Hòn Cau – hoang sơ và quyến rũ
Hòn Cau – còn gọi là Cù Lao Câu – là một hòn đảo nhỏ có chu vi khoảng 1,5km và tổng diện tích 140 hecta, thuộc huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, nằm cách đất liền 10km.
Đảo có chiều dài 1.500m, chiều rộng lớn nhất là 800m và nhỏ nhất là 300m.
Chuyện kể rằng đảo có rất nhiều loại rau câu chân vịt nên mới có tên gọi là Cù Lao Câu. Cũng có chuyện kể rằng đảo là nơi vua Gia Long Nguyễn Ánh từng ẩn nấp để trốn tránh nhà Tây Sơn và xa hơn nữa, đảo từng là nơi trú ẩn của hải tặc… Ngày nay thì trên đảo gần như không có dân cư sinh sống ngoài hai hộ dân từ đất liền ra dựng quán bán thức ăn nước uống cho khách du lịch, một doanh trại quân đội và một văn phòng của Ban quản lý Khu bảo tồn biển.
Một đêm đáng nhớ
Hòn Cau có hai mùa. Mùa gió Nam từ tháng giêng đến tháng 6 Âm lịch, và mùa gió Bắc từ tháng 7 đến tháng 12 Âm lịch hàng năm. Theo kinh nghiệm của nhiều người, thời điểm tốt nhất để đến Hòn Cau là từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch. Đây là thời gian sóng yên biển lặng nhất trong năm, và chúng tôi đã chọn một ngày trong tháng 4 để thực hiện chuyến đi đáng háo hức này. Khởi hành từ Sài Gòn lúc 5 giờ sáng, chúng tôi đến ngã ba Liên Hương thuộc địa bàn huyện Tuy Phong vào khoảng 11 giờ. Cơm trưa xong, cả nhóm ra bến tàu Liên Hương, xuống ca nô Hoàng Phúc để ra đảo. Chỉ 20 phút sau, chúng tôi đã đến Hòn Cau.
Video đang HOT
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là biển quanh đảo xanh và rất sạch. Tuy trên đảo ít khi có mưa nhưng cây xanh và nhiều thực vật quý hiếm vẫn hiện diện khá nhiều. Chúng tôi theo đường mòn lên phía trên cao của đảo. Người hướng dẫn luôn miệng nhắc chúng tôi đi vào tâm đường, tránh lạc bước sang hai bên vệ cỏ hoặc va vào lùm cây. Bạn có thể sẽ đụng phải rắn nằm trong đó!
Cuối con đường mòn, chúng tôi sững sờ trước một khu vườn đá khổng lồ. Quay hướng nào cũng thấy đá, chỗ như bức tường thành chắn ngang sừng sững, chỗ lô nhô, lúp xúp như một bầy thú lớn với đủ hình thù kỳ lạ đổ dài từ trên cao trườn dần xuống biển, chỗ lại có những tảng đá rộng và bằng phẳng như một cái thềm cao… Đá đứng, đá ngồi, đá lớn, đá nhỏ cái màu trắng xám, cái màu đen hoặc loang lổ đủ kiểu khiến khu vườn đá trở nên thật kỳ ảo!
Bảo tồn rùa biển
Từ nơi cao nhất của đảo nhìn xuống bên dưới, biển xung quanh xanh ngắt điểm những lượn sóng bạc đầu tung bọt trắng xóa. Sóng vỗ vào đá dưới chân đảo tạo thành âm thanh rì rào bất tận. Ở một phía khác, đảo như được bao phủ bởi một tấm thảm lớn màu xanh lá. Cây cỏ chen nhau trải dài đến hết tầm mắt. Trong thảm thực vật tươi xanh này, các nhà nghiên cứu đã từng tìm được nhiều loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ.
Buổi tối, chúng tôi ngủ trên bãi biển với lều hoặc túi ngủ cá nhân mang theo sau khi đã tắm biển thỏa thích và dùng bữa chiều ngay trên bãi biển với một nồi cháo hải sản do một chủ quán trên đảo nấu và vài loại thức ăn gọn nhẹ mang theo từ Sài Gòn.
Chuyện của người ở đảo
Ông Tằng Hữu là người làng Tuy Phong, năm nay đã gần 80 tuổi. Năm ông 15, một người chú của ông ở Liên Hương lấy vợ làng Phước Thể kêu ông qua làm “con em” (phụ việc trên ghe như làm sạch lưới, gỡ cá, làm cá, nấu cơm…). Ba năm sau ông lấy vợ người làng Phước Thể rồi vợ chồng đưa nhau qua Hòn Cau mở quán.
Theo lời ông Hữu, thời “cực thịnh” Hòn Cau có đến 9 cái quán. Ghe đánh bắt lúc ấy thường xuyên tấp vào Hòn Cau mua thức ăn, hàng hóa. Sau năm 1975, một số chủ quán trở về đất liền, riêng gia đình ông ở lại. Sau này, có thêm một người nữa ra đảo mở quán. “Thời trước có lúc ghe vào đậu đến năm bảy chục chiếc. Bây giờ ghe lớn, máy to nên từ đất liền ra hoặc từ biển về ít ghe nào ghé lại mà chạy thẳng nên chỉ còn khách du lịch ghé lên đảo. Hai quán ở đây trước toàn bán hàng cho dân đi biển hoặc ghe vào núp gió bão. Giờ chuyển qua bán cho khách du lịch. Thường thì chỉ bán được cho khách trong mùa Nam. Mùa Bắc chúng tôi vào bờ”. – ông Hữu cho biết.
Thạch Tạ – Trung tâm truyền thông trên đảo
Đến Hòn Cau, điều khiến nhiều khách du lịch thích thú chính là đi xem rùa biển đẻ và thả rùa con về biển. Theo anh Nguyễn Trọng Bằng, nhân viên của Ban quản lý Khu bảo tồn biển tại Hòn Cau từ 2012 đến nay, trên đảo có khoảng 3 – 4 loài rùa khác nhau, có loài ghi danh trong Sách Đỏ nên được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Từ tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm là mùa rùa đẻ trứng, anh em phải làm một bãi ấp cho rùa. Hàng ngày, anh và vài đồng nghiệp khác phải đi tìm để lượm trứng đưa về bãi ấp. Đến khi trứng nở, các anh phải canh thời gian để thả rùa con xuống biển. Cho đến nay, công việc bảo tồn loài rùa này vẫn đang được thực hiện và việc bảo vệ trứng, ấp nở, di rùa con về biển trên đảo đã thành công được 80 đến 90%. “Làm bảo tồn trên đảo rất vất vả, lại phải sống xa nhà, xa người thân. Nhưng may mắn là chúng tôi được anh em Biên phòng và hai hộ dân giúp đỡ rất nhiều về tinh thần, vật chất”… – anh Bằng cho biết.
Ở Hòn Cau còn một thú vui khác, đó là lặn ngắm san hô quanh đảo, nhưng phải được sự đồng ý và có sự sắp xếp của Ban quản lý Khu bảo tồn. Ngoài ra, đến đảo tham quan, nhất là nếu ngủ qua đêm trên đảo, khách phải trình báo với các lực lượng chức năng tại đây và phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn về phạm vi sinh hoạt cũng như các quy định trên đảo. Nhằm bảo vệ môi trường sinh thái tại Khu bảo tồn, du khách không được xả rác, phải dọn dẹp sạch sẽ và mang khỏi đảo các loại thức ăn còn thừa, tuyệt đối không được đánh bắt, khai thác hải sản, thú rừng trên đảo và biển quanh đảo…
Hòn Cau - Viên ngọc thô giữa biển xanh
"Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi/Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời/Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả/Vút phi lao gió thổi bên bờ..."
Giọng hát trong trẻo, ngọt ngào của cô gái nào đó trên thuyền làm vang động cả không gian, rồi từ từ lắng xuống theo tiếng sóng biển vỗ vào mạn thuyền. Tôi lơ mơ nheo mắt tỉnh dậy sau một giấc ngủ nồng trên con thuyền cách đất liền khoảng 8 km, để đến Hòn Cau. Nơi mà đa số người dân Bình Thuận đều gọi với cái tên thân thuộc - Cù Lao Câu.
Hòn Cau là một hòn nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, cách TP. Phan Thiết khoảng 110 km, cách đất liền khoảng 7 hải lý (khoảng 10 km). Hòn Cau có chiều dài khoảng 1,5 km với diện tích 12,500 ha. Từ lâu, tôi đã luôn ước muốn được đặt chân đến nơi này để được trải nghiệm cảm giác yên tĩnh và cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ mà nơi phố thành không bao giờ có được.
Nước biển Hòn Cau trong vắt nhìn thấu tận đáy, quyến rũ như một viên ngọc lục bảo, đẹp mê hồn; một viên ngọc chưa được mài giũa xong. Bao bọc quanh đảo là những rặng dừa cao lớn sum sê, với những tán lá dài thượt, xanh mát. Mỗi khi trời nổi gió, chính những hàng dừa cao vút ấy lại dang rộng "cánh tay" để bảo bọc lấy đảo nhỏ.
Hòn Cau nổi tiếng với quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần 234 loại khác nhau. Chỉ cần đứng trên mặt nước chúng ta cũng phải trầm trồ cảm thán bởi vẻ đẹp vô cùng kỳ diệu muôn màu, muôn sắc, muôn hình vạn trạng của những rạn san hô ấy. Có loại lớn như một chiếc giường, có loại lại nhỏ bé, xinh xinh như một bông hoa nhỏ; có loại bạch ngọc trắng tinh khiết, giản dị, nhưng cũng có loại sặc sỡ đẹp đến nao lòng. Nhất là khi lặn xuống sâu khoảng 4 - 5m, chúng ta sẽ không khỏi choáng ngợp trước một bức tranh kỳ ảo, sống động.
Bên cạnh đó, Hòn Cau còn có một hệ thống động thực vật vô cùng phong phú. Nơi đây có hơn trăm loại động, thực vật khác nhau, trong đó có sự hiện diện của trên 34 loại thủy sinh quý hiếm, nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Đây cũng là một trong những điểm quan trọng của quốc gia trong việc bảo tồn các loài động vật biển quý hiếm, như: vích, yến sào, rùa biển... Nếu đến Hòn Cau từ tháng 4 đến tháng 9, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng vô cùng kỳ thú khi hàng trăm con rùa biển lên bờ đẻ trứng. Chính vì vậy, ở đây có cả những đội cứu hộ chuyên chịu trách nhiệm giúp đỡ để rùa mẹ thuận lợi đẻ trứng và bảo vệ trứng rùa cũng như rùa con mới nở... Tất cả đã tạo nên một Hòn Cau xinh đẹp, tự nhiên và đầy sức quyến rũ.
Minh Châu hoang sơ Không ồn ào, sầm uất như nhiều khu du lịch biển khác vào mỗi mùa hè, Minh Châu có sức quyến rũ rất riêng... Xã đảo Minh Châu thuộc huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), cách đất liền chừng 1 giờ đi tàu cao tốc hoặc 2 giờ đi tàu gỗ từ bến tàu Cái Rồng. Nhìn từ xa, hòn đảo như một...