Hơn cả thập kỉ mặc giáp, gia tài của Iron Man là 9 câu thoại cực chất!
Với tính cách tưng tửng nhưng quyết liệt, Iron Man đã để lại không ít câu thoại ấn tượng sau 11 năm chinh chiến trên màn ảnh rộng.
Là nhân vật đầu tiên được Marvel Studios đưa lên màn ảnh rộng sau một loạt khó khăn, Iron Man (Robert Downey Jr.) chính là người đặt nền móng và đại diện cho cả MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel). Từ Iron Man (2008) cho tới Avengers: Endgame( Avengers: Hồi Kết), anh đã để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ với hàng loạt câu thoại hài hước nhưng cũng không kém phần kiên cường.
Những siêu anh hùng khác chọn cách che giấu thân phận thật để đảm bảo an toàn cho người thân còn Tony thì không hề như thế. Sau một loạt các sự kiện trong Iron Man, anh được tổ chức một cuộc họp báo với kịch bản định sẵn nhằm phủ nhận mọi liên quan tới Iron Man. Tuy nhiên, trước mặt toàn thế giới, tay tỉ phú đã tuyên bố bản thân chính là Iron Man. Hành động này đã thể hiện phần nào tính cách thông minh, kiêu ngạo và có chút ngông cuồng của anh. Đây chính là một trong những câu thoại mang tính biểu tượng của Iron Man và mở ra lý tưởng của vũ trụ điện ảnh MCU.
Dù bề ngoài, Tony Stark luôn thể hiện bản thân là một kẻ kiểu căng, đào hoa, luôn coi mình là cái rốn của vũ trụ thì tận sâu bên trong, anh vẫn luôn hướng về cái thiện, công lý, bảo vệ nhân loại và những điều tốt đẹp. Khi được Pepper Potts (Gwyneth Paltrow) can ngăn việc làm siêu anh hùng, Tony phản bác rằng bản thân sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để làm điều đúng đắn.
Đây là một trong những câu thoại làm nên “thương hiệu” của Tony Stark cũng như bắt đầu mối quan hệ “khó nói” với Steve Rogers ( Chris Evans). Quả thực, nếu không có bộ giáp thì Tony vẫn là một tỉ phú thiên tài với siêu năng lực mạnh nhất chính là trí tuệ.
Đứng trước một “vị thần” trong truyền thuyết như Loki (Tom Hiddleston) với sức mạnh vượt trội, Tony vẫn thản nhiên điều đình, thậm chí còn hùng hồn dọa nạt lại. Có lẽ, Loki quá tự cao khi coi thường một “dân chơi” có tiếng như Iron Man rồi.
Video đang HOT
Sau những sự kiện của The Avengers (2012), Tony Stark đã phải chịu tổn thương tâm lý nặng nề và rơi vào tình thế thảm hại hơn bao giờ hết. Anh đã bị trận chiến tại Manhattan ám ảnh và biến thành nỗi sợ sẽ không bảo vệ được thế giới. Điều này khiến chàng siêu anh hùng mất kiểm soát trước sự đe dọa của Mandarin (Ben Kingsley) và đã không ngại ngần thách thức kẻ khủng bố trên truyền hình bằng cách “nổ” địa chỉ nhà riêng.
Nổi tiếng với bản tính thích châm chọc, Tony đã buông lời “đá xoáy” Bruce Banner(Mark Ruffalo) về Hulk chỉ mới lần đầu gặp mặt. Dĩ nhiên sau này họ đã trở thành đôi bạn thân và cũng nhau tạo ra Ultron (James Spader).
Captain America: Civil War (2016) đã cho thấy rõ được sự mâu thuẫn trong lý tưởng của Tony Stark. Đổ lỗi cho bản thân về vụ Ultron và đỉnh điểm khi nghe câu chuyện của người mẹ mất đi đứa con bởi cuộc chiến đã qua, anh bắt đầu tự vấn về ranh giới giữa tốt và xấu. Liệu có đúng không khi bảo vệ được người này lại vô tình lấy mất đi mạng sống của người khác? Và từ đó, Tony đã ủng hộ Hiệp định Sokovia khi cho rằng những siêu anh hùng không nên lạm dụng sức mạnh của mình.
Avengers: Infinity War đánh dấu các siêu anh hùng Marvel chính thức đối đầu với kẻ thù lớn nhất là Thanos (Josh Brolin). Trước 2 kẻ thù “bá đạo” đến từ ngoài vũ trụ là Ebony Maw (Tom Vaughan-Lawlor) và Cull Obsidian (Terry Notary), anh chàng vẫn “hài hước” đuổi chúng ra khỏi trái đất.
Trong trận chiến trên chính Titan, Iron Man là siêu anh hùng ngoan cường nhất khi đối đầu với Thanos khiến gã phải thốt lên rằng: “Ngươi không phải kẻ duy nhất chịu lời nguyền trí tuệ đâu.” Đáp trả lại, anh chàng cao ngạo thốt lên rằng: “Lời nguyền duy nhất của ta chính là ngươi.”
Với Avengers: Endgame ra mắt ngày 26/04 tới đây có lẽ là lần cuối cùng khán giả được gặp lại Iron Man trên màn ảnh rộng. Dù kết quả có ra sao, anh vẫn mãi là một phần trong kí ức của các fan siêu anh hùng.
Theo ilike.com
10 ngôi sao từng hối hận khi đóng phim siêu anh hùng
Các bộ phim siêu anh hùng chuyển thể từ truyện tranh là bệ phóng hoặc giúp nhiều diễn viên củng cố danh tiếng. Song, có những gương mặt lại hối hận vì trải nghiệm với thể loại.
George Clooney trong Batman & Robin (1997): "Con tàu đắm" Batman & Robin chính là sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của ngôi sao George Clooney. Trong mắt người xem, Clooney vẫn quyến rũ khó cưỡng khi vào vai tỷ phú trẻ Bruce Wayne. Song, bất cứ khi nào anh khoác lên người bộ áo giáp Batman và che đi gương mặt điển trai, khán giả chỉ cảm nhận sự hời hợt, vô vị toát ra từ vai diễn. Trên trang IMDb, Batman & Robin chỉ đạt điểm 3,7/10, và bản thân nam diễn viên thừa nhận bộ phim là "sự hao tốn tiền của", còn vai diễn Batman là thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của anh.
Ben Affleck trong Daredevil (2003): Sự nghiệp diễn xuất của Ben Affleck gần như chạm đáy khi anh sắm vai siêu anh hùng mù lòa được nhiều fan truyện tranh Marvel yêu thích. Daredevil tệ đến nỗi bản thân tài tử thường xuyên gọi đây là "sai lầm lớn trong sự nghiệp", và đánh giá nó thua xa những tác phẩm điện ảnh cùng thể loại. Luôn có mặt trong danh sách các phim siêu anh hùng dở nhất mọi thời đại, Daredevil bị giới phê bình chê bai không tiếc lời và công chúng ghẻ lạnh với doanh thu toàn cầu chỉ là 179 triệu USD. Chính bộ phim khiến Ben Affleck ban đầu bị phản ứng dữ dội khi anh được trao vai Batman trong Batman v Superman: Dawn of Justice (2016).
Jessica Alba trong Fantastic Four (2005): Có những minh tinh như Scarlett Johansson đã đạt thành công lẫy lừng nhờ tham gia phim siêu anh hùng Marvel, nhưng Jessica Alba thì vấp phải tình trạng ngược lại. Khi vào vai Sue Storm trong Fantastic Four vào năm 2005, cô bị đánh giá là "điểm đen" của bộ phim. Dẫu tác phẩm có phần tiếp theo, Alba sau này tỏ ra hối hận vì đã nhận vai diễn và cho rằng bộ phim dở đến mức kéo tụt cả danh tiếng của bản thân.
Terrence Howard trong Iron Man (2008): Terrence Howard là người thủ vai Trung tá James Rhodes trong Iron Man - bộ phim đầu tiên của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Song, sau khi hoàn thành xong tác phẩm và Iron Man 2 bước vào giai đoạn tiền kỳ, tranh cãi về thù lao giữa Howard và hãng phim nảy sinh. Nam diễn viên tỏ ra bất mãn khi thấy Robert Downey Jr. có cát-xê cao hơn, và cảm thấy tài tử Người Sắt thiếu biết ơn khi chính mình đã giới thiệu Downey Jr. cho dự án. Kết quả là từ Iron Man 2 trở đi, vai Rhodes / War Machine được chuyển cho Don Cheadle.
Edward Norton trong The Incredible Hulk (2008): Terrence Howard rời MCU vì vấn đề tiền bạc, còn Edward Norton thì từ bỏ vũ trụ điện ảnh vì bất đồng quan điểm sáng tạo. Bruce Banner chính là thành viên duy nhất trong đội Avengers phải thay diễn viên trước khi The Avengers (2012) bấm máy. Lúc thực hiện quá trình dựng The Incredible Hulk, Norton và đạo diễn Louis Leterrier ủng hộ một bộ phim dài hơn, chi tiết hơn. Nhưng Marvel Studios chỉ muốn thành phẩm có thời lượng vừa phải. Cuối cùng thì Edward Norton bị thay thế bởi Mark Ruffalo.
Mickey Rourke trong Iron Man 2 (2010): Dù Mickey Rourke đã chuẩn bị rất kỹ cho vai phản diện Ivan Vanko / Whiplash, chính nam diễn viên rốt cuộc lại thấy thất vọng với hình tượng nhân vật trong phim. Marvel Studios đã cắt bỏ toàn bộ ý tưởng, cũng như nhiều đoạn diễn xuất sáng tạo của Rourke. Điều đó khiến tài tử trở nên vô cùng giận dữ. Cho tới khi tham gia quảng bá dự án Sin City: A Dame to Kill for (2014), Mickey Rourke vẫn không quên chia sẻ với người hâm mộ rằng ông chẳng thích thú gì Marvel Studios.
Ryan Reynolds trong Green Lantern (2011): Không cần những màn mỉa mai trong Deadpool 2 (2018), khán giả thừa biết tài tử người Canada ngán ngẩm với vai diễn Green Lantern trong quá khứ ra sao. Tựa phim năm 2011 không thành công như mong đợi, và kể từ đó Reynolds luôn cảm thấy hối hận vì đã đặt bút ký hợp đồng. Nam diễn viên đã có xích mích với đạo diễn Martin Campbell từ lúc quay phim, và thú nhận rằng chuyện bộ phim thất bại là điều may mắn bởi anh không còn phải sắm vai Hal Jordan thêm lần nào nữa.
Hugo Weaving trong Captain America: The First Avenger (2011): Tên phát xít đứng đầu tổ chức H.Y.D.R.A. có thể xem là vai phản diện đáng nhớ trong sự nghiệp của Hugo Weaving. Tuy nhiên, sau khi The First Avenger kết thúc, nam diễn viên nhiều lần tiết lộ rằng ông không muốn hóa thân thành nhân vật này thêm lần nào nữa. "Đây không phải thể loại phim mà tôi đang tìm kiếm và cảm thấy thích thú. Tôi muốn quay trở về công việc trước kia. Đó là tham gia các dự án mà tôi thật sự thấy tâm đắc và gắn bó", Weaving chia sẻ. Chính vì lẽ đó mà vai Red Skull ở Avengers: Infinity War rốt cuộc đã được trao cho người khác dù Marvel Studios rất muốn tài tử người Australia quay lại.
Idris Elba trong Avengers: Age of Ultron (2013): Đối với Idris Elba, trải nghiệm đóng vai Heimdall ở dự án Age of Ultron với vai trò khách mời (cameo) tệ đến mức "như tra tấn". Nam diễn viên da màu cho biết trong lúc thực hiện cảnh quay trên nền phông xanh, anh đã phải mặc một bộ giáp cứng ngắc, đội tóc giả và nón trụ, đeo cả kính áp tròng và cứ thế ngồi yên một chỗ trong khoảng thời gian chờ chuyển cảnh quay. Để rồi khi lên phim, nhân vật của anh chỉ xuất hiện khoảng vài giây. Elba cho rằng đây là trải nghiệm "đau khổ" mà anh buộc phải thực hiện do hợp đồng yêu cầu.
Jared Leto trong Suicide Squad (2016): Có thể khẳng định rằng nhân vật Joker là một trong những cái tên hút fan cho Suicide Squad. Tuy nhiên, trái với mong đợi của người xem, "gã hề xiếc điên loạn" chỉ là nhân vật phụ, đóng góp vai trò rất nhỏ cho cốt truyện bộ phim. Nam diễn viên Jared Leto khá buồn bã với việc những cảnh quay đầy tâm huyết của mình rốt cuộc đã bị lược bỏ.
Theo zing.vn
Entertainment Weekly tung 6 ảnh bìa tạp chí cho 'Avengers: Endgame', fan soi ra điềm báo cái chết của Captain America Trong 6 ảnh bìa tạp chí của phim Avengers: Endgame, người hâm mộ tìm ra một điềm báo không may mắn cho số phận của Captain America. Liệu Marvel có đang gợi ý hay không? Avengers: Endgame (Hồi kết) là siêu phẩm điện ảnh đang được khán giả chờ đợi nhiều nhất hiện tại. Mới đây, Entertainment Weekly vừa công bố bộ sưu...