Hòn đảo nào trên thế giới không có muỗi?
Sau một thời gian áp dụng phương pháp mới, trên đảo không còn xuất hiện bóng dáng của muỗi.
Đáng nói ở chỗ, phương pháp này không sử dụng các hóa chất gây hại tới môi trường.
Chắc hẳn không ít du khách từng bị cảnh muỗi cắn làm phiền khi đang thư giãn trên bãi biển yên tĩnh hoặc tản bộ ngắm cảnh. Ngay cả những chuyện tưởng là nhỏ xuất phát từ loài ký sinh trùng gây hại cũng có thể gây ảnh hưởng lớn tới kỳ nghỉ.
Ngoài những phiền toái đơn thuần, muỗi có thể gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng vì mang mầm bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết hay virus Zika.
Nhằm tránh sự phiền toái và đảm bảo sức khỏe cho du khách, Kunfunadhoo, một hòn đảo tư nhân ở Maldives đã nỗ lực suốt nhiều năm nhằm diệt trừ loài gây hại này. Chính quyền trên đảo đã tìm ra giải pháp hiệu quả giúp giảm đáng kể số lượng loài này mà không cần dùng hóa chất độc hại.
Khu nghỉ dưỡng trên đảo vắng bóng muỗi (Ảnh: Courtesy Soneva Fushi).
Video đang HOT
Cụ thể, họ đã hợp tác với một công ty tại Đức để phát triển bẫy diệt muỗi bằng chất thân thiện với môi trường. Ông Arnfinn Oines, giám đốc phụ trách môi trường của một khu nghỉ dưỡng trên đảo cho biết, họ đã tìm ra cách kiểm soát loài muỗi.
Trước kia, đảo Kunfunadhoo từng “khốn đốn” vì đối mặt với vấn nạn loài muỗi sinh bệnh. Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn vào đợt từ tháng 5 tới tháng 11 mỗi năm. Đảo từng áp dụng nhiều biện pháp như giăng bẫy, loại bỏ môi trường muỗi sinh sản, nhưng đều không thành công.
Ông Oines tiết lộ, trước đó cách chống lại loài côn trùng gây hại này là dùng các phương pháp như phun hóa chất được “áp dụng một cách kín đáo” nhưng chắc chắn có gây ra sự khó chịu với khách tới nghỉ”. Những phương pháp cũ chỉ công hiệu một thời gian rồi lại gây “nhờn thuốc”.
Ngoài ra, nếu vẫn theo cách làm này còn khiến số lượng côn trùng trên đảo giảm xuống. Kết quả kiểm tra cho thấy số lượng chuồn chuồn, bướm, ong vò vẽ, bị giảm đáng kể.
Chính vì thế, từ năm 2019, nơi đây sử dụng hệ thống diệt muỗi bằng 2 loại bẫy khác nhau. Xung quanh đảo đặt hơn 500 chiếc bẫy.
Loại thứ nhất dành cho muỗi đã đốt người và đang tìm nơi đẻ trứng. Còn loại bẫy thứ 2 nhằm thu hút muỗi đói đang kiếm máu để hút. Loại bẫy này mô phỏng da người và có mùi mồ hôi khiến muỗi bay tới và dính bẫy. Chỉ trong vài tuần đầu, mỗi chiếc bẫy hoạt động hiệu quả, bắt được hàng nghìn con mỗi ngày.
Ngoài sử dụng bẫy, hòn đảo còn đào tạo nhân viên về hệ sinh thái muỗi. Các nhóm thường tiến hành kiểm tra khu nhà để xác định và giảm bớt những vật chứa nước đọng hay tạo điều kiện giúp muỗi sinh trưởng.
Và kết quả thu được đáng kinh ngạc. Chỉ trong năm đầu tiên, nơi đây ghi nhận số muỗi trên đảo giảm đáng kể tới 98%.
“Chúng tôi đếm lượng muỗi bắt được mỗi ngày. Càng về sau, công việc trở nên dễ dàng hơn vì muỗi giảm mạnh. Mỗi năm, du khách quay lại đây đều để lại những nhận xét tích cực vì họ thấy sự khác biệt”, ông Oines nói.
Một trong những chiếc bẫy để bắt muỗi (Ảnh: Regan Stephens).
Hệ thống bẫy đã chứng minh tính hiệu quả cao sau nhiều năm sử dụng. Và hòn đảo tiếp tục đón nhận thêm một tin vui khác. Kể từ khi dừng sử dụng hóa chất diệt muỗi, côn trùng bản địa của Maldives cũng phát triển mạnh mẽ trở lại.
“Những loài thụ phấn tự nhiên có xu hướng trở lại dồi dào. Điều này có nghĩa hòn đảo có nhiều hoa và quả hơn, đồng thời thu hút nhiều loài chim tới bờ biển Kunfunadhoo”, ông Oines chia sẻ thêm.
Trở thành hòn đảo không có muỗi đầu tiên ở Maldives nên nơi này cũng muốn chia sẻ bí quyết cho các khu vực lân cận. Họ đã trao tặng phương pháp tạo ra 2 loại bẫy và đào tạo nhân viên sử dụng.
“Chúng tôi hi vọng trong tương lai Maldives sẽ là nơi sạch bóng muỗi hoàn toàn”, đại diện khu nghỉ dưỡng cho biết.
Cù Lao Câu - chiến hạm đá
Cuối năm, lại đi Cù Lao Câu - hòn đảo nhỏ thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.
Từ đất liền nhìn ra, Cù Lao Câu như một chiếc tàu đang neo đậu trên biển mà mũi tàu quay về hướng Đông. Cù Lao cách đất liền khoảng 7 hải lý, vào những ngày biển động, thuyền máy chạy khoảng 75 phút, và khoảng 40 phút những ngày trời êm. Với tôi, Cù Lao này như "chiến hạm" đá. Đá ở đây hằng hà sa số, nhiều hình thù kỳ dị và màu sắc, biến đổi khác thường tùy theo ánh sáng mỗi ngày.
Nguồn gốc địa danh Cù Lao Câu theo dân làng Phước Thể là do đáy biển ở đây có rất nhiều rau câu chân vịt. Có người còn gọi là trại rau cau nhưng theo âm địa phương thì vẫn là "câu". Nhưng tôi lại thích gán tên cù lao với việc câu cá ở đây. Không có gì tuyệt bằng ra đây câu cá. Cá ở đây nhiều vô kể. Chúng ở quẩn quanh trong các rặng đá, san hô. Biển ở đây trong xanh đến đáy, nhờ vậy thấy từng dãy san hô. Đây là nơi tập trung nhiều sinh vật biển: tôm hùm, rùa biển, hải sâm, cua huỳnh đế... của khu bảo tồn biển quốc gia tại Bình Thuận, với 22km2 mặt nước bao quanh Cù Lao Câu. Có thể nói, Cù Lao Câu rất hoang sơ, dài chừng 1.500m, chỗ rộng nhất 700m, chiều cao khoảng 7m so với mặt nước biển, cách thành phố Phan Thiết 110 km về hướng Đông Bắc. Đảo nhỏ này không có người ở nên môi trường sinh thái trong lành, phù hợp với những ai thích phiêu lưu, khám phá thiên nhiên...Những ai du lịch bụi đến đây hoàn toàn yên tâm về mặt an ninh. Nếu ở lại có thể đốt lửa trại và hát hò suốt đêm mà không sợ phiền ai... Không biết từ bao giờ ngư dân vùng biển đã lập đền thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana trên đảo. Hàng năm vào ngày 16/ 4 âm lịch, tại đền thờ, ngư dân làm lễ cầu thần biển chở che, cũng như biển lặng, trời êm. Với tôi, chiến hạm đá này thật ấn tượng. Trong nhiều bức ảnh tôi chụp được, Cù Lao Câu hiện ra với sự khắc nghiệt, hoang sơ, bí mật, một bí mật hứa hẹn thú vị với người ưa khám phá. Từ trong gió tôi nghe hòn đảo gởi lời hẹn hò với chúng tôi về một chuyến đi lần sau nữa.
Hòn Cau - vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng tài nguyên sinh vật biển Hòn Cau được biết đến như một hòn đảo nhỏ, nằm cách bờ khoảng 9km, nhìn từ xa như một "chiến hạm". Vùng biển nơi đây rất phong phú, đa dạng về tài nguyên sinh vật biển. Khu bảo tồn biển Hòn Cau có diện tích 12.500 ha, trên vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đây là một hòn đảo...