Hòn đảo hơn 100 triệu năm trên biển Tây Cà Mau
Cụm hòn á Bạc (hòn Ông Ngộ, Hòn Trụi và hòn á Bạc) diện tích khoảng 6,43 ha, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.
Đây là đảo nằm gần bờ nhất (khoảng 500 m) và mang nhiều truyền thuyết kỳ bí nhất vùng ven biển Tây Cà Mau.
Hòn á Bạc có nhiều hòn đá lẻ (đá trứng) nhô lên từ phía biển bao bọc quanh hòn, khi ánh mặt trời chiếu rọi vào những viên đá nhấp nhô mặt nước, tạo thành những bãi đá bạc trắng rất đẹp. Theo các nhà địa chất, hòn á Bạc hình thành hơn 100 triệu năm.
Hòn á Bạc có nhiều hòn đá lẻ (đá trứng) nhô lên từ phía biển, bao bọc quanh hòn. Khi ánh mặt trời chiếu rọi vào những viên đá nhấp nhô trên mặt nước, tạo thành những bãi đá bạc trắng rất đẹp.
á Bạc được mệnh danh là “chốn tiên cảnh” kỳ bí bởi tạo hoá. Trên hòn có nhiều viên đá mang hình thù độc đáo như: cụm Hòn Trụi nhô lên từ biển chỉ toàn đá, không có sinh vật sinh sống; Bàn Tay Tiên là khối đá tự nhiên có hình dáng như bàn tay giơ thẳng lên trời, mu bàn tay hướng ra biển, lòng bàn tay quay vào núi như che chở hòn á Bạc trước phong ba bão tố. ặc biệt, trên đỉnh cao nhất của hòn có cái giếng nhỏ, hình bàn chân, nên dân gian thường gọi là Bàn Chân Tiên, Giếng Tiên…
Mặt trời lặn trên đỉnh Hòn Trụi
á Bạc còn là nơi hội tụ tâm linh, bởi trên hòn có điện Tam Thanh, hang Ông Cọp…, đặc biệt là Lăng Ông Nam Hải, nơi ghi chép lời tường thuật của ngư dân về cá Ông (cá voi) cứu người gặp nạn trên biển và thờ bộ xương cá Ông lớn nhất vùng biển Tây Cà Mau. Ngày 23/5 âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra Lễ hội Nghinh Ông để cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, đánh bắt được nhiều tôm cá.
Video đang HOT
Huyền thoại Bàn Tay Tiên nằm phía trái từ đất liền ra
Bộ xương cá Ông còn nguyên vẹn lớn nhất Cà Mau tại Lăng Ông Nam Hải – nơi mang đậm tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ biển
Không những kỳ bí, huyền thoại và tâm linh, hòn á Bạc còn in đậm chiến công của quân dân ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. ặc biệt, trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nơi đây ghi dấu chiến công vẻ vang của ngành an ninh Việt Nam từ năm 1981-1984 trong Chuyên án CM12 đánh bại cuộc nhập biên phá hoại, âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của các đối tượng lưu vong nước ngoài kết hợp với thế lực phản động trong nước do Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh cầm đầu.
Ngày 22/6/2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận di tích hòn á Bạc – Trung tâm chỉ huy Kế hoạch phản gián CM12 (9/9/1981 – 9/9/1984) là Di tích lịch sử quốc gia.
Ngọa Vân chiều sương khói
Am Ngọa Vân nằm trong quần thể 14 cụm di tích của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, triều đại thịnh trị và oai hùng bậc nhất trong lịch sử nước Việt.
Quảng Ninh giống như Việt Nam thu nhỏ, đa dạng địa hình thật phong phú. Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long với hàng ngàn hòn đảo nhấp nhô kỳ thú, vùng đồng bằng màu mỡ chạy ven theo sông Bạch Đằng thuộc Quảng Yên. Đông Triều xen kẽ giữa núi và đồi như vùng bán sơn địa. Sầm uất thì có tới bốn thành phố trực thuộc tỉnh là Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí..., còn trung tâm là thành phố biển Hạ Long đông vui nhộn nhịp khách xa gần.
Cung đường sang Ngọa Vân - Đông Triều khá vắng. Ảnh: Nhật Quang
Thế nhưng di chuyển tách xa các con đường ven biển thì có những con đường thật thơ mộng như cung đường nối Yên Tử - Uông Bí chạy sang Ngọa Vân - Đông Triều. Cung đường này khá vắng, chạy xuyên qua lúc thì các thung lũng với hoa màu tốt tươi, phía trên là những làn mây khói lững lờ ven lưng núi. Lúc chạy quanh co bên sườn núi, triền đồi. Có đoạn chạy xuyên qua đồi na, đồi thông tĩnh lặng mà sạch sẽ, mát mẻ với cảnh sắc yên bình.
Cứ mải miết với trập trùng núi non, chẳng mấy mà du khách đã đến với am Ngọa Vân thuộc Xã An Sinh huyện Đông Triều. Am Ngọa Vân nằm trong quần thể 14 cụm di tích của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, triều đại thịnh trị và oai hùng bậc nhất trong lịch sử nước Việt. Với ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông, đội quân thiện chiến hùng mạnh tây bình, bắc phạt "vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu, cỏ không mọc được đến đó".
Đường lên am Ngọa Vân. Ảnh: Nhật Quang
Am Ngọa Vân toạ lạc trên đỉnh núi Bảo Đài, có thế đất tay ngai khi hai bên có hai dãy núi, còn phía trước là dòng sông Cầm như minh đường án ngữ. Thật là nơi phúc địa, được thượng hoàng Trần Nhân Tông - người sáng lập thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử tu hành lúc cuối đời cho tới khi nhập nhập cõi niết bàn.
Người từ bỏ ngôi báu, vinh hoa phú quý, cung vàng điện ngọc, cung tần mỹ nữ để theo lối tu hành khổ hạnh, truyền đạt chân lý, đạo pháp, chữa bệnh cho người dân với tư tưởng "cư trần lạc đạo", có nghĩa vui sống (đạo) giữa đời thể hiện qua dòng thơ:
"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền".
Để thực sự hành hương đi theo dấu chân Phật và thử thách với chính bản thân thì leo bộ lên am Ngọa Vân là trải nghiệm hết sức thú vị. Men theo con suối nhỏ nước trong vắt chảy róc rách dưới tán cây lá trên con đường gập ghềnh mà không khó đi, du khách thoải mái hoà mình với thiên nhiên tươi đẹp, ngắm nhìn những thân cây cổ thụ với đủ hình thù kì lạ mang rêu mốc thời gian, đá sỏi dưới lòng suối bị dòng nước bào mòn qua năm tháng cũng tạo nên cảnh sắc hài hoà. Đến dốc Đô Kiệu là đến đoạn dốc đứng, là nơi ngày xưa Phật Hoàng không thể dùng kiệu được nữa mà bắt buộc phải leo bộ thì đó mới là thử thách thật sự cho khách hành hương.
Cung đường không quá dài, lại được xây bậc lát đá cẩn thận và an toàn, nhưng độ dốc rất cao lại ít quãng nghỉ. Leo dốc quãng này phải có đủ sức bền và thể loại nếu không sẽ ba bước đi, năm bước nghỉ rất mất thời gian. Bù lại du khách như lạc vào thế giới khác với hương rừng, tiếng suối nước, tiếng chim kêu và bầu không khí thanh sạch và tĩnh lặng nơi đất Phật.
Khu di tích Ngọa Vân.
Xuyên qua rừng trúc thì tới rừng thông với sương giăng mờ ảo như chốn bồng lai, màn sương lững lờ quẩn quanh ngang thân cây thông, ngang tầm mắt người, tạo nên cảm giác bồng bềnh hư ảo. Mi mắt, tóc đọng sương thành vệt trắng như tuyết bám vào có quãng trống gió mát thổi lồng lộng như thổi bay đi mỏi mệt của bước chân. Phần lớn khách bộ hành chọn đi cáp treo cho nhanh chóng tiện lợi, nhưng nếu chịu khó hơn một tiếng để leo bộ thì cảnh sắc của con đường này sẽ bù đắp lại cho sự vất vả khi đi xuyên rừng, vượt dốc.
Ra khỏi con đường thâm u, mờ ảo mang màu huyền tích, xuyên rừng trúc, rừng tùng thì khi lên đến chùa chính sẽ thấy phong cảnh phong quang gió mây lồng lộng, chùa Ngọa Vân ngự trên cao sừng sững hiện ra trong sương khói.
Quần thể của chùa xây dựng theo kiến trúc chữ Nhị và dù trên núi cao nhưng rất quy mô bài bản. Lối lên chính điện từ quảng trường là quãng dốc cao với hai bên còn tươi những cánh hoa đào khoe sắc hồng trong sương khói. Từ sân chính điện nhìn ra khi mây sương thoáng tan đi, cả vùng núi non hùng vĩ hiện ra trước mắt, rồi màn sương huyền ảo lại ào đến, che đi trong làn gió xuân mát lạnh, trong lành.
Về thăm Ngọa Vân (mây nằm) theo bước chân Phật hoàng ngày xưa, thấy tâm trí bình an, mọi thứ phiền não như tan đi theo gió của mùa xuân mới. Chỉ có cỏ cây, hoa lá, núi non, suối nước thanh rửa tâm hồn theo tiếng chuông vọng ngân nga.
Ngọa Vân không quá đông đúc như Yên Tử, cảm giác thanh tịnh, yên tĩnh như dầy dặn hơn khi đi trong vùng đất linh thiêng. Chỉ có chút buồn là ý thức khách hành hương về bảo vệ môi trường chưa tốt, rác vẫn bị vất bừa bãi trên lối đi xuyên rừng.
Không hiểu đến bao giờ chúng ta mới thực sự có ý thức cùng chung tay để gìn giữ cảnh quan, môi trường. Ai cũng yêu thương con cháu mà không chịu hiểu vứt rác bừa bãi là chúng ta đang vứt rác vào tương lai vào cuộc sống của cháu con mình.
Hòn đảo giống con khủng long ở Phú Yên Đảo hòn Nưa nằm giữa vùng biển ranh giới Phú Yên và Khánh Hòa còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí hệt như con khủng long khổng lồ hiện ra từ thời tiền sử. Hòn Nưa (thị xã Đông Hòa) là đảo gần bờ giáp ranh giữa Phú Yên và Khánh Hòa. Từ trên quốc lộ 1 đi qua đèo Cả,...