Hơn 8.000 cơ sở y tế Hàn Quốc đình công
Khoảng 1/4 trong gần 34.000 cơ sở y tế Hàn Quốc đóng cửa, phản đối kế hoạch đào tạo thêm bác sĩ của chính phủ nhằm ứng phó đại dịch.
Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch đào tạo thêm 4.000 sinh viên y khoa trong 10 năm tới, nhằm mục đích chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng như đại dịch Covid-19 có thể xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, ít nhất 8.365 trên tổng số 33.836 cơ sở y tế trên khắp Hàn Quốc, bao gồm cả các phòng khám tư nhân, quyết định đóng cửa hôm nay nhằm phản đối kế hoạch trên của chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc Kim Ganglip cho hay tại họp báo hôm nay.
Ông Kim cho rằng lượng phòng khám đình công có thể còn tăng lên. Hàng trăm y bác sĩ và thực tập sinh cũng lên kế hoạch biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội hôm nay.
Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA), đơn vị hỗ trợ tổ chức biểu tình, cho rằng nước này đã quá đủ bác sĩ. “Số lượng bác sĩ trên 1.000 dân đã tăng 3,1% hàng năm trong 10 năm qua, cao gấp 6 lần so với mức trung bình do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra”, tuyên bố của KMA nêu.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tại một điểm xét nghiệm Covid-19 ở quận Gwanak-gu, thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 16/3. Ảnh: Bệnh viện H-plus Yangji.
Các cơ sở y tế này đình công trong bối cảnh Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm nay ghi nhận 103 ca nhiễm mới nCoV, trong đó 85 ca nội địa, cao nhất kể từ 31/3. Nhiều ca nhiễm mới liên quan các giáo phái và cửa hàng thức ăn nhanh, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 14.873 ca, trong đó 305 ca tử vong.
Giới chức Hàn Quốc đang cân nhắc có nên tiếp tục các biện pháp siết chặt cách biệt cộng đồng, bao gồm hạn chế tụ tập trên 50 người trong nhà và 100 người ngoài trời.
Hàn Quốc đã áp dụng các biện pháp truy vết tiếp xúc và xét nghiệm trên diện rộng nhằm ngăn chặn đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang phải đối mặt đợt bùng phát mới trong những tuần gần đây, chủ yếu ở khu vực thủ đô đông dân.
213 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến 21 triệu người nhiễm, 757.000 người chết. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, tiếp đến là Brazil, Ấn Độ và Nga.
Cha con bác sĩ Mỹ tử vong vì Covid-19
Hai cha con cùng làm bác sĩ ở Florida chết vì Covid-19 chỉ vài tuần sau khi người con lây virus từ bệnh nhân của mình.
Bác sĩ Jorge A. Vallejo, 89 tuổi và con trai ông, bác sĩ Carlos Francisco Vallejo, 57 tuổi, nhập viện cùng ngày cuối tháng 6 sau khi gia đình tin rằng Carlos đã nhiễm nCoV từ một bệnh nhân của mình.
Carlos, vốn là một bác sĩ nội khoa, đã chăm sóc cho hàng chục bệnh nhân ở tuyến đầu trước khi nhiễm virus. Gia đình cho biết Carlos sống gần cha và thường xuyên đến thăm nom, chăm sóc ông.
Bác sĩ Jorge A. Vallejo và con trai, bác sĩ Carlos Francisco Vallejo. Ảnh: Miami Herald.
Ông Vallejo, một bác sĩ sản khoa về hưu, qua đời chỉ 6 ngày sau khi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Palmetto ở Hialeah, bang Florida, Mỹ. Trong khi đó, Carlos chống chọi với Covid-19 suốt 42 ngày trong phòng chăm sóc tích cực tại bệnh viện Cleveland và qua đời hôm 1/8.
"Gia đình chúng tôi vừa mất đi cả hai trụ cột", Jessica Vallejo, cháu nội ông Vallejo và gọi Carlos bằng chú, cho hay.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 20,5 triệu người nhiễm và hơn 746.000 người tử vong. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 5,3 triệu ca nhiễm và gần 168.000 ca tử vong.
Nữ bác sĩ đầu tiên cảnh báo về nCoV 'mất tích' Bác sĩ Ai Fen của Vũ Hán - người đầu tiên chia sẻ nghi ngờ về loại virus mới với nhóm đồng nghiệp, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng - 'biến mất' sau khi công khai sự việc trên báo chí. Bác sĩ Ai Fen - trưởng khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Ảnh: Weibo. Theo 60...