Hòn đảo kỳ bí liên tục di chuyển trong lòng hồ suốt 20 năm
Hòn đảo hình tròn bí ẩn, có biệt danh là “The Eye” (Con mắt), được cho là có thể tự di chuyển quanh trục của mình trong lòng hồ suốt hơn 20 năm.
Hòn đảo kỳ bí liên tục di chuyển trong lòng hồ suốt 20 năm
Một hòn đảo hình tròn kỳ lạ, gần như hoàn hảo, nằm gần rìa phía đông bắc của Argentina, được cho là có thể tự di chuyển xung quanh trục chính của mình giữa lòng hồ suốt hơn 20 năm.
Đây cũng là hòn đảo được thêu dệt bởi những câu chuyện mang tính siêu nhiên của người dân địa phương.
Đảo “The Eye” nhìn từ hình ảnh vệ tinh
Hòn đảo có biệt danh “The Eye” (Con mắt), được xem như vùng đất bí ẩn khi xung quanh được bao bọc bởi dòng nước trong vắt. Còn một số người lại tin rằng, nơi này được “ngụy trang” cho một căn cứ ngoài hành tinh khổng lồ nằm lặng lẽ bên dưới bề mặt kia.
Theo những cảnh quay từ trên cao suốt hàng chục năm cho thấy, mỗi năm, hòn đảo lại nằm tại một vị trí khác nhau trong đầm lầy.
Đảo “Con mắt” được đạo diễn – nhà sản xuất phim người Argentina, ông Sergio Neuspillerm phát hiện. Khi đó, vị đạo diễn này đang tìm kiếm một địa điểm để quay cho bộ phim với nội dung về những hiện tượng kỳ bí hay người ngoài hành tinh.
Đảo có hình tròn hoàn hảo tới mức nhiều người khó tin đây là sản phẩm tự nhiên
Hòn đảo vốn là một khoảng đất hình tròn được bao quanh bởi con kênh nhỏ với đường kính gần 119 m. “Hai vòng tròn gồm đất và nước đều tròn hoàn hảo tới mức khó lòng tin nổi chúng được hình thành một cách tự nhiên”, đạo diễn Neuspillerm khẳng định.
Cùng với nhóm chuyên gia tới thăm đảo, đạo diễn người Argentina nhận định đây là “vùng đất tuyệt vời và vô cùng kỳ lạ”. “Chúng tôi phát hiện ra rằng nước cực kỳ trong và lạnh. Đây là điều bình thường ở khu vực này. Còn phần trung tâm của đảo thì nổi như tấm thảm, trong khi không rõ phía dưới đáy là gì”, đạo diễn Neuspillerm nói.
Hiện chưa có bằng chứng chứng minh có sự tác động của bàn tay con người. Khi di chuyển, trên mặt nước xuất hiện nhiều bong bóng. Theo các nhà nghiên cứu, đó là khí metan. Do loại khí này nhẹ hơn không khí, nên có thể đó là lý do khiến hòn đảo kỳ lạ nổi trên mặt nước.
Chuyến thám hiểm của nhóm nghiên cứu vẫn còn tồn tại những nghi vấn. Bởi vậy, họ đã triển khai một chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter để tiến hành chuyến đi tiếp theo tới hòn đảo “The Eye” với hi vọng sẽ tìm hiểu thêm về nguồn gốc và bản chất của nó.
Được biết, đảo nổi tồn tại nhiều nơi ở khu vực Nam Mỹ. Chúng ta có thể kể tới 43 đảo nhân tạo từ bãi sậy nổi trên hồ Titicaca ở Peru. Tuy nhiên, những đảo nổi ở Peru cần bảo trì thường xuyên để không xuống cấp. Trong khi đó, đảo “Con mắt” kỳ lạ ở Argentina lại không như thế.
Giải mã bất ngờ về vũ khí của chiến binh thời đồ đồng
Trong những thập kỷ qua, các chuyên gia khảo cổ tìm thấy hàng chục thanh kiếm thời đồ đồng. Mới đây, họ thực hiện dự án nhằm kiểm tra sức chiến đấu của những vũ khí này trong chiến đấu và có phát hiện bất ngờ về khả năng sát thương của chúng.
Các nhà khảo cổ, nhà khoa học mới thực hiện dự án nghiên cứu 110 thanh kiếm thời đồ đồng được tìm thấy tại Anh, Italy và có phát hiện đáng chú ý. \
Cụ thể, một nhóm nghiên cứu ở Anh tập hợp các chuyên gia đến từ các trường đại học và bảo tàng nổi tiếng trong nước cũng như những tình nguyện viên giúp tái hiện cảnh chiến đấu dùng kiếm của chiến binh thời đồ đồng.
Mục đích của dự án là giải mã khả năng sát thương của những thanh kiếm có niên đại từ thời đồ đồng trong chiến đấu như thế nào.
Những thanh kiếm có niên đại khoảng năm 3000 đến năm 1200 trước Công nguyên được làm từ đồng và thiếc.
Theo nhà nghiên cứu Andrea Dolfini tại Đại học Newcastle, Anh, những thanh kiếm thời đồ đồng dễ bị hư hại, sứt mẻ hơn so với vũ khí làm từ thép.
Những thanh kiếm cổ trên rất thích hợp trong chiến đấu cận chiến.
Chiến binh thời đồ đồng sử dụng vũ khí này để đâm, chém đối phương.
Thông tin này cũng có ý nghĩa người chiến binh kiểm soát tốt thanh kiếm của mình, sử dụng những chiêu thức nhất định để có thể gây thương vong cho kẻ địch.
Do thanh kiếm thời đồ đồng dễ sứt mẻ và bị gãy nên các chiến binh cố gắng tối đa không để vũ khí của mình va chạm với kiếm của đối phương.
Từ đây, chiến binh thời đồ Đồng luyện tập thành thạo cách gây ra những vết thương chí mạng cho đối phương với việc hạn chế tới mức thấp nhất việc hai vũ khí không va chạm với nhau.
Mời độc giả xem video: Bắt sới bầu cua liều lĩnh "thủ sẵn" kiếm Nhật. Nguồn: VTC1.
Bí mật của loài ốc sên sống trên miệng núi lửa Loài ốc sên chân giáp (ốc sên thủy nhiệt) đã sống sót trong những điều kiện mà các nhà nghiên cứu gọi là "những điều kiện không thể có sự sống" ở các lỗ thông nơi miệng núi lửa. Nhiệt độ luôn nóng, áp suất cao, độ axit mạnh và thiếu ôxy, ốc chân giáp là loài vật duy nhất thích nghi với...