Hơn chục nước hạn chế công dân Hàn Quốc
Ít nhất 15 quốc gia, vùng lãnh thổ áp lệnh cấm, hạn chế công dân Hàn Quốc hoặc người nước ngoài từng đến Hàn Quốc nhằm đối phó dịch Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm nay ghi nhận thêm 60 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số người nhiễm tại nước này lên 893, trong đó 9 ca tử vong. Hàn Quốc trở thành ổ dịch viêm phổi corona (Covid-19) lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Trước tình hình dịch bệnh, 6 nước và vùng lãnh thổ gồm Israel, Bahrain, Jordan, Kiribati, Samoa và Samoa thuộc Mỹ hôm qua cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài từng đến Hàn Quốc trong 14 ngày qua hoặc yêu cầu họ phải cách ly khi nhập cảnh. Hong Kong hôm nay cũng cấm tất cả người đến từ Hàn Quốc, trừ cư dân đặc khu, khi trở về phải thực hiện các biện pháp cách ly.
Dù chưa có thông báo chính thức, quốc đảo Mauritius ở châu Phi cũng hoãn nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc. 8 quốc gia khác gồm Brunei, Anh, Turkmenistan, Kazakhstan, Oman, Ethiopia, Uganda và Qatar cũng tăng cường rà soát nhập cảnh, thắt chặt kiểm tra y tế đối với người đến từ Hàn Quốc.
Video đang HOT
Nhân viên kiểm dịch Hàn Quốc phun thuốc khử trùng tại một khu chợ ở thủ đô Seoul hôm 24/2. Ảnh: AFP.
Anh, Singapore khuyến cáo công dân không nên đến các tâm dịch tại Hàn Quốc là thành phố Daegu và quận Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, trong khi Đài Loan nâng cảnh báo đi lại với Hàn Quốc. Mỹ hôm nay nâng mức cảnh báo đi lại với Hàn Quốc lên cấp ba, mức cao nhất, đồng nghĩa người Mỹ nên tránh tất cả những chuyến đi không cần thiết đến Hàn Quốc.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Toàn thế giới ghi nhận hơn 80.000 người nhiễm nCoV, gần 2.700 người chết và hơn 27.000 người bình phục.
Mai Lâm (Theo KBS World)
Theo vnexpress.net
Hàn Quốc thừa nhận khống chế dịch thất bại
Hàn Quốc thừa nhận thất bại trong khống chế dịch Covid-19 khi quá tập trung vào việc ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ nước ngoài thay vì trong nước.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun nói trong cuộc họp cấp cao vào hôm qua rằng "kể từ giờ, chính phủ sẽ ưu tiên ngăn chặn virus lây lan tại địa phương". Theo đó, ông Chung khẳng định ưu tiên hiện nay là điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona và tìm ra người từng tiếp xúc với người bệnh.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc ghi nhận ít nhất 346 ca nhiễm nCoV và hai trường hợp tử vong. Ca tử vong do nCoV đầu tiên ở Hàn Quốc được ghi nhận tại một bệnh viện ở quận Cheongdo hôm 19/2. Hàn Quốc trở thành quốc gia có số người nhiễm nCoV trong nước nhiều thứ hai sau Trung Quốc.
Nhân viên mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng ở thành phố Daegu hôm 20/2. Ảnh: AP.
Hầu hết số ca nhiễm ở Hàn Quốc tập trung ở hai ổ dịch: thành phố lớn thứ 4 Daegu và quận Cheongdo gần đó. Hai khu vực này đã thông báo thiết lập "vùng quản lý đặc biệt", nơi giới chức địa phương đang chuẩn bị nhân lực và vật tư y tế đối phó với dịch Covid-19 bùng phát.
Chính quyền thành phố Daegu cũng đã yêu cầu 2,5 triệu cư dân không ra khỏi nhà, đóng cửa trường mẫu giáo và tạm hoãn lệnh nhập ngũ với người trong thành phố.
Phần lớn số ca nhiễm virus corona ở ở Daegu đều liên quan tới Shincheonji (Tân Thiên Địa), giáo phái đang trở thành tâm điểm chú ý vì liên quan đến một ca "siêu lây nhiễm". Người phụ nữ 61 tuổi, được gọi là "Bệnh nhân thứ 31", nhập viện hôm 8/2 vì tai nạn giao thông nhưng hai lần từ chối xét nghiệm nCoV. Bà sau đó đi nhà thờ 4 lần và được xác nhận dương tính với nCoV hôm 18/2.
Ít nhất 409 thành viên của nhà thờ này được báo cáo xuất hiện các triệu chứng giống nhiễm virus nhưng hiện chưa thể khẳng định họ có dương tính với nCoV hay không.
Tại thủ đô Seoul, cách Daegu 240 km, có ít nhất 7 ca nhiễm virus corona được báo cáo. Chính quyền thành phố áp đặt lệnh cấm các cuộc biểu tình công cộng tại ba quảng trường lớn ở Seoul.
Thanh Tâm (Theo Business Insider, Yonhap)
Theo vnexpress.net
Quốc gia duy nhất yêu cầu công dân ở lại tâm dịch Vũ Hán Trong khi nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... đã đưa công dân từ tâm dịch Vũ Hán về nước thì có một quốc gia lại yêu cầu công dân nước mình ở nguyên tại thành phố này. Nhân viên y tế Trung Quốc phun thuốc khử trùng tại nơi công cộng (ảnh: Nytimes) Đã hai tháng trôi qua, Nadeem Bhatti -...