cũng là lúc nhiều thành phố trên khắp thế giới được khoác lên mình "bộ cánh tuyết trắng" đẹp lung linh. 1. Valdez, Alaska Ảnh: Brian Caissie Nơi được coi là nhiều tuyết nhất ở Mỹ chính là Valdez. Nó được bao quanh bởi những dãy núi Chugach phủ băng và tuyết rơi rất dày khi mùa đông đến. Thị...