Hòn đảo có cây máu rồng, hình thành từ chất thải của cá
Những hòn đảo với vẻ đẹp hoang sơ là điểm đến thu hút sự tò mò của nhiều tín đồ xê dịch. Đảo không có người ở, diện tích lớn nhất thế giới là các tọa độ đặc biệt bạn nên khám phá.
1. Hòn đảo nào có cây máu rồng?
Đảo Socotra
Đảo Hawaii
Đảo Bali
Đảo Socotra ở Yemen, vùng biển Arab, được mệnh danh là “vùng đất ngoài hành tinh” bởi sự biệt lập khác xa bên ngoài. Trên đảo có 700 loài động thực vật đặc hữu chỉ có thể tìm thấy tại đây. Đặc biệt, cây máu rồng với vẻ ngoài tựa chiếc ô khổng lồ cùng nhựa đỏ như máu là loài thực vật độc đáo, thu hút sự chú ý của nhiều người. Ảnh: National Geographic.
2. Đảo Socotra được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới năm nào?
2007
2008
2009
Năm 2008, hòn đảo Socotra được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Nơi đây sở hữu hệ sinh thái đa dạng, vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ và mang lại cho du khách những trải nghiệm đáng giá khi khám phá. Ảnh: Gitanema.
3. Hòn đảo Vakkaru hình thành từ chất thải của cá gì?
Cá mối
Cá cam
Cá vẹt
Maldives nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp. Một trong số đó là hòn đảo Vakkaru, thuộc Khu bảo tồn sinh quyển ở quần đảo Baa Atoll. Nơi đây cuốn hút du khách với những đầm phá màu ngọc lam, cảnh sắc nguyên sơ. Thành phần chính cấu tạo nên đảo này là xác san hô được thải ra từ hệ tiêu hóa của những con cá vẹt. Ảnh: The Wondering Dreaming.
4. Hòn đảo không người ở lớn nhất thế giới có tên gì?
Devon
Greenland
Tuvalu
Devon nằm trong quần đảo Bắc Cực, Canada. Đây được xem là hòn đảo không người ở lớn nhất Trái Đất. Đảo Devon có khí hậu khắc nghiệt, gần như đóng băng quanh năm và hiếm sinh vật sống. Ảnh: NASA.
Video đang HOT
5. Hòn đảo nào có diện tích lớn nhất thế giới?
Borneo
Greenland
Madagascar
Greenland, hòn đảo thuộc chủ quyền của Đan Mạch, nằm phía trên Canada và vươn ra Bắc Cực. Theo World Atlas, đây là đảo lớn nhất thế giới với diện tích tự nhiên hơn 2,1 triệu km2. Diện tích hòn đảo này còn lớn hơn nhiều quốc gia khác. Ảnh: ASMP.
6. Quốc đảo ít người ghé thăm nhất thế giới?
Tuvalu
Hawaii
Bali
Hòn đảo Tuvalu sở hữu bãi biển tuyệt đẹp và những vùng nước màu xanh ngọc cuốn hút. Điều đáng ngạc nhiên là “thiên đường” Nam Thái Bình Dương này chỉ đón khoảng 2.000 khách du lịch mỗi năm. Ảnh: Ocean Island Travel.
7. Vịnh nào ở Việt Nam sở hữu gần 2.000 đảo?
Vịnh Hạ Long
Vịnh Bái Tử Long
Vịnh Lan Hạ
Vịnh Hạ Long cách Hà Nội khoảng 165 km, là một trong những điểm đến hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam. Nơi đây sở hữu khoảng 1.600 hòn đảo đá vôi và đảo nhỏ. Du khách đến đây sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp và trải nghiệm chèo thuyền kayak, ngồi trực thăm ngắm toàn cảnh vịnh… Ảnh: Javigarlu.
Những điều thú vị ít người biết về hòn đảo "ngoài hành tinh" Socotra
Socotra được giới khoa học gọi là hòn đảo 'ngoài hành tinh' do có phong cảnh vô cùng kỳ lạ. Nơi đây còn là nhà của nhiều loài động thực vật quý hiếm, một phần ba trong số chúng là những loài đặc hữu, có nhiều đặc điểm vô cùng kỳ lạ mà không thể tìm thấy bất cứ đâu trên thế giới.
Đảo Socotra nằm ở Ấn Độ Dương, cách đất liền Yemem 220 dặm được mệnh danh là vùng đất ngoài hành tinh với sự xuất hiện của hàng loạt giống cây và động vật kỳ lạ, tồn tại trong môi trường khô nóng và lộng gió. Socotra là một quần đảo nhỏ gồm 4 hòn đảo, trong đó đảo lớn nhất là Socotra, chiếm tới 95% đất của quần đảo
Quần đảo Socotra thực chất chỉ là một mô đất và đá nhô lên trên vùng biển thuộc địa phận của nước cộng hòa Yemen
Tuy nhiên, quần đảo này lại được các loài động thực vật, trong đó, có nhiều loài quý hiếm sử dụng như một ngôi nhà để cư trú
Trải qua một quá trình hình thành địa chất phức tạp, là sự kết hợp của các khối núi granit cổ, các vách đá vôi và cao nguyên đá sa thạch đỏ, quần đảo Socotra trở nên biệt lập với thế giới và được giới khoa học gọi là quần đảo "ngoài hành tinh"
Lý do được các nhà nghiên cứu đưa ra là khoảng 250 triệu năm trước, khi mà mọi thứ trên hành tinh đã chính thức đi vào sự sống, thì quần đảo này dường như đứng bên lề của quá trình tiến hóa, biệt lập với trái đất và chưa có sự xuất hiện của sự sống
Dù xuất hiện sự sống rất muộn so với nhiều nơi trên thế giới, nhưng quần đảo Socotra vẫn mang một khí hậu không khí khô nóng, gió thổi quanh năm
Chính loại khí hậu này đã giúp cho quần đảo Socotra có một bộ sưu tập các sinh vật sống kì lạ và phong phú
Quần đảo Socotra là vùng đất của những loài sinh vật sống tự nhiên đơn giản đến loài động vật sống hoang dã phức tạp, là nhà của cây nhựa thơm và một số loài chim quý hiếm
Theo các khoa học đã từng đến đây để nghiên cứu, môi trường thiên nhiên ở quần đảo Socotra tương đối khắc nghiệt
Địa hình nơi đây chủ yếu là các cát bãi cát rộng lớn, nhiều hang động đá vôi với những ngọn núi cao chót vót. Đặc biệt, có thể khí hậu nóng và khô của quần đảo Socotra chính là nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa của các loài thực vật đặc biệt nơi đây
Với khí hậu bán sa mạc có nhiệt độ trung bình 25 C và hầu như không có mưa, các loài cây trên quần đảo Socotra cũng phải phát triển theo nhiều cách khác nhau để tránh sự bay hơi nước
Quần đảo bị cô lập địa chất lâu dài và còn do núi lửa và hạn hán khốc liệt gây ra này được coi là viên ngọc của biển Ả Rập. Tất cả đã kết hợp lại với nhau tạo ra một hệ thực vật đặc hữu duy nhất và ngoạn mục
Theo thông tin từ trung tâm khảo cứu cây trồng Trung Đông, có 307.825 (tức 37%) các loài thực vật trên Socotra là loài đặc hữu, không tìm thấy bất cứ nơi nào trên thế giới
Có 3 loài thực vật cực kỳ nguy cấp và 27 loài thực vật trên quần đảo Socotra được liệt vào Sách Đỏ của IUCN thuộc vào loài nguy cấp hiện đang được bảo vệ
Một trong những loài thực vật nổi bật nhất là cây huyết rồng chỉ có trên quần đảo Socotra, loài cây này khiến nhiều người chú ý do mang hình dạng giống cây dù
Ngoài ra, loài cây này còn khiến cho không ít du khách giật mình với đặc điểm nhựa cây của chúng có màu đỏ giống như máu. Cũng vì như vậy mà chúng được người dân bản địa gọi là cây huyết rồng
Theo những người ở đây, loài cây huyết rồng có một truyền thuyết từ thời trung cổ rằng, chất nhựa của loài cây này trước đây là máu của rồng, có tác dụng chữa bệnh
Do vậy, ngoài việc làm thuốc nhuộm thì nhựa của loài cây này còn được người dân bản địa dùng trong y học, chữa trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa như tiêu chảy, sốt, viêm loét miệng, họng, đường ruột, dạ dày và là một vị thuốc cầm máu rất tốt
Ngoài ra, loại nhựa cây màu đỏ này còn được sữ dụng trong các nghi lễ linh thiêng của các thầy phù thủy, người ta tin rằng nó sẽ làm tăng hiệu lực cho các phép thuật về tình yêu, tình dục và sự bảo vệ
Cũng như hệ thực vật, động vật ở đây cũng đa dạng và hiếm có không kém. Quần đảo này có tất cả 140 loài chim. Đặc biệt, các loài như sáo đá Socotra, sunbird, bunting, chim sẽ và khổng tước mỏ lớn, cánh vàng là những động vật đặc hữu
Sông Hương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Giật mình "vùng đất của người ngoài hành tinh" xuất hiện trên Trái đất Đảo Socotra ở Yemen khiến nhiều người cho rằng trông giống như vùng đất của người ngoài hành tinh. Nguyên do là bởi hòn đảo này có nhiều loại động thực vật lạ, quý hiếm không giống ở bất cứ địa điểm nào trên Trái đất. Nằm trên Ấn Độ Dương, gần Vịnh Aden, đảo Socotra là một quần đảo tạo nên bởi...