Hòn đảo ‘nhiều ma nhất thế giới’
Khủng hoảng kinh tế buộc Ý phải đấu giá một số tài sản quốc gia, bao gồm hòn đảo hoang Poveglia nổi tiếng với nhiều truyền thuyết rợn người.
Một bệnh viện bị bỏ hoang trên đảo Poveglia – Ảnh: Destination-venice.net
Poveglia là hòn đảo nhỏ có diện tích 6,8 ha nằm trong khu vực phá Venice, miền bắc nước Ý. Từng là mục tiêu tranh giành dẫn đến chiến tranh đẫm máu giữa người Venice và người Genoa hồi thế kỷ 14, hòn đảo trở thành trạm cách ly kiểm dịch cho các tàu bè đi đến Venice vào thế kỷ 18. Một thời gian sau, Poveglia trở thành nơi tập trung những người nhiễm dịch bệnh hiểm nghèo. Và từ đây, hàng loạt truyền thuyết ghê rợn đã được thêu dệt quanh Poveglia, theo tờ The Telegraph. Ngay cả một bệnh viện dành cho người già trên đảo hoạt động từ năm 1922 – 1968 cũng bị đồn thổi không biết bao nhiêu câu chuyện kinh dị, khiến Poveglia được mệnh danh là “hòn đảo bị ma ám nhất thế giới”.
Hòn đảo chết chóc
Câu chuyện về Poveglia bắt đầu từ thời La Mã khi hòn đảo được dùng làm hố chôn tập thể các nạn nhân mắc dịch bệnh nhằm cách ly họ với cộng đồng khỏe mạnh. Nhiều thế kỷ sau, khi dịch hạch bùng phát, hòn đảo tiếp tục được sử dụng với mục đích tương tự, theo trang Odditycentral. Hàng ngàn người chết vì dịch hạch được gom xác vào những hố to trên đảo để thiêu đốt. Trong cơn hoảng loạn, người ta còn đưa cả những người chỉ mới phát vài triệu chứng nhẹ đến Poveglia để chôn sống. Theo truyền thuyết, hơn 160.000 nạn nhân đã bị thiêu vào thời kỳ đen tối đó.
Nhiều thế kỷ sau, vào năm 1922, cái tên Poveglia lại khiến người nghe nổi da gà với câu chuyện liên quan tới một bệnh viện tâm thần được xây dựng trên đảo. Người ta đồn rằng một vị bác sĩ trong bệnh viện đã tra tấn bệnh nhân bằng những ca phẫu thuật thùy não với búa, đục và khoan. Y đã bị chính những linh hồn của các nạn nhân làm cho nổi điên và cuối cùng phải gieo mình từ ngọn tháp chuông của bệnh viện xuống đất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, câu chuyện ma được nhiều người lưu truyền nhất là về bé gái tên Maria, một nạn nhân của bệnh dịch. Cô bé bị buộc rời xa cha mẹ đến sống tại Poveglia trong thời điểm bệnh dịch bùng phát và thường được nhìn thấy đứng khóc trông về quê nhà ở Malamocco. Người ta còn truyền tai nhau rằng những nhà huyền bí học đến đây để điều tra thực hư các lời đồn cũng phải cao chạy xa bay trong nỗi khiếp đảm và không bao giờ dám quay trở lại. Những ai từng đến Poveglia đều kể về một bầu không khí ảm đạm, u ám, nặng nề bao trùm khắp nơi cùng tiếng khóc ai oán thỉnh thoảng vang lên đâu đó…
Cho thuê trong 99 năm
Tờ The Telegraph đưa tin hiện Poveglia không có người sinh sống và du khách cũng không dám đặt chân tới đây. Hòn đảo này càng trở nên khét tiếng vì chương trình truyền hình ăn khách Ghost Adventures của Mỹ. Đây là chương trình chuyên tìm hiểu, điều tra những địa điểm bị cho là ma ám trên thế giới do kênh Travel Channel phát sóng từ năm 2008. Cuối năm 2009, các “chuyên gia” của Ghost Adventures đã đến Poveglia và tường thuật về những hiện tượng dị thường như nghe tiếng gào khóc rất rõ, bóng đen chạy trên tường, cảnh vật trước mắt biến thành màu đỏ, máy quay bị xô ngã… Người dẫn chương trình chính là Zack Bagan còn khẳng định đã bị “một thực thể đen tối chiếm hữu” sau khi nghe một giọng nữ rên rỉ tên mình và kêu “Hãy đến đây!” bằng tiếng Ý.
Khét tiếng là vậy, nhưng nay Poveglia có thể trở thành một trong những “mỏ vàng” giúp Ý vượt qua khủng hoảng kinh tế và nợ công. Theo tờ The Telegraph, chính quyền Rome đã quyết định đấu giá quyền thuê sử dụng đảo Poveglia trong 99 năm. Quy trình đấu giá sẽ được thực hiện trực tuyến vào tháng tới. Nhà chức trách Ý hy vọng tiềm năng độc đáo của Poveglia có thể được khai thác thành khu du lịch nghỉ dưỡng. Giới chức từ chối đưa ra ước lượng tiền mang được từ Poveglia nhưng cho biết trong năm nay, Ý sẽ đấu giá khoảng 148 tài sản quốc gia.
Theo TNO
Thảm kịch chìm phà ở Hàn Quốc: Hy vọng tắt dần
Bất chấp nỗ lực cứu hộ quy mô, số phận của gần 300 người mất tích trong thảm kịch chìm phà ở Hàn Quốc vẫn hết sức mờ mịt.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (phải) an ủi thân nhân hành khách - Ảnh: Reuters
Tại nhà thi đấu ở bến cảng thành phố Jindo (Hàn Quốc), gần nơi xảy ra chìm phà, bầu không khí ảm đạm bao trùm mọi nơi. Tiếng khóc than, trách móc, giận hờn, la mắng... thỉnh thoảng vọng lên. Đây đó là cảnh những ông bố, bà mẹ đứng ngồi không yên, đi tới đi lui. Số khác thì nằm ngồi vạ vật. Những ai giữ được bình tĩnh thì tụm thành nhóm chia sẻ số thông tin ít ỏi họ có được về gần 300 người vẫn còn mất tích ngoài kia. Khu nhà thi đấu là nơi tạm trú của hàng trăm thân nhân hành khách trên chiếc phà xấu số.
Ngày 16.4, chiếc phà Sewol chở theo 475 người, phần lớn là học sinh trung học, trên đường từ Incheon ra đảo Jeju thì bị lật và chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc.
Thổn thức ngóng tin con
Một phụ huynh tên Park Yu-shin kể lại rằng cô con gái mất tích vẫn còn liên lạc đến phút cuối, theo AFP. "Nó kể với tôi rằng: Tụi con đang mặc áo phao. Họ bảo chúng con ngồi đợi, vì thế chúng con ngồi đợi. Mẹ ơi, con thấy một chiếc trực thăng", bà Park thổn thức. Không ngủ được, một bà mẹ sốt ruột ôm mền ra bến cảng đứng ngóng ra biển. "Con gái tôi vẫn còn ở ngoài kia, đâu đó trong làn nước lạnh", một bà mẹ nói trong tiếng nấc nghẹn. Bà Park Yung-suk, một phụ huynh khác cho biết bà đã chứng kiến cảnh thi thể giáo viên của con gái bà được đưa lên bờ lúc sáng sớm 17.4. "Nếu tôi biết lặn, tôi đã nhảy ùm xuống nước đi tìm con rồi", bà Park thều thào.
Mỗi lần có tàu tuần duyên tham gia cứu hộ ghé bến, không khí yên lặng ngột ngạt tại bến bỗng chốc xôn xao khi mọi người chạy ào ra, hy vọng mình là người nắm thông tin mới sớm nhất. Trong cơn tuyệt vọng và lo âu, nhiều phụ huynh không giữ được bình tĩnh đã ném chai nước vào Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won khi ông ghé thăm nhà thi đấu hôm qua.
"Chắc con sắp chết rồi"
Truyền thông Hàn Quốc hôm qua đã đăng tải nhiều tin nhắn cảm động được các hành khách gửi cho người thân. "Mẹ, đây có thể là cơ hội cuối để con nói con yêu mẹ biết chừng nào", một học sinh đã nhắn cho mẹ mình vào thời điểm chiếc phà chìm dần. Người mẹ vội vã nhắn tin lại nhưng không được hồi đáp. Một nữ hành khách khác thì nhắn cho cha: "Cha ơi, con không thể ra ngoài được vì chiếc phà bị nghiêng rồi. Con chẳng thấy ai ở hành lang hết". Còn nữ sinh Park Ji-yoon cũng kịp gọi điện báo tin xấu cho người bà Kim Ok-young. "Bà ơi, chắc con sắp chết rồi. Chiếc phà đang chìm và con đang cố bám vào tay vịn đây", bà nữ sinh này kể lại. Trong cuộc gọi cuối cùng, Ji-yoon chỉ nói: "Con phải đi đây", rồi điện thoại bị ngắt. Sau đó, cô nhắn một ký tự Hàn Quốc song không có nghĩa, theo Bloomberg. Danh sách những học sinh được cứu thoát dán tại trường không có tên Ji-yoon.
Theo Yonhap, tính đến ngày 17.4, 20 trong số 475 người trên phà Sewol đã được xác nhận thiệt mạng và 179 người được cứu sống. Tuy nhiên, số phận của 276 người còn lại hiện vẫn chưa rõ. Yonhap cho hay các thợ lặn đã tiến hành 5 đợt lặn trong đêm nhưng không thể vào các ca bin. Một quan chức cứu hộ tên Cho Yang-bok cho biết thêm "cơ hội sống sót rất thấp" nếu bị mắc kẹt lâu trong xác phà.
Nhiệt độ nước tại khu vực hiện từ 10 đến 13 độ C nên mối lo ngại hiện nay là tình trạng giảm thân nhiệt. "Nếu không được vớt lên trong vòng 2 tiếng, bạn sẽ ở trong tình trạng nguy hiểm đáng kể", nhà báo Andrew Salmon của CNN nói.
Quên mình cứu người Đó là cô gái Park Ji-young, nữ thuyền viên trên phà. Cô gái 22 tuổi đã tử nạn khi cố hướng dẫn hành khách trên tầng ba và bốn của phà thoát thân, theo tờ The Korea Herald. Hay như em Jeong Cha-woong, một nam sinh 17 tuổi, cũng được xem là một anh hùng. Em chết sau khi nhường áo phao cho người bạn đang chìm, còn bản thân em lao xuống dòng nước để cứu những người khác. Trong khi đó, ông Kim Hong-gyeong, 59 tuổi, đã liều mình cứu được khoảng 20 người. Ông đã dùng màn cửa trên tàu làm một sợi dây dài 10 m để kéo nhiều hành khách đang chới với giữa biển nước. Sau đó, ông lên được một tàu cá đang cứu hộ gần đó và thoát chết, theo tờ The Straits Times.
Giả thuyết về nguyên nhân Tờ The Wall Street Journal dẫn lời các chuyên gia cho biết tàu bè hiện nay được thiết kế để chịu được các hư hại, gồm cả tác động của ngoại lực, nhưng không phải là không thể chìm. Khi nước tràn vào một số lượng nhất định các khoang tàu, ngay cả tàu lớn cũng có thể chìm nhanh chóng. Ông Apostolos Papanikolaou, Giám đốc Phòng Thiết kế tàu biển tại Đại học Kỹ thuật quốc gia Athens (Hy Lạp) cho biết phà Sewol được thiết kế để chịu được nước tràn vào 2 trong khoảng 15 khoang, với điều kiện các cửa kín nước phải được đóng. Nếu hơn, phà có thể chìm. Thực tế, cửa thông giữa các khoang thường được để mở để thủy thủ di chuyển giữa con tàu. "Khi có sự cố, thủy thủ thường bất ngờ và không có thời gian để đóng cửa", ông Papanikolaou nói. Có nhiều hành khách kể về một tiếng động lớn trước khi chiếc phà bắt đầu chìm. Điều này có thể do hàng hóa va đập hoặc một hư hại khác bên trong nhưng theo cựu đại tá tuần duyên Mỹ Peter Boynton, khả năng lớn nhất vẫn là phà va phải thứ gì đó. Sương mù cũng có thể khiến phà đi chệch khỏi hành trình quen thuộc và va phải đá ngầm nhưng Bộ Đại dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc hôm qua cho biết phà không chệch quá xa lộ trình dự kiến. Bà Mary Schiavo, cựu Tổng thanh tra Bộ Giao thông Mỹ nhận xét các khả năng khác bao gồm trục trặc động cơ hoặc nổ trong phòng máy. "Song rõ ràng chỉ điều này thôi thì không thể khiến phà chìm quá nhanh. Chắc chắn có điều gì khác đã xảy ra".
Theo TNO
Vụ ăn thịt người rúng động Pakistan Cảnh sát Pakistan bắt giữ hai kẻ nghi chuyên ăn thịt người chết sau khi phát hiện đầu của một bé trai tại nhà các nghi phạm. Arif (phải) bị bắt hôm 14.4 - Ảnh: Reuters Ngày 14.4, ập vào nơi ở của anh em nhà Mohammad ở thị trấn Darya Khan thuộc vùng Bhakkar ở miền trung Pakistan, cảnh sát tỉnh Punjab...