Hỗn chiến, một người bị đâm thủng ruột
Khoảng 13 giờ ngày 16.11, tại P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) xảy ra một vụhỗn chiến, làm 1 người nguy kịch.
Theo những người chứng kiến, Nguyễn Hữu Khoa (23 tuổi, quê Bình Định) là công nhân Công ty dệt may Sơn Hà (P.Tân Hiệp) đã mâu thuẫn, dẫn đến xô xát với một công nhân làm chung tên là Phát. Thấy vậy những người làm chung liền can ngăn.
Sau đó, Phát về nhà kéo thêm khoảng 10 người, mang theo hung khí đến công ty chờ Khoa ra để “xử”.
Hết giờ làm, Khoa ra cổng thì phát hiện nhóm Phát đang lăm lăm hung khí nên gọi người thân đến giúp đỡ.
Nghe Khoa gọi, anh Lê Văn Thanh (38 tuổi, quê Phú Yên, là người quen của Khoa) đã chạy đến công ty.
Khi vừa đến nơi, thấy Khoa đang bị nhóm của Phát đánh nên anh Thanh lại can. Liền lúc đó, nhóm của Phát quay sang tấn công anh Thanh.
Video đang HOT
Trong lúc hỗn chiến, một người trong nhóm của Phát dùng dao đâm anh Thanh gục tại chỗ, rồi cả nhóm bỏ đi.
Hiện anh Thanh đang được cấp cứu tại bệnh viện 7B (TP.Biên Hòa) trong tình trạng thủng ruột.
Theo TNO
Trị giun kim bằng tỏi, lá ớt non
Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, thậm chí có thể làm thủng ruột.
Giun kim là loại giun nhiễm khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Giun kim thường sống ở góc hồi manh tràng. Ngoài ra còn ở cả phần cuối của ruột non và phần đầu ruột già. Tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1 - 2 tháng.
Các dấu hiệu bị nhiễm giun kim nếu không gây ngứa tại hậu môn thì cũng khó phát hiện. Thông thường vào ban đêm giun bò ra hậu môn và đẻ trứng ở đấy khiến cho trẻ ngứa gãi vì không chịu nổi, nên khi gãi có thể bị trầy cả hậu môn. Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm và nghiến răng.
Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, vào bàng quang theo đường niệu đạo và gây viêm các cơ quan này.
Giun kim còn gây rối loạn tiêu hóa: thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ. Song giun kim hay di động nên thường gây ra những kích thích, như là kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ gây ra đái dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ. Giun kim còn có thể gây viêm ruột thừa, thậm chí có thể làm thủng ruột...
Xin giới thiệu vài cách trị giun kim giản đơn, dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả:
Tỏi giã nát ngâm rượu điều trị giun kim (nguồn ảnh: internet)
- Tỏi giã nát 50g, rượu lít, ngâm 1 tháng. Uống sáng thức dậy lúc đói bụng và tối đi ngủ. Mỗi lần 10 giọt, trong 10 ngày liền. Trẻ nhỏ uống liều trên.
- Rau sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tục 5-7 ngày vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói.
- Lá ớt non (tươi) 40g, nấu canh với thịt, cá, ăn vào bữa ăn chiều, giun sẽ ra vào sáng hôm sau.
Thuốc rửa:
- Dùng 2-3 lá trầu, phèn chua một ít, pha vào một ít nước sôi cho thấm thuốc, dùng thuốc này bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tránh việc trứng tái phát triển.
- Dùng xà phòng rửa hậu môn hàng ngày vào buổi tối ngay cả sau khi đi tiêu, nhằm loại trừ trứng và ấu trùng giun kim. Cần kiên trì rửa hàng tháng liền, để tránh bị tái nhiễm vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng.
Cắt ngắn móng tay cho trẻ để phòng ngừa bệnh tật (ảnh minh họa)
Cách phòng ngừa: Cần điều trị cả một tập thể hoặc gia đình. Cắt đứt chu kỳ sinh trưởng trứng giun bằng cách giữ vệ sinh cá nhân:
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiểu, cắt ngắn móng tay.
- Không cho trẻ mút tay. Không cho trẻ mặc quần thủng đít, không cho cởi truồng.
(Theo Sức khỏe & Đời sống )