Hòn đảo có hai miệng núi lửa ở Quảng Ngãi
Lý Sơn – viên ngọc quý của vùng đất Quảng Ngãi – sở hữu tới hai miệng núi lửa tuổi đời hàng chục triệu năm.
Toạ lạc tại xã An Hải, đỉnh Thới Lới là ngọn núi cao nhất trên đảo Lý Sơn với độ cao 169 m so với mực nước biển. Đỉnh này có lịch sử hình thành từ 5 ngọn núi lửa đã tắt từ lâu nằm ở phía đông đảo Lý Sơn. Thới Lới là thắng cảnh độc đáo vì vừa có hồ nước ngọt trên đỉnh vừa có hang đá dưới chân núi và nhiều di chỉ khảo cổ chìm trong lòng đất.
Nhìn từ xa, núi Thới Lới sừng sững nổi bật giữa biển khơi, từ dưới lên là một bức tường thành gồm các khối đá đủ hình thù xếp chồng lên nhau bao bọc lấy núi. Trên đỉnh còn có cột cờ đỏ sao vàng phấp phới nổi bật trên nền trời xanh.
Du khách check-in trên núi Thới Lới.
Đường lên núi Thới Lới tương đối dốc, quanh co hơi khó đi với người lần đầu tới đây. Từ cảng Lý Sơn chỉ mất 15 phút đi xe máy, bạn đã đến chân núi. Con đường đi bộ đưa chân khách từ trảng đất bằng theo hướng nam leo dần lên đỉnh để tới lòng hồ tự nhiên trông như chiếc phễu khổng lồ. Đây chính là miệng núi lửa nhiều triệu năm trước đã phun trào nham thạch tạo nên diện mạo cù lao Ré (đảo lớn), huyện đảo Lý Sơn ngày nay. Do là nơi cao nhất trên đảo mà khi đặt chân tới đỉnh núi, bạn sẽ được ngắm nhìn cánh đồng tỏi Lý Sơn vào vụ đẹp như một bức tranh với nhiều mảng màu bắt mắt.
Nếu núi Thới Lới chỉ toàn đá thì núi Giếng Tiền nằm ở xã An Vĩnh quanh năm lại ngập tràn màu xanh tươi tốt của cỏ cây. Ngọn núi lửa lâu đời này cao 86 m với phần miệng hình lòng chảo rộng đến hàng trăm mét vuông. Nếu có cơ hội nhìn từ trên cao, chắc chắn ai cũng choáng ngợp bởi hình dáng độc đáo của nó.
Đất ở núi Giếng Tiền là đất đỏ bazan tương tự vùng Tây Nguyên, thường được người dân Lý Sơn lấy về rải lên ruộng cùng với cát biển, tạo thành lớp phân để bón tỏi. Nhờ đất đai màu mỡ mà hương vị tỏi Lý Sơn cũng đặc biệt và nổi tiếng khắp cả nước.
Video đang HOT
Thảm thực vật cùng với rừng dương phòng hộ bao quanh dấu tích miệng núi lửa Giếng Tiền tạo nên “lá phổi xanh” cho các khu dân cư xung quanh.
Tháng 1/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia đối với hai danh lam thắng cảnh núi Giếng Tiền (xã An Vĩnh), và núi Thới Lới (xã An Hải). Đây là 2 trong số 10 miệng núi lửa kỳ vĩ nhất trên đảo Lý Sơn.
Mùa hè này nếu có dịp tới đây, du khách đừng quên thưởng thức hải sản, đặc sản tỏi, check-in ở hai miệng núi lửa độc đáo này cùng các điểm đến hoang sơ khác như Cổng Tò Vò, hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, đảo Bé…
Loanh quanh với Đảo Bé
Nghe nói tôi sẽ đi Lý Sơn, một người bạn ở Quảng Ngãi bảo rằng, ra đó phải bỏ chút ít thì giờ đi Đảo Bé. Trong cái kiến thức ít ỏi của mình, tôi lên Google để tìm hiểu về hòn đảo này.
Và thật thú vị vì ngoài cái tên Đảo Bé, hòn đảo chỉ rộng khoảng hơn 1km này còn có tên An Bình.
Cảnh biển ở Đảo Bé
Hỏi người dân tại đây tại sao có tên An Bình? Họ bảo chắc vì sống đơn giản, chẳng cãi cọ nhau. Cả đảo khoảng 116 hộ dân, có nghĩa là toàn đảo chỉ vài trăm người. Hòn đảo nhỏ có điện lưới Quốc gia từ năm 2016, đây cũng là xã cuối cùng trong 184 xã của tỉnh Quảng Ngãi có điện thắp sáng. Theo lịch sử thì cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, một sự kiện địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa ngoài biển và sau đó nguội lần đi đã hình thành đảo Lý Sơn, và có lẽ Đảo Bé cũng hình thành từ đó, chỉ cách Lý Sơn chừng 3 hải lý (7km).
Cầu cảng ở Đảo Bé
Chúng tôi gọi một chiếc ca nô, để đi và về cho tiện. Trong cuộc hành trình 10 phút qua tới đảo, tôi hình dung ca nô sẽ tấp vào một bãi cát trắng xinh đẹp, chúng tôi sẽ bước xuống bãi cát đó và dọc theo bãi biển là những hàng dừa và nhà dân. Sự thật hoàn toàn không phải vậy vì tôi ở Nha Trang nên cứ ngỡ bãi biển nào cũng giống như thành phố mình đang ở.
Ca nô cập vào cầu cảng bằng xi măng để vào bờ, chỉ vừa xuống ca nô thì cả một lực lượng đông đảo các cô gái rộn ràng mời chào đến độ "ngộp thở", đại ý là mời đi xe thồ các cô chở vòng quanh đảo với giá 50 ngàn đồng. Thật ra đây là một dịch vụ tốt, và việc các cô ấy là cư dân ở đây chở khách đi (chỉ chừng 30- 40 phút) để tham quan tiện lợi hơn nhiều. Nhưng chính vì khách thì ít mà đội ngũ chạy xe kiếm sống thì nhiều nên việc níu kéo khiến cho khách hoảng sợ.
Từ cầu cảng đi bộ một đoạn thì gặp hai quán nước rất tạm bợ, nơi đây bán nước mía, nước ngọt và các thứ lặt vặt, cũng là chỗ tập trung chở khách đi dạo Đảo Bé. Nhìn một đổi chẳng biết đi đâu, khách đều lên yên xe một cô gái nào đó để cô ấy chở đi. Riêng chúng tôi vì muốn tự do hơn nên thuê một chiếc xe có sẵn xăng với giá 70.000 đồng... đi không giới hạn (nói cho vui chứ đảo có con đường vòng đi là hết).
Con đường xuyên qua Đảo Bé
Con đường xuyên từ bên này sang bên kia đảo làm bằng xi măng, những ngôi nhà xây cất rất tạm bợ, có thể do vận chuyển vật liệu khó khăn, trước các nhà có những bãi đất san ủi để trồng hành hoặc tỏi. Đi tận cuối con đường là bãi tắm, hai bên bãi tắm đều có quán bán hải sản và một số thức ăn. Họ không níu kéo mà chỉ nói vọng: "Anh chị cứ tham quan đi, tham quan xong thì ghé". Bãi tắm ở đây có những mỏm đá đen và bao quanh Đảo Bé cũng có rất nhiều mỏm đá đen, nước biển xanh, hiện rõ đá và các loài sinh vật biển bên dưới, góc biển nào chụp ảnh cũng rất đẹp.
Một góc của Đảo Bé
Con đường vòng quanh đảo làm bằng xi măng, chủ yếu để phục vụ du khách ngắm nhìn biển. Biển nơi này rất đẹp và có nhiều tảng đá tạo hình dáng khác nhau với một màu đen, tránh tình trạng vào mùa biển động song biển tràn bờ, dọc theo bờ có bờ kè chắn song. Đất đai nơi này mọc rất nhiều cây dứa dại, và cây dứa dại trở thành loại cây xanh gây trồng giữ đất.
Vòng đi phía bên phải đến tận cuối là một cảnh quan đẹp với một vệt đá ngầm, ngay chỗ này có một người dân bán nước giải khát, dựng một chiếc cầu gỗ tạm bợ, lót lên đó mấy tấm thảm nhựa nhiều màu, để bảng tham quan 5.000 đồng. Tất nhiên với giá 5 ngàn thì ai cũng vui vẻ trả, mà nếu không trả thì cũng không bị phản đối.
Cây cầu dẫn ra những mõm đá để du khách có thể chụp hình
Khác với bãi biển bên phải, bãi biển bên trái tập trung khu dân cư, những con đường xen vào những ngôi nhà lô xô. Dừa được trồng rất nhiều như đặc tính của các vùng biển, có cả những lều trại cho khách ở lại đêm ở nơi này, có mấy cây bàng vuông cổ thụ, trái rụng thành "quà" cho du khách nhặt đem về. Bờ kè chắn sóng ở đây được vẽ các sinh hoạt biển cả trở thành điểm đến cho du khách.
Bãi tắm trên Đảo Bé
Việc mưu sinh bằng cách chở khách tham quan của các cô gái ở Đảo Bé nếu khách đông kiếm cũng được vài trăm. Những ngày ế ẩm, khách không tới hoặc biển động thì họ bị thất nghiệp. Khi đó Đảo Bé giống như một chấm nhỏ giữa biển khơi, cứ ở trong nhà mà nghe gió mưa gào thét.
Chúng tôi uống ly nước, rời khỏi Đảo Bé, chỉ có chiếc ca nô chờ sẵn đưa chúng tôi về lại Lý Sơn. Còn đội quân tóc dài chen đợi mời khách đi tham quan đã về nhà của họ.
Mùa xuân ra ngắm rêu ở đảo Lý Sơn Khi tiết trời nắng ấm của ngày Xuân xua tan những ngày đông lạnh giá, đấy cũng là lúc khắp bãi đá, vách đá trầm tích núi ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) phủ đầy rêu xanh. Tháng Giêng, tiết trời nắng ấm, rêu xanh bao phủ khắp nơi trên đảo Lý Sơn. Bãi rêu xanh tuyệt đẹp ở khu vực trước...