Hơn chục thương lái Trung Quốc chi phối dưa hấu Việt Nam
Đầu mối thu mua dưa của Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc thương lái Trung Quốc là một trong những nguyên nhân được Bộ Công Thương nêu ra để lý giải tình trạng ách tắc tại cửa khẩu.
Những bất cập đối với hoạt động xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc một lần nữa được nêu ra tại tọa đàm trực tuyến xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam, vừa được Bộ Công Thương tổ chức. Theo lãnh đạo Bộ, dưa được trồng tại nhiều địa phương, song việc thu mua tập trung vào một số thương lái và bị chi phối bởi hơn 10 đầu mối Trung Quốc.
Theo Bộ Công Thương thương lái Trung Quốc hoàn toàn chi phối việc lựa chọn, tiếp nhận dưa đạt chất lượng khi thông quan. Ảnh: Quý Đoàn
Sau khi thu hoạch, doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển hàng đi cửa khẩu nhưng quyền lựa chọn và tiếp nhận mặt hàng đạt tiêu chuẩn hoàn toàn do thương lái Trung Quốc quyết định.
“Thời gian thông quan mất 2-4 tiếng cho mỗi xe hàng thay vì hơn một phút như bình thường, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dưa hấu”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Video đang HOT
Lãnh đạo Bộ cho biết nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc tăng 10% mỗi năm. Riêng 2015, dự báo có 130.000 tấn sẽ được xuất khẩu sang thị trường này. Đây là loại cây trồng dễ canh tác, điều kiện tiêu thụ thuận lợi hơn các loại cây trồng khác nên nhiều địa phương trong đó chủ yếu khu vực Nam Trung bộ luôn ưu tiên.
Về phía cơ quan quản lý, ông Trần Tuấn Anh thừa nhận khâu yếu trong trong hoạt động xuất khẩu hiện nay vẫn là theo dõi thông tin thị trường. Trong đó, xử lý và định hướng cung cấp thông tin cho người nông dân vẫn ách tắc.
Hiện dưa hấu và một số trái cây đều được bày bán tại siêu thị, song để chuẩn bị kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, tới đây Bộ Công Thương sẽ thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các địa phương với đơn vị lưu thông. Trước mắt, Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM được xác định là thị trường tiêu thụ lớn.
Theo VnExpress
Bán mỗi sào ớt, sắm được 1 cây vàng
Trái ngược với vụ mùa dưa hấu, nông dân trồng ớt xuất khẩu lại phấn khởi khi giá ớt cao ngất ngưỡng với giá 35.000 đồng/kg. Mỗi sào ớt đạt sản lượng hơn 1 tấn và thu lợi hơn 35 triệu đồng.
Ngược hành trình về vựa ớt thuộc xã Nghĩa Hà (TP Quảng Ngãi), những cánh đồng ớt rực rỡ màu đỏ ớt chín, chan hòa cùng niềm vui khó tả của nông dân khi vụ mùa bội thu và đạt giá cao.
"Chưa năm nào chúng tôi thấy giá ớt cao như vậy, cứ vài ngày ra thu hoạch cả trăm kg ớt, bán lại cho thương lái với giá hiện nay là 35.000 đồng/kg là có vài triệu rồi. Chả bù cho năm ngoái, giá ớt cao lắm cũng chỉ 7.000 đồng/kg mà thôi", bà Lê Thị Cúc (57 tuổi, ngụ thôn Hàm Long) chia sẻ.
Người trồng ớt tất bật chăm sóc cây ớt, mong đạt sản lượng tốt nhất và bán với giá 35.000 đồng mỗi kg.
Theo lịch trình mùa vụ, người trồng ớt bắt đầu vụ ớt vào tháng 11 âm lịch hàng năm, sau 2 tháng cây ớt bắt đầu trổ hoa, sau 4 tháng là có thể thu hoạch và khoảng 5 ngày hái ớt chín đỏ 1 lần. Mỗi vụ mùa thường thu hoạch đến tháng 7 âm lịch.
Như mùa vụ năm 2014-2015, sản lượng cây ớt ở xã Nghĩa Hành đạt năng suất cao. Trung bình 1 sào cho sản lượng hơn 1 tấn ớt. Với giá 35.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi sào ớt thu lợi hơn 35 triệu đồng (tương đương 1 cây vàng SJC).
Cùng xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc nhưng mùa ớt có giá cao ngất ngưỡng, còn mùa dưa lại rớt giá thê thảm.
Thương lái Phan Văn Ba cho biết: "Tôi thu mua ớt nhiều năm qua, chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc, điều bất ngờ là năm nay giá ớt rất được giá và cao nhất trong lịch sử xuất khẩu ớt. Tuy nhiên, hôm nay giá cao như vậy, còn sau này, giá có thể biến động giảm là điều có thể, tùy do bên Trung Quốc quyết định".
Hiện nay, trên toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 300 ha trồng ớt, riêng xã Nghĩa Hà có từ 30 - 35 ha. Với giá bán tại thời điểm này, người trồng ớt thu lợi hàng trăm triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nếu trồng ớt ồ ạt thì nguy cơ rớt giá có thể xảy ra như vụ mùa dưa hấu Đông Xuân 2014-2015 ở khu vực miền Trung.
Hồng Long
Theo Dantri
Cảnh báo việc thương lái Trung Quốc lũng đoạn hồ tiêu Ngày 15/4, tại cuộc họp sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, Giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk đã đưa ra lời cảnh báo. Tránh lặp lại kịch bản Cụ thể, theo ông Phạm Thái, thời gian qua có nhiều thương lái người Trung Quốc đến Đắk Lắk mua hồ tiêu với giá 190.000 đến 195.000...