Hơn 96% trẻ mang vi khuẩn gây ung thư dạ dày là do ‘lây’ từ bố mẹ
96,2% trẻ dưới 8 tuổi cũng bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) khi có bố mẹ, người thân trong gia đình nhiễm loại vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày này.
Ảnh minh hoạ: Internet
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người, có thể tồn tại trong môi trường của axit dạ dày. Loại vi khuẩn này tiết ra một enzyme có tên là Urease giúp trung hòa độ axit trong dạ dày. Vi khuẩn HP có thể sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày mãn tính, thường phát triển trong khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nổi bật nào.
Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học về tiêu hóa gan mật do Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật Việt Nam tổ chức nhân 1 năm kỷ niệm thành lập viện. PGS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng của viện này đưa ra một con số đáng kinh ngạc. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở nước ta đáng báo động khi tỷ lệ nhiễm H.p trong gia đình cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là trẻ em. Cụ thể: tỷ lệ nhiễm H.p ( ) chung: 85,9% trong khi tỷ lệ nhiễm H.p ( ) ở trẻ em dưới 8 tuổi là 96.2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm H.p rất thấp – người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%.
Như vậy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.p cao nhất, đặc biệt là trong những gia đình có người thân cận huyết thống mắc H.p. Điều này phần nào có thể hiểu được do thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát trong gia đình, công tác vệ sinh và tầm soát bệnh chưa được chú trọng.
Tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em đáng báo động, PGS Thắng cho rằng nguyên nhân do thói quen cha mẹ mớm cơm cho con, ăn chung đũa, chung thìa, lây nhiễm từ lớp bán trú…
PGS Thắng cho biết vi khuẩn HP chính là yếu tố gây ra viêm loét dạ dày và bệnh cứ tái đi tái lại. Tổ chức ung thư quốc tế cũng xem như HP là thủ phạm số 1 gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo không có HP sẽ giảm ung thư dạ dày.
Tại Việt Nam dù viêm loét dạ dày không phải chỉ riêng HP gây ra nhưng sự tồn tại của HP trong niêm mạc dạ dày – tá tràng rất cao.
Tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em đáng báo động, PGS Thắng cho rằng nguyên nhân do thói quen cha mẹ mớm cơm cho con, ăn chung đũa, chung thìa, hôn con, lây nhiễm từ lớp bán trú…Ảnh minh hoạ: Internet
Video đang HOT
Với trẻ nhỏ, trường hợp HP gây viêm loét dạ dày, trong gia đình từng có người ung thư dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP bác sĩ đều khuyến cáo điều trị triệt để. Nhiều gia đình e ngại tâm lý bé đã dùng kháng sinh nhưng nếu không điều trị triệt để HP gây viêm loét dạ dày tái đi tái lại ở trẻ.
Những con đường lây nhiễm của HP, theo PGS Duy Thắng có 3 con đường chính:
Qua đường nước bọt: Vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó, chúng có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung chén đũa, hôn trực tiếp, mẹ mớm đồ ăn cho con.
Đồ dùng ăn uống: Vi khuẩn HP được đào thải qua phân người bệnh nên sẽ bị lây nhiễm qua tay bệnh nhân (nếu không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh) hoặc nhiễm vi khuẩn qua các con vật trung gian như ruồi, gián, chuột,…
Qua chăm sóc y tế: Người có vi khuẩn H.P trong dạ dày khi bị trào ngược hoặc ợ chua sẽ đẩy vi khuẩn lên miệng cùng với dịch dạ dày. Khi đi khám nha khoa, nội soi nhưng dụng cụ không được tiệt trùng kỹ, vi khuẩn HP dễ lây sang người khỏe mạnh.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Mang vi khuẩn này, bạn có nguy cơ ung thư dạ dày gấp 6 lần
Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa hàng đầu ở nước ta, bệnh đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Trong khi đó,nước ta lại có tỷ lệ người mắc vi khuẩn HP cao, đây cũng là điều đáng lo ngại.
Ung thư từ viêm dạ dày
Mới đây, Bệnh viện K trung ương đã phẫu thuật nội soi cắt dạ dày cho bệnh nhân Nguyễn Văn K. (26 tuổi quê quán Lạng Sơn) vì ung thư dạ dày.
Theo người thân của anh K, cách đây 3 năm, K. phát hiện viêm loét dạ dày và đã được bác sĩ kê đơn uống thuốc khoảng 2 tháng triệu chứng đỡ dần nên K. không bao giờ đi kiểm tra sức khỏe lại.
Sau đó, K. đi làm ở miền Nam và quên đi bệnh viêm loét dạ dày của mình phải khám lại 1 năm một lần. Mỗi khi có cảm giác đau, ách ở bụng, K. lại đi mua thuốc về uống và triệu chứng này lại hết.
Cách đây gần 1 tháng, K. bị đau hơn, người sụt cân, cảm giác đau ở vùng thượng vị kèm theo buồn nôn nên K. đi khám bệnh. Bác sĩ nội soi dạ dày thấy có vi khuẩn HP kèm theo niêm mạc dạ dày loét, sùi. Bấm sinh thiết chẩn đoán ung thư dạ dày.
Các bác sĩ BV K phẫu thuật cắt dạ dày cho bệnh nhân - Ảnh BVCC
Khi biết mình bị ung thư dạ dày, K. vô cùng hoang mang vì cậu còn rất trẻ. Tuy nhiên, được bác sĩ tư vấn, K. hiểu về bệnh hơn. Cậu được phẫu thuật nội soi cắt dạ dày kèm theo nạo hạch.
Trường hợp anh Lê Văn Đ. (41 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 1. Anh Đ. chia sẻ anh bị viêm loét dạ dày cả chục năm nay và vẫn thường xuyên nội soi dạ dày. Hai năm trước, anh nội soi dạ dày ở Bệnh viện Đa khoa Xanh-pôn, bác sĩ chẩn đoán viêm loét dạ dày và vi khuẩn HP hoạt động mạnh nên khuyến cáo anh Đ. điều trị triệt HP.
Việc điều trị HP, anh Đ. hay vi phạm do thời gian lâu cộng với đặc thù công việc là dân công trình, nay nhớ thuốc, mai quên. Tháng 4, anh thấy đau thượng vị nên lại đi nội soi. Trong lần nội soi này,bác sĩ cho biết dịch dạ dày đục, vi khuẩn HP nhiều và cho sinh thiết không có tế bào lạ.
Tuy nhiên, vết loét vùng hang vị khiến bác sĩ nghi ngờ và phẫu thuật cắt dạ dày. Kết quả sinh thiết giải phẫu bệnh là ung thư dạ dày. Thủ phạm được chỉ đích danh là viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP.
Ung thư dạ dày ngày càng tăng
Theo thống kê trên toàn cầu, nước ta đứng thứ 18 trên thế giới về ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày đừng thứ 3 sau các bệnh ung thư khác.
Theo TS BS Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hoá Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp ung thư dạ dày đến khám và điều trị. Đặc biệt, có nhiều bệnh nhân còn rất trẻ và nhiều người có tiền sử viêm loét dạ dày lâu năm.
Ung thư dạ dày gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và chuyển sang mãn tính. Các yếu tố thúc đẩy ung thư dạ có thể bao gồm ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm hun khói, các loại thịt đỏ, thịt đã qua nhiều công đoạn chế biến hay rau quả ngâm muối.
Những thực phẩm có nguy cơ cao gây ung thư dạ dày - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, ở nước ta thống kê có 26% người mắc viêm loét dạ dày tá tràng, 70% người dân chứa vi khuẩn HP. Hai yếu tố trên cộng với thói quen sinh hoạt không hợp lý, lười vận động khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày có xu hướng gia tăng.
Nếu bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với nhóm không nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường đậm đặc axit như dạ dày. HP có nhiều chủng và những loại có độc lực cao có thể ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày gây viêm loét ảnh hưởng đến sự phát triển của niêm mạc dạ dày và ruột.
Tình trạng viêm loét, loạn sản niêm mạc dạ dày lâu ngày tạo điều kiện cho các tế bào đột biến phát triển thành ung thư. Việc chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn HP có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày trong tương lai.
Ngoài ra, bác sĩ Long khuyến cáo những người bị viêm loét dạ dày cần được điều trị và theo dõi thường xuyên. Người bệnh không nên tự uống thuốc trị viêm dạ dày.
Nhiều người đau dạ dày xong uống thuốc thấy đỡ tưởng bệnh đã hết nhưng thực tế tế bào ung thư vẫn còn và đang âm thầm phát triển trong dạ dày. Khi có các biểu hiện đau thượng vị, nôn ói, đi ngoài phân đen thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Theo phunusuckhoe
Có phải bố mẹ nhiễm vi khuẩn HP là con cũng nhiễm HP hay không? Bất kì vi khuẩn, virus nào cũng có khả năng lây nhiễm, vi khuẩn HP cũng không ngoại lệ. Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, tỉ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP giữa các cặp vợ - chồng là khoảng 60% và khi bố hoặc mẹ nhiễm khuẩn HP thì tỉ lệ lây nhiễm HP sang con là 40%. Thực trạng...