Hòn đảo có hàng nghìn con rắn độc, cấm du khách lên bờ
Nằm ngoài khơi Brazil, hòn đảo này có khung cảnh tuyệt đẹp nhưng là nơi sinh sống của hàng nghìn con rắn hổ lục đầu giáo vàng, một trong những loài rắn độc nhất thế giới.
Đảo Rắn nằm ở Đại Tây Dương, ngoài khơi Brazil, gần Sao Paulo. Tên chính thức của đảo là “Ilha da Queimada Grande” (nghĩa là Đảo Cháy Rụi trong tiếng Bồ Đào Nha). Theo ước tính, trên đảo có khoảng 2.000-4.000 con rắn hổ lục đầu giáo vàng và nhiều loại rắn khác.
Hổ lục đầu giáo vàng là một trong những loài rắn độc nhất thế giới và là loài đặc hữu của hòn đảo này. Nọc độc của chúng mạnh gấp 5 lần rắn trong đất liền, có thể làm rữa da người khi tiếp xúc.
Nếu bị cắn, bạn sẽ mất mạng sau 90 phút nếu không kịp cấp cứu. Trong khi đó, đảo nằm cách bờ biển Brazil tới 90 km, rất khó để kịp đưa nạn nhân vào bờ kịp thời. Đó cũng là lý do những người dân sống trên đảo vào những năm 1900 đã bỏ lại nơi này.
Tương truyền, những tên cướp biển đem rắn độc đến đây để bảo vệ kho báu. Những con rắn sinh sôi nhanh chóng vì không có thiên địch. Chim chóc cũng tránh xa hòn đảo vì biết tử thần đang chờ chúng phía dưới.
Ngoài hổ lục đầu giáo vàng, hòn đảo này còn có nhiều loại rắn khác, trong đó có rắn cây nâu. Chúng không có độc, ăn ốc sên và các loại côn trùng nhỏ.
Theo tờ Smithsonian, lượng rắn ở đây nhiều đến mức cứ 1 m2 trên đảo thì có một con rắn. Hòn đảo có diện tích 430.000 m2, tức là rất nhiều rắn. Có thể nói, mỗi bước bạn có thể gặp một con.
Chính phủ Brazil đã cấm người thường lên đảo nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn chết người. Hàng năm, chỉ có hải quân Brazil lên đảo để bảo trì ngọn hải đăng hoặc các nhà khoa học đến nghiên cứu về rắn. Tuy nhiên, các đoàn được yêu cầu phải đem theo bác sĩ để cấp cứu kịp thời nếu có người bị rắn cắn.
Ngôi làng ở Trung Quốc nuôi 3 triệu con rắn Một ngôi làng ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) duy trì nghề nuôi rắn 50 năm nay. Người làng chia sẻ rằng bị rắn cắn là chuyện thường ngày.
An Ngọc (Tổng hợp)
Khi rắn độc chết thê thảm bởi cầy hoang
Cầy hoang cắn chết rắn độc ngay trên cây khiến nhiều người không khỏi giật mình về loài vật ngỡ như thiên địch trong đời sống động vật hoang dã.
Câu chuyện thợ săn biến thành con mồi không phải là hiếm trong thế giới động vật hoang dã, tuy nhiên cảnh tượng một con cầy hoang cắn chết rắn độc ngay trên cây lại khiến nhiều người giật mình kinh hoảng và ngạc nhiên tột độ với sát thủ động vật bé nhỏ này.
Được trang bị nọc độc cực mạnh có khả năng giết chết con người, con rắn dispholidus typus là một kẻ săn mồi đáng sợ trong tự nhiên. Tuy vậy, cầy mongoose lại là khắc tinh của nó khi loài động vật này không hề sợ hãi nọc độc của loài rắn dispholidus typus.
Ngay khi thấy con rắn trườn đến đầu cành, con cầy sát thủ tiếp cận con rắn kịch độc nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết.
Nhận thấy mối nguy hiểm cận kề, con rắn cố gắng để trườn đi, lắc khỏi sự bao vây của con cầy hung ác. Tuy nhiên cố gắng của con rắn tội nghiệp là vô vọng khi con cầy đã quyết tâm phải được ăn thịt rắn trong ngày.
Cầy mongoose đuổi theo con rắn độc đã ở vào thế cùng đường, liên tiếp cắn vào đầu của con rắn để gây tổn thương cho đến khi nó tìm được cơ hội ghim những chiếc răng sắc nhọn vào đầu con rắn, hoàn thành đòn chí tử của mình.
Màn săn rắn độc kịch tính và ấn tượng được chụp lại bởi nhiếp ảnh gia người Nam Phi, Elana Erasmus ở Công viên Quốc gia Etosha, Namibia.
Sau một thời gian chiến đấu, chạy trốn, con rắn độc mệt mỏi, kiệt sức, nó phó mặc cho số phận đưa đẩy đến kết cục tồi tệ nhất, trở thành thức ăn của cầy mongoose hung ác.
Cầy mongoose không phải loài sát thủ máu lạnh nhưng chúng rất hung hăng khi cần thiết. Từng có việc một con cầy mongoose đã dũng cảm đánh bại 4 con sư tử con và trốn thoát.
Lưu Thoa (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Cận cảnh ốc sên đẻ trứng siêu nhiều gây choáng váng Con ốc sên màu xanh xám đẻ trứng rất nhanh, rất nhiều. Những quả trứng được đẻ ra tụ lại một chỗ, trông chẳng khác nào não người. Trong khi đó, những quả trứng nhỏ khác tiếp tục trượt ra, rất nhanh và đều. Sau cơn mưa, mọi người thường thấy rất nhiều ốc sên bò trên mặt đất, có người cho rằng...