Hơn 90% ô tô dừng đỗ trái phép vì thiếu chỗ
Diện tích dành cho giao thông tĩnh, bãi đỗ xe trên địa bàn TP Hà Nội hiện quá thấp so với nhu cầu. Các điểm, bãi đỗ công cộng được cấp phép chỉ đáp ứng được từ 8-10%, còn lại khoảng hơn 90% số xe đang đỗ tại các điểm, bãi đỗ không được cấp phép.
Thiếu điểm đỗ, nhiều ô tô phải đỗ trái phép ở vỉa hè, lòng đường
Giao thông tĩnh đáp ứng 8%
Video đang HOT
Nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về điểm đỗ cho người dân trên địa bàn TP, một số dự án bãi đỗ xe đã hoàn thành hoặc đang được triển khai xây dựng như: bãi đỗ xe chợ Hàng Da, mương Phan Kế Bính, Chợ Mơ, Gia Thụy, bãi đỗ xe lắp ghép giàn thép cao tầng… Ngoài ra, TP cũng sắp xếp các điểm đỗ xe trên lòng đường, vỉa hè, đồng thời cấp phép tạm thời tại một số tuyến phố có lưu lượng thấp hay những khu đất chưa sử dụng tại khu vực công cộng để tăng thêm diện tích bãi đỗ xe, giải tỏa một phần nhu cầu bức thiết.
Tuy nhiên, Sở GTVT cho biết, TP hiện chỉ có khoảng 687 điểm đỗ xe có phép với diện tích hơn 12ha (chiếm 8 -10%). Điểm đỗ thiếu nhưng nhu cầu của người dân ngày một tăng, hàng loạt bãi trông giữ xe tự phát mọc lên, thu phí “cắt cổ”. Cũng bởi vậy, hiếm có nơi nào, người dân được gửi xe ô tô với giá đúng quy định. Đặc biệt, tại nhiều khu chung cư, công ty, chi phí để gửi một chiếc ô tô mỗi tháng là khá lớn. Cũng bởi thiếu bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe mà tình trạng ô tô đỗ trái phép trên vỉa hè, lòng đường diễn ra trên nhiều tuyến phố lâu dần trở thành quen.
Theo thống kê của UBND TP, trên địa bàn các quận trung tâm có 176 dự án nhà cao tầng với công năng làm văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư, song diện tích dành để đỗ xe chỉ đáp ứng được 20-35% nhu cầu, số còn lại phải đi gửi xe tại các điểm đỗ khu vực xung quanh. Nhìn nhận về thực tế này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT cho hay, quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn TP đến năm 2020 được phê duyệt vào năm 2003 đến nay đã có nhiều thay đổi. Các công trình xây dựng khác đã hình thành nên việc giải phóng mặt bằng để xây dựng bãi đỗ xe theo quy hoạch là vô cùng khó khăn: “Mạng lưới điểm, bãi đỗ xe công cộng phân bố không hợp lý như thiếu về số lượng và kém về chất lượng dịch vụ đã gây khó khăn cho công tác quản lý, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trật tự ATGT”.
Đại diện các cơ quan chức năng và nhiều chuyên gia giao thông đều cho rằng, để thu hút nhà đầu tư, xây dựng các điểm đỗ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, TP cần có nhiều bước đột phá, cơ chế phải thông thoáng hơn như cho vay vốn với mức lãi suất thấp, miễn thuế thuê đất… thì doanh nghiệp mới mặn mà.
Sẽ thương mại giá trông giữ xe
Nhằm giải quyết triệt để bài toán giao thông tĩnh, UBND TP vừa hoàn tất Dự thảo quy định khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ôtô và các phương tiện khác. Dự kiến, văn bản này sẽ được UBND TP trình HĐND TP vào kỳ họp tới. Theo đó, TP sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình hoặc có quyền sử dụng đất trong khu vực để trông giữ xe. Ngoài ra, TP cũng đề xuất thay đổi phí trông giữ xe, chuyển sang cơ chế giá dịch vụ để khuyến khích đầu tư, bởi hoạt động trông giữ xe hiện nay thực hiện theo cơ chế thu phí (mức phí do HĐND thông qua, không phải cơ chế giá dịch vụ). Còn với cơ chế như hiện nay, UBND TP đánh giá, các tổ chức, cá nhân thực hiện trông giữ xe gặp nhiều khó khăn trong hạch toán kinh doanh dẫn đến không hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư.
Lo ngại việc trao quyền quyết định giá trông giữ xe cho nhà đầu tư dễ dẫn đến “thổi” giá, ông Nguyễn Quốc Hùng cho hay: “Giá vé thương mại nhưng vẫn do các cơ quan chức năng xây dựng để đảm bảo lợi ích cho người dân và nhà đầu tư”. Còn theo nhận định của ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT, doanh nghiệp được quyền quyết định giá vé là hoàn toàn phù hợp trong cơ chế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, giá vé cần sự quản lý nhằm khống chế giá trần, giá khung để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Giá vé trông giữ xe cũng tương tự giá taxi. Nhà đầu tư quyết định giá trên cơ sở thang bậc giá Nhà nước đưa ra.
Theo ANTD
Lo ngại thanh tra... ngồi chờ, vi phạm được dịp... tranh thủ
Ngày 12-4, tại cuộc giao ban quý I-2013, câu chuyện về số phận của lực lượng Thanh tra Xây dựng (TTXD) sau khi chấm dứt thí điểm từ 15-5 tới trở nên sôi nổi hơn lúc nào hết. Nhiều ý kiến lo ngại về tình hình lộn xộn trong quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội sau ngày 15-5 (thời điểm có hiệu lực của Nghị định 26/NĐ-CP).
Trong lúc "giao thời", vi phạm trật tự xây dựng có thể sẽ bùng phát trở lại
(Trong ảnh: Xử lý phá dỡ hạng mục sai phép tại một công trình vi phạm ở quận Đống Đa)
Tình hình rất căng thẳng!
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng thừa nhận: "Khi có Nghị định 26/NĐ-CP, Thanh tra Bộ Xây dựng hiểu tình huống là rất "căng thẳng" vì đây là việc liên quan đến thiết kế, phương thức vận hành của một bộ máy lên đến hàng nghìn người". Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Bộ Xây dựng đang khẩn trương soạn thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 26/NĐ-CP với nguyên tắc đảm bảo ổn định lực lượng, phù hợp pháp luật và có tác dụng tốt với thực tiễn. Tuy nhiên, thời gian rất gấp, việc ban hành Thông tư sẽ khó kịp thời điểm 15-5.
Nhiều cán bộ TTXD tâm sự rằng không quá bất ngờ khi nghe thông tin chấm dứt thí điểm TTXD quận, phường nhưng thực sự vẫn "sốc", đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn. Chánh TTXD quận Hoàn Kiếm Nguyễn Đình Tĩnh lo lắng, phần đông TTXD đang ở diện ký hợp đồng với các xã, phường, nếu thực hiện theo phương án rút lực lượng TTXD về Sở Xây dựng quản lý thì không thể "ôm" được hết số lượng này. Hiện tại, lực lượng TTXD trên toàn địa bàn TP Hà Nội là hơn 1.720 cán bộ. Trong đó mỗi xã có trung bình 2-3 cán bộ, mỗi phường có 3-4 cán bộ.
Nhiều ý kiến của TTXD tỏ ra bức xúc vì để kiện toàn bộ máy, trong thời gian qua lực lượng này đã tham gia nhiều khóa học, lớp tập huấn do Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ tổ chức để nâng cao chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thậm chí, có những thanh niên mới tốt nghiệp đại học với định hướng thi tuyển vào lực lượng này đã đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để tham gia các khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu về bằng cấp, trình độ của một thanh tra viên. Để được tuyển dụng, TTXD phải qua các kỳ thi do Sở Nội vụ tổ chức, UBND TP ra quyết định công nhận, nay theo quy định mới, lực lượng TTXD tại các quận, huyện, xã phường lại không còn chỗ đứng... Đại diện TTXD huyện Đông Anh chua chát: "Thực tế này rất đau xót!".
Sợ bùng phát vi phạm
Ngay sau khi quy định mới về TTXD được ban hành, nhiều quận, huyện đã ngay lập tức tiến hành họp bàn về những thay đổi nhân sự, những vấn đề tồn đọng hoặc phát sinh khi Nghị định 26/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Tâm lý bao trùm lúc này là lo ngại các đối tượng sẽ lợi dụng lúc "giao thời" để tranh thủ vi phạm. Nhiều TTXD cho rằng, rất có thể tình trạng vi phạm trật tự xây dựng sẽ bùng phát.
Ông Nguyễn Đình Tĩnh, Chánh TTXD quận Hoàn Kiếm băn khoăn: "Nếu đến thời điểm 15-5, TTXD quận, huyện không còn tư cách, danh nghĩa gì thì làm sao có thể lập biên bản, đề xuất xử lý thế nào?". Cùng tâm trạng, ông Ngô Mạnh Điềm - Chánh TTXD quận Long Biên lo lắng: "Tới đây, làm thế nào để giữ được "trận địa". Đại diện TTXD quận Long Biên thông tin, có trường hợp vi phạm đã bị lực lượng TTXD phát hiện, nay trước thông tin về việc chấm dứt thí điểm, TTXD quận, phường sẽ không còn quyền hạn vào ngày 15-5 tới, họ đã tập kết vật liệu chỉ chờ đến "giờ G" là... vi phạm. Nhiều quận, huyện khác cũng đồng tình với quan điểm, trong lúc chờ đợi Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng và quyết định của thành phố, Sở Xây dựng cần có văn bản hướng dẫn để lực lượng TTXD thực hiện nhiệm vụ.
Rất lo lực lượng TTXD sẽ "rã đám" hoặc "ngồi chơi, xơi nước" chờ sắp xếp, tổ chức lại, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, ông Trần Đức Học "thiết tha đề nghị các cán bộ TTXD tiếp tục duy trì hoạt động bình thường, hiệu quả cho đến ngày 15-5 với đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 89/QĐ-TTg". Sau thời điểm này, lực lượng vẫn tiếp tục tạm thời tồn tại nhưng chức năng, quyền hạn phải tạm dừng vì nếu thực hiện là sai luật. Khi đó, lực lượng này sẽ là giúp chính quyền quận, huyện, phường, xã trong quản lý trật tự xây dựng, báo cáo ngay khi có vi phạm phát sinh. UBND TP đã giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng ngay trong tháng 4-2013 phải hoàn tất việc lập Đề án bố trí lực lượng TTXD theo Nghị định 26/NĐ-CP và Quy chế phối hợp giữa lực lượng TTXD với chính quyền cơ sở. Quan điểm của Sở Xây dựng là lực lượng TTXD phải trực thuộc các quận, huyện để phù hợp với thực tiễn và đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.
Theo ANTD
Gia đình đại gia sản xuất hơn 100 kg ma tuý 'đá' Trong ngôi biêt thự bê thê, gia đình Khánh cùng đồng bọn tô chức sản xuất trên 100 kg hàng "đá" từ hàng trăm thùng thuôc tân dược. Ngày 2/4, TAND tỉnh Long An đưa vụ án sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất từ trước đến nay ra xét xử. Trong 15 người bị truy tô theo khung hình phạt cao...