Hơn 9000 lao động Hà Nội làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8
Trong tháng 8, gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại nên lượng hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng giảm bớt so với trước.
Ảnh minh họa.
Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, số lượng hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn thành phố tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đến nay đã có gần 60.000 người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Từ đầu năm đến nay đã có gần 60.000 người lao động trên địa bàn đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Riêng tháng 8 có hơn 9.000 lao động của hơn 2.000 doanh nghiệp ở Hà Nội đến làm thủ tục, giảm hơn 400 hồ sơ so với tháng 7.
Trong tháng 8, số lượng hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp vẫn đông nhưng không căng thẳng như hồi tháng 6/2020. Trong tháng 8, đã có gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại giúp thị trường việc làm bớt ảm đạm hơn.
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nộ dự báo số lượng hồ sơ thụ hưởng trợ cấp thất nghiệp từ nay đến cuối năm sẽ còn biến động, phụ thuộc vào kết quả chống dịch COVID-19. Số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ giảm dần qua các tháng nếu dịch được kiểm soát tốt. Nhưng nếu kịch bản xấu xảy ra, dịch diễn biến phức tạp và có ca lây nhiễm trong cộng đồng, các hoạt động công nghiệp, dịch vụ sẽ suy yếu. Theo dự báo, số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ tăng cao, khoảng 20.000 lao động mỗi tháng và 90% doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng.
Trong đợt dịch được gửi hồ sơ trợ cấp thất nghiệp qua bưu điện
Bà Lê Đặng Hoàng Diệp (TPHCM) đi nước ngoài thăm người thân, có hẹn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp vào giữa tháng 4/2020. Do dịch Covid-19, bà không thể về Việt Nam.
Vậy bà có được xét là trường hợp bất khả kháng khi không thể trình diện đúng ngày và được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Do dịch Covid-19, người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Tại Khoản 2 Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện...) trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Nếu bà thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm tháng 4/2020 theo quy định nêu trên và tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng ở các tháng tiếp theo thì tiền trợ cấp thất nghiệp tháng chưa nhận (tháng 4/2020) bà có thể nhận cùng với tháng trợ cấp tiếp theo.
Trường hợp bà không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo quy định thì sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 và Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ.
Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không? Vì không ít lý do mà nhiều người đã không nhận sự trợ giúp của bảo hiểm thất nghiệp khi không có việc làm. Vậy thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đó có được cộng dồn cho lần sau không? Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không? (Ảnh minh họa) Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Điều...