Hơn 9.000 người tử vong do ung thư đại trực tràng, bác sĩ chỉ ra dấu hiệu nhiều người phớt lờ
Mỗi năm Việt Nam phát hiện hơn 14.700 ca ung thư đại trực tràng, trong đó gần 9.300 ca tử vong thế nhưng nhiều người đang phớt lờ các dấu hiệu sớm của căn bệnh này.
Ngày 27-11, tại hội nghị ung thư Việt Pháp bàn về bệnh lý ung thư đại trực tràng và khối u hệ thần kinh trung ương, PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết năm 2018, Việt Nam có gần 165.000 ca mắc mới, 115.000 ca tử vong, trong đó ung thư đại trực tràng mắc mới là hơn 14.700 và tử vong gần 9.300 ca.
Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 14.700 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng
Chỉ riêng tại Bệnh viện K, mỗi tháng chẩn đoán mới khoảng 200 ca và trung bình mỗi năm có khoảng 2.400 người bị ung thư đại trực tràng. Hơn 70% bệnh nhân ung thư đại trực tràng đến khám ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3-4).
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa có tỉ lệ mắc nhiều nhất. Bệnh ngày càng trẻ hóa và có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống và sinh hoạt. Các nghiên cứu cho thấy người có hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giảm 27% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng so với người ít hoạt động. Cùng đó, người có chế độ ăn hơn 800 gr rau, củ, trái cây hàng ngày làm giảm 0,74 lần nguy cơ so với người tiêu thụ ít hơn 200 gr/ngày.
Theo các bác sĩ, ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với những bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì thế, người dân cần tầm soát bệnh khi có các dấu hiệu sau: Đó là tình trạng đau bụng. Các cơn đau thường không rõ ràng, khi dữ dội, lúc lại âm ỉ tương tự như biểu hiện của viêm đại tràng. Tiếp đến là rối loạn tiêu hóa kéo dài (ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng…). Người bệnh có thể bị thay đổi thói quen đi đại tiện khiến người bệnh buồn đi đại tiện nhiều hơn và có thể đại tiện ra máu, suy nhược cơ thể. Cùng đó, người bệnh có thể bị giảm cân bất thường mà không phải do tập luyện thể dục hay ăn kiêng.
Bác sĩ khuyên người dân hạn chế ăn nhiều thịt, thịt xông khói, thực phẩm nướng
GS-TS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hôi Ung thư Viêt Nam, cũng chỉ ra những nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, trong đó có yếu tố môi trường, thói quen ăn uống ít rau, trái, củ, ăn nhiều mỡ, thịt, thức ăn nhanh, thực phẩm nướng, nhiều muối… GS Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo người dân chủ động tầm soát bệnh bằng phương pháp nội soi ruột sớm khi có người nhà đã từng mắc bệnh lý này, nên nội soi định kỳ khoảng sau 3-4 năm/lần và những người trên 50 tuổi cũng cần tầm soát thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị bệnh sớm. Với trình độ phát triển của y học hiện đại, nếu bệnh ung thư đại trực tràng được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi là hơn 90%.
D.Thu
Theo nguoilaodong
Video đang HOT
Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm ung thư đại tràng
Hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài hay rặn, hôm táo, hôm lỏng, có khi kèm theo máu nhầy, uống thuốc kháng sinh kéo dài không khỏi... là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại trực tràng.
Ảnh minh họa: Internet
Ung thư đại tràng được xem là "sát thủ" nguy hiểm trong nhóm bệnh ung thư và bạn hãy đi khám ngay nếu có những dấu hiệu sau đây:
Xuất hiện máu khi đại tiện
Biểu hiện ban đầu của ung thư đại trực tràng là đi ngoài có máu màu đỏ tạm thời. Nếu không được điều trị kịp thời, máu sẽ đổi màu dần dần, xuất hiện màu đỏ sẫm và dính.
Hôm táo, hôm lỏng kéo dài
Bệnh ung thư đại trực tràng biểu hiện ở tất cả những gì có rối loạn về đường tiêu hóa từ trên miệng xuống hậu môn.
Hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, giáp thực quản sau xương ức.
Đại tràng là nơi chứa phân, bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa nên ở giai đoạn sớm, người bị ung thư đại tràng thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như: đi táo, đi lỏng thất thường, hôm thì táo hôm thì lỏng hoặc có thời gian đi lỏng kéo dài, có thời gian táo bón kéo dài.
Các dấu hiệu muộn như: đau quặn bụng từng cơn, gầy sút khi ung thư phát triển. Khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng. Vàng da, bụng to dần... Ảnh minh họa: Internet
Đi ngoài hay rặn
Đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi ngoài ra máu mũi, phân lầy nhày mũi máu, phân nát, phân hình lá lúa (bởi phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
Uống thuốc kháng sinh không khỏi
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, triệu chứng này khác bệnh lị ở chỗ: Khi bị lị, người bệnh uống thuốc kháng sinh đặc trị sẽ khỏi nhưng khi bị ung thư đại trực tràng, uống kháng sinh cũng không khỏi tình trạng đi ngoài.
Thói quen đại tiện thay đổi
Khi bạn đi ngoài và phát hiện những dấu hiệu bất thường như một sự thay đổi hình dạng của phân, thay đổi từ một dải màu vàng bình thường thành một dải rất mỏng, và chất nhầy gắn trộn vào phân.
Ung thư đại trực tràng gây thêm bệnh mới ở các bộ phận khác
Khi bệnh nhân ung thư đại trực tràng đến giai đoạn tiến triển, nó sẽ gây ra các mức độ tổn thương khác nhau trong các cơ quan xung quanh trực tràng và đại tràng.
Ung thư đại trực tràng có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân
Ung thư đại trực tràng làm cho khối u liên quan bám vào thành ruột, làm cho lòng của đường ruột hẹp lại. Từ đó, kích thước ruột trở nên hẹp hơn và có thể gây tắc nghẽn đường ruột.
Ngoài ra, khi ung thư đại trực tràng phát triển đến giai đoạn tiến triển, nó sẽ đi kèm với các triệu chứng toàn thân ở một mức độ nhất định. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy thiếu máu cục bộ, toàn thân yếu ớt, cơ thể suy nhược và có thể dẫn đến giảm sự thèm ăn, giảm lượng thức ăn và các triệu chứng khó tiêu xảy ra.
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, triệu chứng này khác bệnh lị ở chỗ: Khi bị lị, người bệnh uống thuốc kháng sinh đặc trị sẽ khỏi nhưng khi bị ung thư đại trực tràng, uống kháng sinh cũng không khỏi tình trạng đi ngoài. Ảnh minh họa: Internet
Đau bụng và khó chịu
Sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng cũng có đi kèm với những cơn đau đáng kể ở vùng bụng.
Đau bụng kiểu của ung thư đại tràng được thể hiện bằng các biểu hiện khó chịu nơi vùng dạ dày, sau đó khó chịu lan rộng ở bụng và trở thành một triệu chứng đau thường xuyên.
5 nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng
1, Nhóm người có yếu tố di truyền
2, Nhóm người có Polyp đại tràng
3, Nhóm người cao tuổi
4, Bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính
5, Người hay uống rượu và hút thuốc
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Cắt bỏ thành công u tuyến giáp 3,2kg trên cổ nữ bệnh nhân suốt 20 năm Suốt 20 năm qua, bà Hà Thị V. đã "sống chung" với khối u trên cổ ngày một phát triển lớn. Báo An ninh Thủ đô đưa tin, Ngày 26/9, Bệnh viện K Trung ương cho biết, bệnh nhân Hà Thị V. (61 tuổi, ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) vừa đến viện này điều trị sau 20 năm...