Hòn đảo ‘nhuốm máu’ của Đài Loan từng bị Trung Quốc nả đạn tơi tả
Nằm cách thành phố Hạ Môn của Trung Quốc đại lục chỉ vài km, quần đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát, từng bị Trung Quốc nhấn chìm trong biển lửa.
Kim Môn là tên gọi một nhóm đảo nằm nhỏ dưới quyền kiểm soát của Đài Loan. Về mặt địa lý, Kim Môn nằm gần Trung Quốc đại lục hơn rất nhiều so với đảo Đài Loan, chỉ cách thành phố Hạ Môn của Trung Quốc vài km.
Ngày nay, Kim Môn là một quần đảo hiện đại và sầm uất với dân số 113.000 người. Dù vậy, trong quá khứ nơi này từng trở thành “hỏa ngục” trong cuộc xung đột giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Ảnh: Trấn Kim Thành – trung tâm hành chính của quần đảo Kim Môn.
Được khai phá từ rất lâu đời, sau CTTG thứ 2, quần đảo Kim Môn nằm dưới quyền kiểm soát của quân Tưởng Giới Thạch. Từ 25-27/10/1949, Giải phóng quân Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch lớn nhằm thu hồi Kim Môn nhưng thất bại với tổn thất rất lớn. Ảnh: Biểu ngữ tuyên truyền “Tam dân chủ nghĩa thống nhất Trung Quốc” ở Kim Môn hướng sang Hạ Môn của Trung Quốc đại lục.
Đặc biệt, từ ngày 23/8 – 5/10/1958, Trung Quốc đã phát động pháo kích quy mô lớn, đã bắn hơn 470.000 đạn pháo vào quần đảo Kim Môn, gây ra cuộc “Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần hai”. Ảnh: Đạn pháo Trung Quốc được trưng bày tại Kim Môn, với cỡ đạn lớn nhất là 240 li.
Sau biến cố trên, vỏ đạn pháo đã trở thành một nguồn nguyên liệu tái chế phục vụ cho ngành sản xuất thép tại Kim Môn, khiến quần đảo này trở nên nổi tiếng với sản phẩm dao phay được làm từ vỏ đạn pháo Trung Quốc. Ảnh: Một xưởng rèn ở Kim Môn với nguyên liệu là vỏ đạn pháo.
Năm 1979, Mỹ và CHND Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao. Trung Quốc đại lục tuyên bố đình chỉ pháo kích vào Kim Môn, chấm dứt 21 năm sống trong căng thẳng của cư dân quần đảo này. Ngày 3/2/2004, tuyến hàng hải Kim Môn – Hạ Môn được mở, bắt đầu sự giao lưu hạn chế giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Ảnh: đảo Kiến Công với tượng danh tướng Trịnh Thành Công tại khu vực cảng Kim Môn.
Video đang HOT
Từ một khu vực bị hạn chế phát triển do nguy cơ chiến tranh, hiện nay Kim Môn đã trở thành một địa điểm du lịch cuối tuần quen thuộc đối với người Đài Loan.
Bên cạnh vị trí nằm gần đại lục (có thể nhìn thấy đại lục bằng mắt thường hoặc ống nhòm), Kim Môn còn thu hút du khách với các thôn làng yên bình, kiến trúc kiểu cổ. Ảnh: Nhà theo kiến trúc truyền thống ở Kim Môn.
Rượu Kim Môn là một đặc sản nổi tiếng Đài Loan. Nhà máy sản xuất loại rượu này xây dựng hẳn mô hình khổng lồ của một chai rượu Kim Môn.
Pháo đài Juguang xây dựng năm 1952 là một địa danh được ưa thích của Kim Môn.
Một trụ sở quân sự có từ thời nhà Thanh ở Kim Môn.
Tượng con sư đà tại một ngôi đền ở Kim Môn.
Theo T.B/Kiến thức
Khám phá bốn mùa trà xanh ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
Khi nói về những điểm đến tuyệt vời cho người yêu trà, chắc chắn Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ luôn là những quốc gia xuất hiện ngay trong tâm trí chúng ta.
Hãy cùng khám phá bốn mùa trà tuyệt vời tại ba quốc gia này qua bài tổng hợp dưới đây.
Nhật Bản
Trà xanh Nhật Bản thường được thu hoạch từ hai đến năm lần mỗi năm từ mùa xuân đến mùa thu. Vùng Uji tại Kyoto là nơi trồng và sản xuất trà nổi tiếng với điều kiện thổ nhưỡng tuyệt vời của vùng, được mệnh danh là "nơi sinh của trà Nhật Bản".
Nơi đây được bao quanh bởi những ngọn đồi xanh tươi tốt. Khí hậu mù sương, những ngọn đồi dốc, ban ngày ấm áp và ban đêm mát mẻ mang đến một khung cảnh lý tưởng cho cây cối phát triển mạnh. Trà được sản xuất tại vùng Uji ở Kyoto có hương vị và mùi thơm tinh tế hơn nhiều và màu sắc quý phái hơn so với trà được sản xuất ở bất kỳ khu vực nào khác của Nhật Bản. Bạn có biết vị trà khác nhau do các cây trà được che lại khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp bằng những tấm màn đặc biệt?
Trà được trồng theo cách này có hương vị ngọt ngào và dịu nhẹ, vì không có ánh sáng mặt trời sẽ có ít chất tannin đắng. Do đó khi nhấp thử một ngụm Gyokuro hoặc Matcha, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm thanh lịch, vị ngọt dịu êm cùng màu xanh nhạt đặc trưng.
Riêng lá trà Sencha và được trồng dưới ánh sáng mặt trời và không che phủ, chính vì vậy mà một tách trà Sencha có vị đắng thơm ngon, hương thơm sảng khoái và có màu xanh ngả vàng. Độ tươi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của trà xanh Nhật Bản.
Không giống như các loại trà bị oxy hóa khô như trà đen hoặc trà ô long, trà xanh không thể ngon nếu không tươi.
Do đó, trà xanh Nhật Bản cần được lưu trữ cẩn thận để giữ được độ tươi thiết yếu của nó. Mùa thu là một mùa quan trọng đối với nông dân trồng trà. Cây trà phát triển tốt nhất vào mùa thu và do đó nông dân tập trung chăm bón đất vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Đặc biệt nếu "> du lịch Nhật Bản vào mùa này, bạn sẽ có cơ hội ngắm những bông hoa trà xanh nở rộ với sắc trắng và vàng mộc mạc.
Trong những tháng mùa đông dài và lạnh lẽo, những cây trà sẽ ngủ đông và tập trung lưu trữ dinh dưỡng để nảy mầm mạnh mẽ vào mùa xuân.
Trà xanh Nhật Bản
Hàn Quốc
Hàn Quốc có bốn vùng trồng trà chính: Núi Jiri, Boseong, đảo Jeju và Jeonnam. Núi Jiri, Boseong và Jeonnam nằm ở vùng cực nam ôn đới của bán đảo Triều Tiên, nép mình trên sườn núi gần đại dương còn Jeju là hòn đảo núi lửa cận nhiệt đới ngoài khơi bờ biển phía nam. Các cánh đồng trà chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực phía nam vì nhiệt độ mùa đông ở các khu vực phía bắc làm đóng băng các lá trà.
Ngoài ra, những ngọn núi và vùng biển xung quanh ở các khu vực phía Nam, cùng với điều kiện đất đai phong phú cung cấp môi trường lý tưởng để sản xuất các loại trà tốt nhất. Trà có một lịch sử lâu đời ở Hàn Quốc với niên đại từ năm 48 sau Công nguyên. Đảo Jeju luôn là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Hàn Quốc.
Đất núi lửa và khí hậu cận nhiệt đới làm cho hòn đảo này trở thành địa điểm lý tưởng để trồng trà. Là khu vực sản xuất trà phát triển nhanh nhất ở Hàn Quốc hiện nay, áp dụng tự động hóa thành công và hoạt động xuất khẩu sản phẩm đều đặn, trà xanh đảo Jeju là loại phổ biến nhất và nổi tiếng nhất dành cho những người ưa thích uống trà.
Trà xanh đảo Jeju Hàn Quốc
Đài Loan
Trà ô long và trà đen của Đài Loan đã tạo nên danh tiếng mang tầm quốc tế, đặc biệt là trà ô long sau khi nó được trồng ở khu vực Lộc Cốc ở huyện Nam Đầu và phía bắc Đài Loan. Các đồn điền trà có thể được tìm thấy ở nhiều vùng của Đài Loan. Huyện Bình lâm ở phía bắc Đài Loan với đồn điền trà Bagua nổi tiếng nhìn ra hồ chứa Phỉ Thúy.
Trên đường đến hồ Nhật Nguyệt, bạn có thể dừng chân tại Nông trại Trà cổ Assam và tìm hiểu về quy trình pha trà. Đường cao tốc nối giữa hồ Nhật Nguyệt với A Lý Sơn sẽ đưa bạn đến đồn điền trà Caopingtou Yushan được cắt tỉa gọn gàng. Đừng bỏ qua đồn điền trà Wuhe nằm ở thung lũng East Rift tại huyện Hoa Liên thuộc trong hành trình du lịch Đài Loan bạn nhé! Cuối cùng, để ngắm nhìn khung cảnh ngoạn mục của những hàng cây với những ngọn núi cao làm nền, bạn hãy đến đồn điền trà Bihushan ở phía bắc A Lý Sơn.
Trà Ô Long Đài Loan
Phạm Quân
Theo baodansinh.vn
Độc đáo đá, suối và thác ở Đồng Nai Nói về đá, suối và thác ở Đồng Nai phải kể đến các thắng cảnh: đá Ba Chồng, làng nghề đá ở Bửu Long, thác Trị An, thác Đá Hàn, thác Mai... Với cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với sự đầu tư, chăm chút của con người đã tạo nên những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách khi...