Hơn 85 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm
Hơn 85 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, bao gồm 9 triệu người ở bang Texas, khi còn 4 ngày nữa cuộc bầu cử tổng thống diễn ra.
Lượng cử tri bỏ phiếu sớm đang tạo ra những kỷ lục trên khắp nước Mỹ, tương đương 60% tổng số cử tri của năm 2016, theo dữ liệu của Dự án Bầu cử Mỹ ở đại học Florida hôm 30/10. Đây là ngày cuối cùng cho phép bỏ phiếu sớm ở nhiều bang, bao gồm Georgia và Arizona.
So với 4 năm trước, lượng cử tri bỏ phiếu sớm năm nay cao hơn 20 triệu, TargetSmart, một công ty phân tích của đảng Dân chủ, cho hay. Hawaii và Texas là hai bang đứng đầu về số người bỏ phiếu sớm trước ngày bầu cử chính thức 3/11.
Thống kê trên phản ánh sự quan tâm sâu sắc với cuộc chạy đua giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden, cũng như mong muốn hạn chế nguy cơ lây nhiễm nCoV vào ngày bầu cử đông đúc của cử tri Mỹ.
Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu sớm ở Lewiston, bang Maine hôm 30/10. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Texas, bang đông dân thứ hai của Mỹ, đã không bầu cho ứng viên đảng Dân chủ kể từ năm 1976, nhưng các cuộc thăm dò hiện cho thấy ông Biden đang dẫn trước Trump trong số các cử tri đi bỏ phiếu sớm. Khảo sát cũng cho thấy Biden cạnh tranh gắt gao với Trump ở bang này, nơi chiếm 38 trong số 270 phiếu đại cử tri mà hai đối thủ cần có để chiến thắng.
Hạt Harris lớn nhất bang Texas, bao gồm thành phố Houston và là thành luỹ của đảng Dân chủ những năm gần đây, đã mở cửa 8 điểm bỏ phiếu suốt 24 giờ hôm 29/10, giúp số người bỏ phiếu sớm đạt kỷ lục.
Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của Trump dẫn những phân tích nội bộ riêng cho hay Tổng thống đang dẫn trước hàng trăm nghìn phiếu so với Biden trong số các phiếu bầu sớm. Trump từng chiến thắng ở Texas vào năm 2016 nhờ hơn 9 điểm phần trăm, khi tổng số cử tri đạt hơn 8,9 triệu người, theo giới chức bang.
Phó tướng của Biden, thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California, dự kiến thăm Texas hôm 30/10. Tỷ phú Michael Bloomberg cũng có kế hoạch chi 15 triệu USD cho bang này và Ohio trong nỗ lực phút chót nhằm giành ưu thế ở cả hai bang nghiêng về Cộng hoà.
Hiện có hơn 257 triệu người Mỹ từ 18 tuổi trở lên và gần 240 triệu công dân đủ tư cách đi bầu tổng thống năm nay, theo giáo sư Michael McDonald, người đứng đầu Dự án Bầu cử Mỹ. Những cử tri hợp lệ bao gồm cả người đang sinh sống tại nước ngoài, trừ những người không phải là công dân hoặc mắc trọng tội, tuỳ vào luật của từng bang.
Ông McDonald dự đoán năm nay có thể hơn 150 triệu người Mỹ sẽ đi bầu, chiếm 62% số cử tri hợp lệ.
22 triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm
Hơn 22 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm - mức cao kỷ lục khi ngày bầu cử tổng thống 3/11 đang đến gần, trong bối cảnh lo ngại về dịch COVID-19.
AP đưa tin, tính tới tối 16/10 (theo giờ Mỹ), 22,2 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu, bằng 16% tổng số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, báo hiệu tỷ lệ bỏ phiếu cao kỷ lục của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.
Trong khi đó, con số thống kê này chưa bao gồm dữ liệu ở 8 bang chưa báo cáo tổng số phiếu và các cử tri Mỹ vẫn còn hơn hai tuần để bỏ phiếu.
Theo AP, việc người Mỹ đổ xô đi bỏ phiếu sớm đang khiến nhiều chuyên gia dự đoán tổng số phiếu năm nay sẽ lên kỷ lục là 150 triệu, và tỷ lệ bỏ phiếu có thể sẽ cao hơn mọi kỳ bầu cử từ năm 1908.
Cử tri Mỹ xếp hàng chờ bỏ phiếu sớm. (Ảnh: AP)
Michael McDonald, chuyên gia đến từ trường Đại học Florida, người điều hành Dự án Bầu cử Mỹ, nhận định: " Điều này thật điên rồ. Chúng tôi có thể chắc chắn rằng đây sẽ là một cuộc bầu cử có tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao".
Không như những lo ngại từ cảnh sát trước các cuộc bỏ phiếu, tính đến thời điểm hiện tại, số phiếu khổng lồ đã được nộp qua thư hoặc tại điểm bỏ phiếu sớm mà không xảy ra xô xát, đụng độ tại các địa điểm.
Trên thực tế, một số sai sót về lỗi phiếu bầu đã xảy ra ở một số địa bang, trong đó 100.000 phiếu qua thư bị lỗi ở New York, 50.000 ở Columbus, Ohio, hay ở Pennsylvania. Song nhưng sự cố này sau đó đã được khắc phục nhanh chóng, không dẫn đến gián đoạn ở quy mô lớn.
Kết quả thống kê của AP cho thấy, số phiếu nộp sớm đang nghiêng về phía đảng Dân chủ. Trong số 42 bang AP khảo sát, tỷ lệ phiếu bầu sớm là 2-1 nghiêng về đảng Dân chủ.
Kết quả này đem lại cho đảng Dân chủ chút lợi thế vào chặng nước rút của mùa tranh cử. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa cho rằng, lợi thế trong giai đoạn bỏ phiếu sớm của đảng Dân chủ không có nhiều ý nghĩa.
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa ông Trump và ứng viên Biden đang bước vào giai đoạn nước rút. Cuộc tranh luận tổng thống thứ 2 trước đó đã bị hủy do ông Donald Trump từ chối tham gia theo hình thức trực tuyến. Hai ứng viên sẽ còn buổi tranh luận cuối cùng vào 22/10 để thể hiện lập trường riêng của mình tới các cử tri.
Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban tranh luận tổng thống Mỹ đã chọn ra 6 chủ đề cho cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa và Joe Biden của đảng Dân chủ. Các chủ đề cho cuộc tranh luận diễn ra vào tối 22/10 tại bang Tennessee bao gồm ứng phó với dịch COVID-19, gia đình Mỹ, sắc tộc ở Mỹ, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia, và sự lãnh đạo.
Những người sợ bị 'ra rìa' bầu cử Mỹ Nghiên cứu sinh Mỹ Benjamin Cole đã không gặp vấn đề gì khi bỏ phiếu từ Đức vào năm 2016 và 2018 nhưng năm nay, anh đứng ngồi không yên. Do lo ngại phiếu bầu qua thư sẽ chậm đến tay giới chức bang Georgia, Mỹ vì đại dịch, anh đã điền lá phiếu và gửi đi từ bưu điện ở Cologne, Đức...