Hơn 840.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Toàn cầu ghi nhận hơn 24,8 triệu người nhiễm, hơn 840.000 người chết do nCoV, WHO khuyến cáo xét nghiệm cả những người nghi nhiễm không có triệu chứng.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 24.873.803 ca nhiễm và 840.158 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 288.764 và 5.717 ca sau 24 giờ, trong khi 17.271.084 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Nhân viên khử trùng khu vực phía trước một bệnh viện ở Hungary ngày 27/8. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 6.091.926 ca nhiễm và 185.788 người chết, tăng lần lượt 51.759 và 1.136 ca so với một ngày trước đó. Ngày càng nhiều trường đại học tại Mỹ ghi nhận số lượng lớn sinh viên dương tính nCoV chỉ vài ngày sau khi học kỳ mùa thu khai giảng, khiến một số trường quyết định lùi kế hoạch tái mở cửa khuôn viên.
Trong bối cảnh giới chuyên gia đánh giá Nhà Trắng có khả năng gây áp lực lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để cấp phép sử dụng khẩn cấp một loại vaccine Covid-19 trước khi nó được chứng minh đủ an toàn và hiệu quả, cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci cảnh báo quyết định này có thể gây khó khăn đối với các vaccine tiềm năng trong thu hút người dân tham gia thử nghiệm.
Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cho biết khi vaccine hoàn thiện, các dược sĩ có giấy phép sẽ được phép tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em và người lớn.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong tăng lên 119,571 sau khi ghi nhận thêm 845 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 48.112 trong 24 giờ qua, lên 3.812.605.
Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan hôm 21/8 nhận định số ca nhiễm hàng tuần ở Brazil đã ổn định, tốc độ lây lan đang chậm lại.Tổng thống Jair Bolsonaro gây bất ngờ khi đang nhận được sự ủng hộ cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông, dù đây đáng lẽ phải là giai đoạn khủng hoảng chính trị đối với ông.
Joao Doria, thống đốc bang Sao Paulo, nơi đang thử nghiệm vaccine tiềm năng của Trung Quốc, cho biết bang này sẽ tiêm chủng cho người dân ngay cả khi chính phủ liên bang từ chối giúp đỡ. Mối quan hệ giữa Doria và Tổng thống Jair Bolsonaro căng thẳng trong những tháng gần đây về cách xử lý đại dịch ở Brazil. Tổng thống đổ lỗi cho Doria “giết” nền kinh tế trong khi Thống đốc cáo buộc Bolsonaro lơ là trách nhiệm.
Mexico, vùng dịch lớn khác tại Mỹ Latinh, báo cáo 579.914 ca nhiễm và 62.594 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.026 và 518 trường hợp.
Chính phủ Mexico hôm 19/8 cho biết có dấu hiệu cho thấy nước này đã đạt đỉnh dịch khi số ca nhiễm và tử vong do nCoV liên tục giảm, nhưng thừa nhận số liệu trên thực tế có khả năng cao hơn đáng kể. Giới chức xác nhận thêm rằng Mexico có kế hoạch tham gia thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine Covid-19 của Italy.
Video đang HOT
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ năm thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 620.132 ca nhiễm và 13.743 ca tử vong, tăng lần lượt 1.846 và 115 ca.
Giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Moeti cho biết châu lục này “dường như đã qua đỉnh dịch” với số ca nhiễm mới giảm dần. Chính phủ Nam Phi đã dần nới lỏng hạn chế để cho phép hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize cho biết nỗi lo lắng lớn nhất của họ là có thể xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai. Tổng thống Cyril Ramaphosa cũng cảnh báo ca nhiễm có thể gia tăng trở lại nếu người dân lơ là cảnh giác.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 110 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 16.914. Số ca nhiễm tăng thêm 4.829, lên 980405. Tình hình dịch bệnh tại Nga dường như đã được kiểm soát khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vaccine Covid-19 th,ứ hai của nước này đã sẵn sàng vào tháng tới. Loại vaccine này do Viện Vector, trung tâm có mức độ an toàn sinh học cao ở Novosibirsk, phát triển.
Tây Ban Nha, vùng dịch lớn nhất châu Âu, ghi nhận ca nhiễm tăng trở lại sau một quãng thời gian kiềm chế được dịch. Nước này báo cáo 455.621 ca nhiễm và 29.011 ca tử vong, tăng lần lượt 3.829 và 15 ca.
Tây Ban Nha yêu cầu trẻ từ 6 tuổi trở lên đeo khẩu trang tại các trường học. Học sinh phải duy trì khoảng cách 1,5 m với nhau, chỉ được giao tiếp với bạn cùng lớp và phải rửa tay ít nhất 5 lần một ngày.
Thủ đô Madrid đóng cửa các hồ bơi công cộng từ ngày 1/9 và các công viên sẽ đóng cửa vào ban đêm.
Pháp ghi nhận 7.379 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 267.077. Số người chết là 30.596, tăng thêm 20 ca. Ngày càng nhiều địa phương ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang sau khi Pháp ghi nhận số ca nhiễm mới tăng vọt.
Tuy nhiên, Tổng thống Emmanuel Macron loại trừ khả năng phong tỏa toàn quốc một lần nữa bởi lo ngại những hậu quả đi kèm. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran thừa nhận sự lây lan của virus “đang tăng tốc”, nhưng cho biết tình hình sẽ tiếp tục được kiểm soát nếu người dân tuân thủ biện pháp giữ vệ sinh và giãn cách xã hội.
Iran báo cáo 21.249 người chết sau khi ghi nhận thêm 112 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.115, lên tổng cộng 369.911 ca. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran có xu hướng tăng trở lại từ cuối tháng 6. Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín, các tỉnh cũng được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn và phong tỏa.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 76.665 ca nhiễm và 1.019 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 3.461.240 và 62.713.
Hàng trăm người biểu tình đeo khẩu trang xuống đường tại các thành phố lớn hôm 28/8 để phản đối kế hoạch tổ chức kỳ thi cho khoảng 2,4 triệu học sinh vào tuần sau, khi số lượng ca nhiễm hàng ngày tăng kỷ lục.
Nhà dịch tễ học Giridhar Babu tại Tổ chức Y tế Cộng đồng, một tổ chức phi chính phủ của Ấn Độ, cho rằng sẽ không bất ngờ nếu số liệu của nước này vượt qua cả Brazil và Mỹ, nhưng cũng nhấn mạnh dân số Ấn Độ đông hơn hai nước trên.
Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi cũng thể hiện lạc quan bằng cách chỉ ra tỷ lệ hồi phục cao tại Ấn Độ, với khoảng 75% tổng số ca nhiễm đã bình phục. New Delhi đang thảo luận với Moskva về vaccine Sputnik V.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 209.544 ca nhiễm và 3.325 ca tử vong, tăng lần lượt 3.999 và 91 ca.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn nCoV lây lan tại thủ đô Manila và khu vực lân cận, trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng bên bờ vực giải thể. Ông cũng kêu gọi công chúng tuân thủ những biện pháp giữ an toàn.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 165.887 ca nhiễm, tăng 3.003 trường hợp so với hôm trước, trong đó 7.169 người chết, tăng 105 ca. Đây là lần đầu tiên Indonesia ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm trong một ngày.
Giới chức ở Tây Java đang cố gắng kiềm chế cụm dịch tại ba nhà máy, có thể do công nhân không tuân thủ các biện pháp y tế.
Thủ đô Jakarta, từ 27/8 gia hạn hạn chế xã hội thêm hai tuần, các nhà hàng và nơi thờ phượng phải tiếp tục hoạt động với công suất hạn chế.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 56.666 người nhiễm, tăng 94 ca, trong đó 27 người chết. Số ca nhiễm nCoV tại quốc đảo từng tăng mạnh do đợt bùng phát lớn trong các ký túc xá cho người lao động nhập cư, nhưng gần đây con số đã giảm đều.
Trước cuộc suy thoái kinh tế sâu chưa từng thấy tại Singapore, chính phủ nước này quyết định mở cửa lại biên giới từ tháng sau nhằm kích thích nền kinh tế vốn phụ thuộc và du lịch và thương mại. Singapore dự kiến mở biên cho người đi từ New Zealand và Brunei từ 1/9.
Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch bệnh của WHO, khuyến cáo các nước xét nghiệm cả những người tiếp xúc gần với người nhiễm nCoV ngay cả khi họ không có triệu chứng, nếu nguồn lực cho phép.
Bình luận được đưa ra sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) gây bất ngờ cho rằng những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 nhưng không có triệu chứng có thể không cần xét nghiệm. Thông tin này khiến nhiều người cáo buộc những quyết định của CDC đang bị thúc đẩy bởi các mục đích chính trị.
Chậm công bố COVID-19 là đại dịch, WHO xem xét thay đổi quy tắc cảnh báo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận đã thành lập một ủy ban xem xét thay đổi quy trình tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu, sau các chỉ trích nói WHO đã chậm chạp trong phản ứng khiến COVID-19 lan rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Một người Mỹ lau nước mắt trong đám tang của một người quen qua đời vì COVID-19 - Ảnh: REUTERS
WHO đã tuyên bố dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) là tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế (PHEIC) vào ngày 30-1-2020. Thời điểm đó căn bệnh này đã lây nhiễm cho ít nhất 100 người bên ngoài Trung Quốc và không cướp đi sinh mạng nào ngoài biên giới nước này.
Theo Quy định Y tế Quốc tế (IHR) hiện hành về việc chuẩn bị và ứng phó cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, không có mức cảnh báo nào dưới mức PHEIC, kể cả ở cấp độ khu vực hay toàn cầu.
WHO đã phải đối mặt với những cáo buộc - đặc biệt là từ Mỹ, vì đã xử trí không đúng đại dịch ban đầu và chờ đợi quá lâu để báo động, theo Hãng thông tấn AFP.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 27-8, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gọi đại dịch COVID-19 là một "thí nghiệm axit" đối với các quốc gia cũng như đối với IHR.
Ông thừa nhận trước khi COVID-19 bùng phát, IHR đã bộc lộ các lỗ hổng khi dịch Ebola bùng phát ở châu Phi năm 2013. "WHO sẽ thành lập một ủy ban xem xét các quy định toàn cầu liệu có nên thực hiện bất kỳ thay đổi nào hay không", người đứng đầu WHO xác nhận.
Ông Tedros hi vọng ủy ban này sẽ trình báo cáo tiến độ cho Đại hội đồng Y tế Thế giới - cơ quan ra quyết định của WHO vào tháng 11 năm nay và báo cáo đầy đủ vào tháng 5 năm sau.
Ủy ban này sẽ tách biệt với Ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (IPPR), được thành lập để đánh giá các phản ứng trên toàn thế giới trước COVID-19. IPPR do cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đứng đầu.
"Chúng tôi cam kết chấm dứt đại dịch và làm việc với tất cả các quốc gia để rút kinh nghiệm và đảm bảo rằng chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới lành mạnh, an toàn hơn, công bằng hơn mà chúng ta mong muốn", tổng giám đốc WHO khẳng định.
Theo trang worldometers.info, tính đến 8h sáng 28-8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 24,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 835.000 người đã tử vong. Đã có 17 triệu bệnh nhân đã hồi phục và còn gần 6,7 triệu ca đang được điều trị.
WHO khuyến cáo trẻ em trên 12 tuổi nên sử dụng khẩu trang như người lớn Dịch Covid-19 đang có dấu hiệu lây lan mạnh trở lại, buộc các nước phải siết chặt hoặc công bố thêm các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Theo số liệu mới nhất, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 23,5 triệu người, trong khi số ca tử vong cũng tăng lên hơn 800.000. Tổ chức Y tế thế giới...