Hòn đảo cấm con người đặt chân đến bởi có hàng nghìn con rắn cực độc cùng những cái chết bí ẩn không lời giải đáp
Đảo Ilha da Queimada Grande hay còn được biết đến với tên gọi Đảo rắn là một nơi nguy hiểm bậc nhất thế giới bởi rắn độc có ở khắp nơi tại đây.
Cách bờ biển São Paulo, Brazil, 40km là một hòn đảo hoang vắng mà không một người dân địa phương nào dám bén mảng tới. Ở đây tồn tại một lời đồn rằng từng có một ngư dân dám đi đến gần bờ của hòn đảo và vài ngày sau, ông được tìm thấy chết trong chính chiếc thuyền mình giữa một vũng máu lênh láng. Được biết, đây cũng là người cuối cùng đến gần hòn đảo.
Hòn đảo bí hiểm này có tên là Ilha da Queimada Grande và vì nó quá nguy hiểm với tính mạng của con người nên chính phủ Brazil cũng ra lệnh cấm bất cứ ai đặt chân đến đây. Mối nguy hiểm của hòn đảo đến từ những con rắn hổ lục đầu vàng – một họ của rắn lục và là một trong những sinh vật độc nhất thế giới.
Rắn hổ lục đầu vàng.
Rắn hổ lục đầu vàng có thể dài đến hơn 45cm và ước tính có từ 2.000-4.000 con rắn sinh sống trên hòn đảo Ilha da Queimada Grande nên nó còn được biết đến với cái tên khác là đảo rắn. Loài rắn này độc đến nỗi có thể giết chết một người chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi bị cắn.
Đảo rắn giờ đây đã trở thành khu vực biệt lập nhưng trong quá khứ, từng có con người sinh sống ở đây trong một thời gian ngắn cho đến những năm 1920. Thời điểm đó, từng có tin đồn rằng người canh gác hải đăng địa phương và gia đình của ông đã bị rắn cắn chết sau khi chúng chui vào nhà qua đường cửa sổ. Ngày nay, lực lượng hải quân ghé qua ngọn hải đăng định kì để bảo trì và đảm bảo không có bất kì ai đến quá gần hòn đảo này.
Bức ảnh ngập ngụa rắn được cho là chụp ở đảo Ilha da Queimada Grande nhưng không có thông tin xác thực.
Một lời đồn khác cho rằng những con rắn cực độc ấy thực chất là do bọn cướp biển thả trên đảo nhằm bảo vệ khối tài sản được chôn tại đây. Thế nhưng, sự thật là sự hiện diện của loài rắn kia là kết quả của mực nước biển dâng cao. Đảo rắn vốn là một phần của vùng đất liền Brazil nhưng khi mực nước biển dâng cao vào khoảng 10 nghìn năm về trước, nó đã chia cắt đất liền và biến nơi đây thành một hòn đảo.
Động vật trên đảo tiến hóa khác biệt hoàn toàn với động vật trên đất liền, rắn hổ lục đầu vàng là một ví dụ. Vì trên đảo không có nhiều con mồi ngoài chim nên nộc độc của loài rắn này càng trở nên độc hơn để chúng có thể dễ dàng giết chết bất kì chú chim nào. Những loài chim địa phương đã quá hiểu về sự nguy hiểm của rắn trên đảo Ilha da Queimada Grande nên hầu hết rắn hổ lục đầu vàng đều chỉ tấn công những loài chim “ngây thơ” chọn khu vực này làm nơi nghỉ chân.
Rắn hổ lục, một họ hàng của rắn hổ lục đầu vàng, chịu trách nhiệm cho 90% trường hợp bị rắn cắn ở Brazil. Và nọc độc của họ hàng nó có thể độc hơn gấp 5 lần và nhiều khả năng đây là kết quả của việc chúng sống trên hòn đảo cô lập. Không có số liệu thống kê những cái chết gây ra bởi rắn hổ lục đầu vàng (bởi vì nơi sinh sống duy nhất của chúng bị biệt lập khỏi thế giới con người), nhưng bất cứ ai bị nó cắn có nguy cơ tử vong là 7% nếu như không được chữa trị. Thế nhưng, dù có được chữa trị thì tính mạng của nạn nhân cũng không được đảm bảo.
Với tất cả những thông tin trên về rắn hổ lục đầu vàng, Ilha da Queimada Grande chắc chắn không phải là một nơi để con người nên lui tới bởi cái chết rình rập khắp mọi nơi.
Tuy nhiên, nọc độc của rắn hổ lục đầu vàng được cho là có tiềm năng trong việc sản xuất ra thuốc chữa bệnh tim khiến nó trở thành món hàng được giao dịch ở thị trường chợ đen. Số tiền khổng lồ mà người ta sẵn sàng bỏ ra để mua nọc độc của loài rắn này khiến không ít những kẻ tham lợi liều mình để tìm đến hòn đảo Ilha da Queimada Grande.
Rắn vua "buồn ngủ gặp chiếu manh": Pha tấn công chớp nhoáng giết chết rắn đuôi chuông cực độc
Nhờ khả năng miễn nhiễm với nọc độc của các loài rắn khác, rắn vua có thể hạ gục rắn đuôi chuông một cách dễ dàng.
Một con rắn vua đang lang thang tìm kiếm bữa ăn thì bất ngờ "buồn ngủ gặp chiếu manh", phía trước nó là một con rắn đuôi chuông. Ngay lập tức, con rắn vua trườn về phía mục tiêu của mình để tấn công chớp nhoáng đối thủ.
Cái kết cho rắn đuôi chuông. Ảnh: Cắt từ video trong bài
Tuy không có độc nhưng rắn vua lại có khả năng miễn nhiễm với nọc độc của các loài rắn khác nên dù rắn đuôi chuông rất độc cũng chỉ là con mồi trong mắt rắn vua. Cách tấn công của rắn vua là sử dụng lực siết để giết chết con mồi.
Rắn đuôi chuông dù có cắn trả thì cũng chẳng thể làm gì được rắn vua. Nó chết ngạt trong vòng siết của kẻ thù, cuối cùng rắn chuông đã bị giết và trở thành bữa ăn ngon lành cho con rắn đuôi chuông đói bụng.
Xem video:
1001 thắc mắc: Loài rắn sát thủ nào biết rung chuông? Sống chủ yếu ở châu Mỹ, được biết đến là một loài rắn cực độc có tiếng là sát thủ trong thế giới bò sát, loài rắn này phát ra tiếng kêu như chuông ở đuôi. Rắn đuôi chuông (Có tên khoa học là Rattlesnake) hay còn được gọi là rắn rung chuông, được biết đến là một loài rắn cực độc có...