Hơn 90.000 người nhiễm nCoV trên thế giới
Covid-19 xuất hiện tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 90.433 người nhiễm nCoV, trong đó 3.118 trường hợp tử vong, tăng 66 ca so với hôm qua.
Số ca nhiễm nCoV tại Hàn Quốc, Italy và Iran tiếp tục tăng mạnh. Hàn Quốc hiện ghi nhận 4.335 ca nhiễm và 28 người đã tử vong, trong khi Italy là 2.036 và Iran là 1.501.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận 125 ca nhiễm nCoV mới, mức tăng thấp nhất kể từ ngày 21/1. Có thêm 31 trường hợp tử vong, tất cả đều ở tâm dịch Hồ Bắc.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca nhiễm mới ngoài Trung Quốc “cao gấp gần 9 lần” số trường hợp mới được phát hiện tại nước này trong ngày hôm qua.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân nhiễm nCoV tại thủ đô Tehran, Iran hôm 1/3. Ảnh: AFP.
Iran cũng là nước có số trường hợp tử vong cao thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, với 66 người chết vì nCoV. Các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Covid-19 gồm thủ đô Tehran, tỉnh Qom ở miền trung và tỉnh Gilan ở phía bắc. Iran đang bị xem là mối đe dọa toàn cầu khi nhiều ca nhiễm nCoV tại các nước láng giềng và cả Canada có liên quan đến quốc gia này.
Italy ghi nhận các ca nhiễm nCoV đầu tiên ngày 31/1 và đang là ổ dịch lớn nhất châu Âu. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã khuyến cáo công dân tránh tới quốc gia này. Bồ Đào Nha, Iceland và công quốc Andorra hôm qua ghi nhận các trường hợp nhiễm nCoV đầu tiên, phần lớn là người trở về từ Italy.
Thế giới hiện ghi nhận 90.433 ca nhiễm, 3.118 ca tử vong và 48.110 người đã hồi phục.
Video đang HOT
Vũ Anh (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Cô dâu Việt tại Iran quyết ở lại cùng chồng 'chiến đấu' trong mùa dịch Covid-19
Chị Đỗ Lệnh Hoài Anh, một cô dâu Việt sống tại Iran, cho biết sẽ sát cánh cùng chồng vượt qua dịch Covid-19 đang bùng phát tại chính quê hương thứ hai của mình.
Chị Đỗ Lệnh Hoài Anh cùng chồng đang sinh sống tại Iran - NVCC
Cũng như ở các nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và gần đây là Iran khiến nhiều người trẻ sinh sống ở nước ngoài cảm thấy vô cùng lo lắng.
Đóng cửa không ra ngoài
Mới đây, chị Đỗ Lệnh Hoài Anh liên tục cập nhật trên trang cá nhân về tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra tại Iran. Năm 2015 chị Hoài Anh sang Iran để học cao học. Sau đó chị lấy chồng là người Iran và quyết định sống tại đây.
Mới đây, khi bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới. Iran cũng không nằm ngoài vòng dịch. Tính đến thời điểm ngày 27.2 số người nhiễm Covid-19 tại Iran đã tăng lên 139, số người chết là 19, nâng số người chết tại Iran lên vị trí thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.
Cảnh đường phố vắng vẻ ở TP.Qazvin hôm 27.2 - NVCC
Do đó, chị Hoài Anh không khỏi lo lắng. Theo lời chị, hiện các chuyến bay bị hủy, tình trạng gần như nội bất xuất ngoại bất nhập. Vé máy bay từ Iran về Việt Nam hạng thường rẻ nhất cũng đến 200 triệu đồng. Còn giá bán một chiều trên một trang mạng cũng xấp xỉ 3,700 USD. Đến hôm nay thông tin về các chuyến bay ở trang mạng hầu như đã không còn.
Chị Hoài Anh sống ở TP.Qazvin cách thủ đô Tehran 150 km, nơi vừa mới phát hiện trường hợp người nhiễm Covid-19.
Theo mô tả của chị Hoài Anh, TP.Qazvin hiện chưa phát hiện dịch bệnh nhưng không ai bước chân ra đường. Khi mua thức ăn, chị mới đám đi ra ngoài nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Trong thành phố, mọi người di chuyển bằng xe riêng, ít người sử dụng phương tiện công cộng.
Căn nhà 2 vợ chồng chị Hoài Anh ở cách nhà ba mẹ chồng khoảng 50 m, nhưng vài ngày gần đây anh chị vẫn chưa gặp mặt gia đình chồng. Cả 2 nhà đều đóng cửa, cố thủ không ra ngoài. Chị mua thức ăn dự trữ trong 2 tháng, mua khẩu trang và bắt cả nhà đeo mỗi ngày dù thành phố chưa có ca nhiễm bệnh nào.
Hiện tại nước rửa tay và khẩu trang ở Iran hơi khó tìm ở vài nhà thuốc do nhiều người tìm mua. Giá cũng đắt lên từng ngày. Mỗi ngày, Bộ Y tế Iran đều phát đi thông báo. Nhắc nhở người dân rửa tay, đeo khẩu trang, tránh ôm hôn ở chỗ đông người.
"Tôi lo lắm chứ, giờ như bị cách ly toàn đất nước rồi. Tôi muốn về Việt Nam cũng không về được. Tôi còn chồng và gia đình chồng bên này. Về nước chắc sẽ bị cách ly thôi nhưng chồng tôi thì không nhập cảnh được. Hơn nữa, giờ muốn về Việt Nam cũng không mua được vé", Hoài Anh nói thêm.
"Mình không bỏ chồng lại bên này một mình được"
Theo chị Hoài Anh, người dân bên này vẫn còn chủ quan, ít người đeo khẩu trang vì họ nghĩ không cần thiết. Tuy vậy, người Iran có truyền thống chào hỏi phải ôm hôn, nhưng bây giờ có dịch mọi người không dám ôm hôn kể cả bắt tay.
Công việc chính của chị Hoài Anh là xuất nhập khẩu từ Iran và Việt Nam. Hiện giờ cô đã chuyển sang cách làm việc bằng hình thức online.
Hoài Anh quyết cùng chồng "chiến đấu" vượt qua mùa dịch Covid-19
"Tôi không lo gì ngoài chuyện tôi và gia đình chồng phải vượt qua được đợt dịch này. Mình cũng không bỏ chồng mình lại bên này một mình được. Tôi giờ xem như là người Iran luôn rồi. Tôi quyết định ở lại cùng chồng, tới đâu tính tới đó. Nói không sợ thì cũng không phải nhưng sợ cũng không làm được gì", Hoài Anh khẳng định.
Cũng theo Hoài Anh, cộng đồng người Việt ở Iran rất ít. Chỉ trên dưới 20 người. Hầu hết là nhân viên đại sứ quán, đa số đều ở lại không về. Mọi người tạo nhóm trên WhatsApp để thông báo tình hình cho nhau, thỉnh thoảng động viên nhau cùng vượt qua mùa dịch Covid-19.
Theo thanhnien
Iran tố Mỹ gieo rắc nỗi sợ Covid-19 Tổng thống Rouhani cáo buộc Mỹ gieo rắc nỗi sợ hãi về nCoV trong bối cảnh Iran ghi nhận số ca tử vong vì dịch lớn nhất ngoài Trung Quốc. "Chúng ta không nên để Mỹ gán cho một loại virus mới lấn át cả virus corona, có tên là 'tột cùng sợ hãi'", Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm nay nói trong...