Hòn đảo nhỏ có thể thành “giới tuyến mới” trong cuộc đua không gian
Khi cuộc đua không gian ngày càng nóng với sự tham gia của các tỷ phú Mỹ, giới chức Indonesia đang hy vọng biến một hòn đảo hẻo lánh của họ thành “giới tuyến mới” trong cuộc đua này.
Đảo Biak của Indonesia (Ảnh: Roamindonesia).
Trong 15 thế hệ, các thành viên bộ lạc Abrauw vẫn sinh hoạt như tập tục tổ tiên. Họ làm trang trại gỗ trong các khoảnh rừng nhiệt đới, đi tìm cây thuốc và đặt bẫy để bắt rắn và lợn rừng, theo New York Times.
Với họ, đất đai trên đảo Biak là tất cả: nguồn gốc, nguồn sinh kế và mối liên hệ với tổ tiên. Giờ đây, gia tộc này và những người dân bản địa sống trên hòn đảo đang lo ngại sẽ bị mất đất, mất sinh kế khi chính phủ Indonesia tính mở bãi phóng tên lửa ở đây để thu hút người sáng lập tập đoàn SpaceX, tỷ phú Elon Musk.
Chính Indonesia Indonesia từ lâu cho biết họ đã mua khu đất rộng hơn 100 ha từ gia tộc Abrauw vào năm 1980 và từ năm 2017 đã lên kế hoạch xây một bãi phóng tên lửa quy mô nhỏ ở đây. Nhưng bộ tộc này nói rằng họ chưa bao giờ bán khu đất này. Bốn người đàn ông đã ký vào văn bản mua bán không phải là thành viên của gia tộc và không có quyền bán, theo các trưởng tộc.
Thủ lĩnh các bộ lạc ở đảo Biak kiên quyết phản đối kế hoạch này, cho rằng việc xây dựng một bãi phóng tên lửa trên hòn đảo này đồng nghĩa với việc tận diệt nguồn rừng, làm xáo trộn môi trường sống của các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng và khiến bộ lạc Abrauw khốn đốn khi sẽ buộc phải rời khỏi nhà khi dự án này được triển khai.
Video đang HOT
Apolos Sroyer, Trưởng Hội đồng phong tục ở Biak, một hội đồng trưởng tộc, cho biết: “Lập trường của người bản địa rất rõ ràng: Chúng tôi bác bỏ kế hoạch này. Chúng tôi không muốn mất trang trại vì bãi phóng tên lửa này. Chúng tôi không ăn vệ tinh. Chúng tôi ăn khoai môn và cá biển. Đó là cách sống của chúng tôi qua nhiều thế hệ. Hãy nói với Elon Musk, đó là lập trường của chúng tôi”.
“Chúng ta sẽ mất đi bản sắc và không một bộ tộc nào khác chấp nhận điều như vậy trên đất của họ. Con cháu của chúng ta sẽ đi về đâu?”, Tộc trưởng Marthen Abrauw nói.
Một số thành viên trong bộ tộc đã tìm được việc làm ở các vùng khác của Indonesia, nhưng những người ở lại Warbon (nơi sinh sống của hơn 1.000 người) vẫn chủ yếu sống dựa vào việc đánh bắt cá và trồng khoai.
Tổng thống Joko Widodo muốn xây bãi phóng tên lửa ở đảo Biak để thu hút tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Guardian).
Đảo Biak chỉ cách đường xích đạo 100 km về phía nam và hướng ra Thái Bình Dương, là nơi lý tưởng nhất thế giới để phóng tên lửa vũ trụ vì sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu để tiến vào quỹ đạo Trái Đất.
Tập đoàn SpaceX có kế hoạch phóng khoảng 12.000 vệ tinh vào vũ trụ trước năm 2026 và vì vậy có thể Biak là vị trí hàng đầu được tỷ phú Mỹ lựa chọn để xây dựng bãi phóng tên lửa mang vệ tinh.
“Đây là nguồn lợi của chúng tôi”, người nắm quyền hiện tại ở đảo Biak, ông Herry Ario Naap nói. “Các khu vực khác có thể có dầu hoặc vàng và chúng tôi có một vị trí địa lý chiến lược”.
Hồi năm 2020, Tổng thống Joko Widodo đã đích thân giới thiệu với tỷ phú Elon Musk về ý tưởng phóng tên lửa từ Indonesia dù chưa đề cập đến địa điểm này. Ông chủ tập đoàn SpaceX vẫn chưa “gật đầu” hay bình luận công khai về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể ông đang từng bước thúc đẩy kế hoạch này với các quan chức Biak để quảng bá địa điểm, cũng như đánh giá mức độ phản đối của người dân bản địa.
Để thuyết phục tỷ phú Musk, Tổng thống Joko gợi ý rằng, công ty Tesla cũng có thể hợp tác với Indonesia để sản xuất pin xe điện, vì Indonesia là nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới, một thành phần quan trọng cho xe điện. Các quan chức cho biết một nhóm chuyên gia SpaceX đã đến thăm Indonesia vào đầu năm nay để thảo luận về việc hợp tác này.
Xây dựng bãi phóng tên lửa là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Joko trong chiến lược hiện đại hóa quốc đảo Đông Nam Á này, với hệ thống các sân bay, nhà máy điện và đường cao tốc mới.
Vào tháng 9, Tổng thống Joko đã thúc đẩy chương trình không gian bằng cách tăng ngân sách lên gấp 20 lần và đặt nó trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia mới do ông quản lý trực tiếp.
Laksana Tri Handoko, Chủ tịch cơ quan này, đã đích thân thị sát địa điểm Biak vào tháng trước, nói rằng hòn đảo này vẫn là một lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, việc xây dựng một bãi phóng tên lửa mà ông hình dung sẽ cần diện tích đất gấp 10 lần.
Tranh cãi về địa điểm Biak có thể khiến ông chọn một địa điểm thay thế, như đảo Morotai, cách Biak khoảng 900 km về phía tây bắc. Ông Handoko nói: “Biak không phải là nơi duy nhất và duy nhất. Chúng tôi có nhiều lựa chọn”.
Indonesia đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về pin xe điện
Ngày 10/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố nước này không chỉ dừng lại ở việc khai thác các mỏ niken mà còn phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn như pin lithium và sản xuất xe điện (EV).
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Thức tỉnh công nghệ quốc gia lần thứ 26, Tổng thống Joko Widodo cho biết Chính phủ Indonesia đang tập trung ứng phó với đại dịch COVID-19 song cũng cần tiến hành cải cách cơ cấu cho tương lai. Theo đó, Indonesia không chỉ nên khai thác các nguồn tài nguyên dồi dào mà còn phải gia tăng giá trị bằng cách phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn như sản xuất pin lithium và sản xuất EV. Càng nhiều chuỗi cung ứng được sản xuất trong nước, giá trị gia tăng của quốc gia càng lớn, song "công nghệ mới là then chốt".
Tổng thống Widodo khẳng định: "Định hướng tới một nền kinh tế xanh là rất rõ ràng. Thị trường thế giới sẽ tập trung vào các sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là những sản phẩm ít carbon, hiệu quả về tài nguyên và hòa nhập xã hội. Tương tự như vậy với nền kinh tế kỹ thuật số, một lần nữa chìa khóa chính là công nghệ".
Tháng trước, Bộ Công nghiệp Indonesia công bố nước này có trữ lượng nickel lớn nhất thế giới. Tính đến nay, Indonesia đã có 5 nhà cung cấp nguyên liệu pin, gồm Huayue Niken Cobalt, QMB New Energy Material, Weda Bay Nickel, Halmahera Persada Lygend và Nhà máy luyện niken Indonesia. Ngoài ra, Indonesia cũng có 4 nhà sản xuất pin đang hoạt động, gồm ABC Everbright, International Chemical Industry, Panasonic Gobel và Energizer.
Trong tháng 7, Hyundai cũng thông báo sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất pin lithium-ion NCMA với công suất tối đa 10 GWh mỗi năm tại huyện Karawang, tỉnh Tây Java. Với tổng vốn đầu tư 1,1 tỷ USD, nhà máy là kết quả của liên doanh giữa Tập đoàn Hyundai Motor Group và công ty LG Energy Solution. Cơ sở này dự kiến được khởi công trong năm nay và sẵn sàng sản xuất hàng loạt từ năm 2024, chủ yếu dành cho các thương hiệu EV của Hyundai và Kia.
Bộ Công nghiệp Indonesia cũng đã công bố lộ trình phát triển EV với mục tiêu sản xuất 600.000 xe EV và 2,45 triệu xe máy điện vào năm 2030. Chính phủ sẽ hỗ trợ mục tiêu này bằng cách đặt mua hơn 531.000 EV và xe máy điện làm xe công vụ từ nay đến năm 2030, trong đó có 13.000 EV và gần 40.000 xe máy điện ngay trong năm nay.
Cho đến nay, mới chỉ có hãng Hyundai của Hàn Quốc tuyên bố sẽ sản xuất EV từ năm tới tại Indonesia. Ngoài ra, các nhà sản xuất khác cam kết sản xuất xe ô tô sử dụng động cơ hybrid tại quốc gia này bắt đầu từ năm 2022 với vốn đầu tư ban đầu lên tới hàng nghìn tỷ Rupiah. Cụ thể, công ty Toyota cam kết sản xuất 10 mẫu xe hybrid tại Indonesia vào năm 2024, bắt đầu với mẫu Innova Hybrid vào năm 2022. Hãng Suzuki sẽ sản xuất mẫu xe Ertiga Mild Hybrid vào năm 2022 và XL7 Mild Hybrid vào năm 2023, trong khi Mitsubishi đặt mục tiêu sản xuất mẫu xe Xpander Hybrid vào năm 2023.
Indonesia huy động thêm 18.000 nhân viên truy vết COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Lực lượng Đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia sẽ triển khai 17.000-18.000 nhân viên truy vết COVID-19 tại các địa phương trên khắp cả nước, bắt đầu từ tháng 8 tới. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại trung tâm dã chiến ở Tangerang, Indonesia, ngày 17/7/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Ngày 29/7, Trưởng...