Hòn đảo nhỏ chỉ như sân bóng mà có tới 1.200 người sinh sống
Mới nghe thì có vẻ vô lý nhưng sự thực có một hòn đảo đông đúc đến “nghẹt thở” như vậy tồn tại trên thế giới.
Cuộc sống của 8 người hay mười người, thậm chí 12, 13 người trong một căn phòng chật chội nơi thành phố đông đúc, đất chật người đông, sẽ chẳng là gì nếu bạn đã từng đặt chân lên hòn đảo Santa Cruz del Islote và trải nghiệm cuộc sống nới đây.
Nằm ở ngoài khơi bờ biển Cartagena (Colombia), Santa Cruz del Islote được coi là hòn đảo chật chội, đông đúc nhất thế giới với mật độ dân số cao nhất hành tinh. Tổng diện tích hòn đảo chỉ khoảng 1/10 km2 nhưng có tới 1.200 cư dân sinh sống.
Nhìn những mái nhà san sát nhau cũng đủ thấy sự đông đúc của hòn đảo bé chưa bằng nửa sân bóng này
Khung cảnh cuộc sống nơi đảo Santa Cruz del Islote là một mê cung đầy màu sắc, với nhiều con hẻm kết nối hơn 90 mái nhà, hai cửa hàng, một nhà hàng và một trường học.
Không bác sĩ, không nguồn cung cấp nước ổn định, chiếc máy phát điện duy nhất thì chỉ chạy được 5 tiếng mỗi ngày. Tất cả 1.200 cư dân trên hòn đảo nhỏ xinh này đang phải “đấu tranh” để kêu gọi các nhà chức trách cung cấp tiện nghi cơ sở vật chất phục vụ đời sống của họ.
Bên cạnh đó, sự no đủ của những hộ gia đình trên hòn đảo Santa Cruz del Islote hầu như phải phụ thuộc vào lượng du khách du lịch tới đây mỗi ngày. Một chuyến thăm đảo thường kéo dài khoảng 90 phút và chẳng bao giờ kéo dài sang ngày thứ hai vì trên đảo không có bất cứ một khách sạn hay nhà nghỉ nào.
Một số người khó khăn hơn hàng ngày phải lặn lội sang hòn đảo Múcura nằm kế bên để làm việc tại các khách sạn hay khu nghỉ dưỡng, một số khác thì cung cấp dịch vụ đưa khách du lịch đi du ngoạn, câu cá hay lặn biển.
Đất chật người đông, người sống còn thiếu chỗ ở huống chi nói đến chỗ yên nghỉ cho người chết, vì vậy, những người qua đời ở Santa Cruz del Islote sẽ được chôn ở một hòn đảo lân cận.
Cuộc sống vất vả, thiếu thốn đủ đường, ấy vậy mà hầu hết những người sống trên hòn đảo này chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện rời đi nơi khác sống. Santa Cruz del Islote đối với họ có một thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng, hơn thế, nhiều người còn coi nó là “chốn thiên đường”.
Ông Juvenal Julio là một giáo viên dạy lặn, năm nay ông đã bước sang tuổi 66. Tự hào là con cháu của một trong những ngư dân đầu tiên sáng lập nên cộng đồng Afro-Colombian hiện nay từ 150 năm về trước, ông Julio nói rằng: “Cuộc sống ở đây chứa đầy sự thanh thản và thú vị. Chúng tôi không có bạo lực vì vậy chúng tôi chẳng cần đến cảnh sát, chúng tôi chào hỏi tất cả mọi người bởi ai cũng đều đã thân quen, chúng tôi tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của chúng tôi”.
Về sự ra đời và hình thành của cộng đồng dân cư trên hòn đảo, truyền thuyết nơi đây có ghi lại rằng, xưa kia có một nhóm ngư dân đi từ một thị trấn ven biển của Barú cách Santa Cruz del Islote khoảng 50km ra khơi để tìm nguồn cá mới. Họ bắt đầu hành trình tìm kiếm và rồi gặp hòn đảo Santa Cruz del Islote. Khác với 9 đảo khác xung quanh, bởi có gió thổi từ mọi hướng nên hòn đảo nhỏ này không có muỗi sinh sống, do đó, nhóm ngư dân đã quyết định chọn nơi đây làm chỗ nghỉ qua đêm.
“Đêm đó, họ đã có một giấc mơ bình yên, trong giấc mơ ấy họ thấy một cuộc sống mới của họ trên hòn đảo này”, ông Guillermo Candales, một nhân viên an ninh 40 tuổi cho biết.
Ông Guillermo Candales là nhân viên được điều tới công tác tại hòn đảo. Ông làm việc trong một trường học gồm 80 học sinh với nhiệm vụ giữ gìn trật tự cho khu trường. Luật Colombia quy định mỗi trường học phải có ít nhất một nhân viên bảo vệ, thế nhưng, bao nhiêu năm làm việc tại đây, ông Candales chưa từng thấy xảy ra một vụ ẩu đả hay bạo lực nào.
“Những đứa trẻ ở đây rất ngoan ngoãn và có ý thức kỷ luật tốt, tốt hơn cả những gì mà tôi muốn chúng học được rằng phải biết tôn trọng những người lớn tuổi hơn mình, nhất lại là ở một nơi mà ai ai cũng biết nhau”, giáo sư Arguedy Guerrero Garcia, làm việc tại trường học trên đảo nói.
Hàn Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Cuộc sống trong những căn hộ siêu nhỏ trên thế giới
Tình trạng đất chật người đông cộng với giá cả tăng vọt ở các thành phố lớn trên thế giới khiến nhiều người phải sống trong những căn hộ siêu nhỏ chỉ vài mét vuông nhưng có giá thuê lên tới vài trăm đô.
Giá nhà tại Hong Kong, Trung Quốc, đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2012, biến đặc khu hành chính này trở thành nơi đắt đỏ nhất thế giới. Với những nhà kinh doanh bất động sản, đây lại là cơ hội hái ra tiền.
Nhiều người nghèo tại đây buộc phải sống qua ngày trong những "căn nhà lồng" xếp chồng lên nhau, còn các chủ nhà mặc sức hét giá thuê trên trời.
"Căn nhà" của họ thực chất chỉ là một chiếc giường đơn, bao quanh bằng rào sắt, đủ đê kê gối và đặt vài thứ lặt vặt phục vụ sinh hoạt. Có những người Hong Kong đã sống trong tình cảnh này hàng chục năm và phải trả hơn 200 USD mỗi tháng tiền thuê nhà.
Một kiểu nhà siêu nhỏ khác tại Hong Kong là "nhà quan tài", rộng chỉ khoảng 5,5 m2. Người phụ nữ này đang sống cùng con trai trong một căn nhà tương tự với giá thuê gần 500 USD một tháng.
Trong căn "nhà quan tài" này, người dân chỉ đặt vừa một chiếc giường đơn và dùng chung nhà vệ sinh, bồn rửa mặt với giá thuê 150 USD một tháng.
Li Rong, 37 tuổi, ngủ ở phần dưới của "căn hộ" nhỏ xíu này và để dành phần trên làm chỗ để đồ.
Một cụ bà ngồi trong căn nhà nhỏ u tối của mình ở Hong Kong. Đây là một trong 19 căn hộ rộng 2,2 m2 được chia nhỏ bên trong một khu chung cư gần 56 m2.
Theo Cục Điều tra Dân số và Thống kê Hong Kong, năm 2015 có khoảng 200.000 người sống trong 88.000 căn hộ chia nhỏ.
Ông Simon Wong, 61 tuổi, thất nghiệp, phải trả hơn 220 USD mỗi tháng để có chỗ qua đêm bé như một chiếc hộp với diện tích chỉ hơn 2 m2. Ông thậm chí không thể đứng dậy, chỉ đủ chỗ để nằm và treo một ít áo quần lên tường.
Bà Lee Oi Lin, 56 tuổi, cũng sống trong căn hộ chia nhỏ rộng 4 m2 bên trong một tòa nhà công nghiệp ở Hong Kong với giá gần 200 USD mỗi tháng.
Tại Seoul, Hàn Quốc, bà Kong Kyung-soon, 73 tuổi, sống một mình trong không gian chỉ nửa m2, ngay gần khu Gangnam xa hoa.
Bà đun nước bằng nồi cơm điện để tiết kiệm tiền và trả khoảng 300 USD mỗi tháng để thuê căn hộ siêu nhỏ này. Bà đã ly hôn hơn 30 năm sau khi chồng ngoại tình và có con riêng.
Tại thành phố Hợp Phì, Trung Quốc, một bệnh nhân không đủ tiền để nằm viện nên phải chiến đấu với bệnh tật trong căn phòng nhỏ ở khu chung cư gần đó.
Anh Ngọc
Ảnh: Reuters
Theo VNE
Hòn đảo lạ kỳ cứ 6 tháng lại đổi "quốc tịch" một lần Hòn đảo nhỏ xíu này có gì mà lại đặc biệt đến vậy? Bạn sẽ bất ngờ về lý do của nó! Cách sông Bidasoa khoảng 6km, gần biên giới Pháp - Tây Ban Nha, có một hòn đảo nhỏ tên là Pheasant. Hòn đảo đã tồn tại từ nhiều năm nhưng từ năm 1659, Pheasant đã trở thành vùng đất chung đặc...