Hơn 800 triệu, chọn Mazda CX-30 Luxury hay Toyota Corolla Cross 1.8V?
Ở phân khúc xe SUV/Crossover “lấp lửng” giữa hạng B và C, Toyota Corolla Cross đang là cái tên hàng đầu về doanh số. Nhưng, mẫu xe này vừa có thêm đối thủ đáng gờm là “đồng hương” Mazda là CX-30.
Mazda CX-30 vừa ra mắt tại Việt Nam vào ngày 20/4 và hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ ngang tầm với Toyota Corolla Cross trong thời gian tới.
Hai mẫu xe này cùng thuộc phân khúc giữa xe SUV/Crossover hạng B và hạng C. Với sự “lấp lửng” này, hai mẫu xe vừa có thể linh hoạt trong đô thị nhưng vẫn thể hiện sự tiện nghi, rộng rãi và mạnh mẽ khi đi đường trường.
Mazda CX-30 Luxury và Toyota Corolla Cross 1.8V có giá chênh nhau 19 triệu đồng.
Hiện Mazda CX-30 được giới thiệu 2 phiên bản là CX-30 Luxury giá 839 triệu và phiên bản cao cấp hơn CX-30 Premium giá 899 triệu. Còn Toyota Corolla Cross được giới thiệu 3 phiên bản là 1.8G có giá 720 triệu, 1.8V có giá 820 triệu và 1.8HV (động cơ Hybrid) có giá 910 triệu.
Với khoảng trên 800 triệu, hãy cùng VietNamNet so sánh 2 phiên bản khá “ngang tầm” là Toyota Corolla Cross 1.8V (bản thuần xăng) với giá 820 triệu và “tân binh” Mazda CX-30 Luxury giá 839 triệu ngay sau đây.
Ngoại thất: Toyota Corolla Cross 1.8V “to cao” hơn
Toyota Corolla Cross có thiết kế hài hoà, chắc chắn và lịch lãm. Trong khi đó, Mazda CX-30 tiếp tục ứng dụng triết lý thiết kế KoDo thế hệ thứ 7 mới “vừa lạ vừa quen” với những đường nét trẻ trung, năng động.
Toyota Corolla Cross nhỉnh hơn một chút về kích thước tổng thể nhưng Mazda CX-30 lại có gầm cao hơn.
Nhìn tổng thể, Toyota Corolla Cross có phần “đồ sộ” hơn với kích thước Dài x Rộng x Cao là 4.460 x 1.825 x 1.620mm, còn kích thước của Mazda CX-30 lần lượt là 4.395 x 1.795 x 1.540. Khoang hành lý phía sau của Corolla Cross cũng lớn hơn Mazda CX-30 một chút (440 lít so với 430 lít).
Tuy vậy, Mazda CX-30 lại có trục cơ sở dài hơn 15mm và khoảng sáng gầm xe cao hơn Corolla Cross đến 14mm. Điều này giúp CX-30 có thể dễ dàng chinh phục nhiều địa hình tốt hơn đối thủ.
So sánh thông số về ngoại thất giữa hai mẫu xe.
Ở cụm đèn phía trước, Toyota Corolla Cross 1.8V được trang bị đèn pha FullLed, trong khi ở bản Deluxe của CX-30, đèn chiếu sáng ban ngày vẫn sử dụng bóng Halogen. Còn ở cụm đèn hậu, Toyota Corolla Cross 1.8V và Mazda CX-30 đều sử dụng đèn Led với kiểu thiết kế hiện đại.
Ở các phiên bản này, cả hai xe đều được trang bị bộ la-zăng với kích thước 18 inch với kiểu thiết kế khá tương đồng.
Nội thất: CX-30 tiện nghi hơn
Video đang HOT
Do có kích thước lớn hơn nên khoang nội thất của Toyota Corolla Cross được đánh giá là rộng rãi hơn một chút so với đối thủ CX-30. Ở phiên bản Corolla Cross 1.8V cũng được trang bị cửa sổ trời, trong khi đó phiên bản Deluxe của Mazda CX-30 không có.
Cả hai đều có nội thất bọc da.
Tuy vậy, về tiện nghi phía bên trong xe thì mẫu “tân binh” Mazda CX-30 lại tỏ ra vượt trội. Ghế lái của Mazda CX-30 chỉnh điện và nhớ 2 vị trí, trong khi Corolla Cross không có nhớ vị trí.
Hệ thống âm thanh của CX-30 cũng được đánh giá là có chất lượng tốt với 8 loa, nhiều hơn 2 loa so với Corolla Cross 1.8V.
Ngoài ra CX-30 phiên bản Deluxe cũng được trang bị phanh tay điện tử, tự động giữ chân phanh, cửa cốp sau mở điện, màn hình hiển thị tốc độ lên kính lái (HUD), đây là những options “đáng tiền” mà Corolla Cross 1.8V chưa được trang bị.
So sánh trang bị nội thất của Mazda CX-30 Luxury và Toyota Corolla Cross V?
Tính năng an toàn: Corolla Cross nhiều trang bị hỗ trợ hơn
Với các mẫu xe mới nhất của mình, hãng Toyota và Mazda đã trang bị lên hàng loạt tính năng an toàn mang bản sắc riêng. Ở CX-30 là gói an toàn cao cấp i-Activsense còn với Corolla Cross là Toyota Safety Sense.
Toyota Corolla Cross 1.8V tỏ ra có nhiều tính năng an toàn hơn Mazda CX-30
Đưa lên “bàn cân”, Corolla Cross 1.8V đã được Toyota trang bị hàng loạt tính năng an toàn mà CX-30 không có như: Camera 360 độ, cảnh báo điểm mù, cảm biến trước, báo lệch làn, giữ làn đường, ga tự động thích ứng, kiểm soát áp suất lốp,…
Vận hành: Mazda CX-30 mạnh mẽ hơn
Nếu nhìn vào thông số kỹ thuật của hai mẫu xe, rõ ràng Mazda CX-30 thể hiện sự mạnh mẽ hơn đối thủ của mình, từ dung tích xy-lanh đến công suất động cơ.
Hơn 800 triệu, chọn Mazda CX-30 Luxury hay Toyota Corolla Cross V?
CX-30 sử dụng khối động cơ 2.0 lít, sản sinh công suất tối đa 153 mã lực và mô-men xoắn cực đại 200 Nm. Trong khi đó, Corolla Cross 1.8V sử dụng động cơ 1.8 lít, cho công suất tối đa 138 mã lực mà mô-men xoắn cực đại 172 Nm. CX-30 sử dụng hộp số tự động 6 cấp, trong khi đó Corolla Cross 1.8V sử dụng hộp số vô cấp CVT.
Không như ở phiên bản cao cấp 1.8HV động cơ Hybrid, Corolla Cross 1.8V chỉ có một chế độ lái. Trong khi đó CX-30 Deluxe có 2 chế độ là thông thường và thể thao.
Khi lái thử cả hai mẫu xe này, phóng viên VietNamNet cảm nhận thấy Mazda CX-30 có độ bốc và tăng tốc nhanh hơn, trong khi Corolla Cross lại có sự đầm chắc nhất định và đỡ ồn hơn so với mẫu xe của Mazda một chút.
Mỗi mẫu xe có những điểm mạnh riêng.
Đánh giá chung
Ngay từ khi được nhập khẩu và ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 8/2020, Toyota Corolla Cross đã thường xuyên đứng trong top 10 xe bán chạy nhất Việt Nam. Trong quý I/2021, Corolla Cross bán xấp xỉ 3.000 chiếc, trong đó riêng tháng 3/2021 đã bán ra thị trường đến 1.390 chiếc.
Đây là những con số biết nói, minh chứng đây là mẫu xe thực sự “hot” trên thị trường, hướng đến số đông khách hàng với nhiều độ tuổi khác nhau.
Còn “tân binh” Mazda CX-30, tuy chưa chính thức lăn bánh nhưng với thiết kế hiện đại, năng động và mạnh mẽ trong vận hành chắc chắn cũng sẽ tạo nên một sức hút đáng kể cho những khách hàng trẻ trong thời gian tới.
Kia Sonet, Mazda CX-3 rục rịch bán: Khách Việt thêm lựa chọn xe gầm cao
Phân khúc xe gầm cao cỡ nhỏ tại Việt Nam có thể đón thêm mẫu mới của Kia, Mazda hay Toyota với dòng Raize, mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng trong tầm giá dự kiến 600 - 700 triệu đồng.
Xu hướng chuyển dịch sang xe crossover đô thị của khách Việt thể hiện rõ qua việc tăng trưởng doanh số. Những mẫu như Kia Seltos, Toyota Corolla Cross nhanh chóng có chỗ đứng trong top 10 ô tô bán chạy nhất tại Việt Nam dù mới chào sân từ nửa cuối năm ngoái. Song song với đó, thị phần của Hyundai Kona hay Ford EcoSport co hẹp lại khi phải chịu áp lực từ những "tân binh".
Phân khúc này hứa hẹn nóng hơn từ giữa năm nay khi thị trường sắp đón nhận thêm nhiều mẫu xe mới. Thực tế, các nhà sản xuất có thể tung sản phẩm ở phân khúc "lơ lửng" giữa crossover hạng B và hạng C nhằm tạo sự khác biệt cũng như cạnh tranh về giá. Điều này càng khiến phân khúc xe gầm cao cỡ nhỏ tại Việt Nam thêm chật chội.
Mazda CX-3
Mẫu xe này có thể coi là phiên bản gầm cao của chiếc Mazda2 hatchback khi chia sẻ chung khung gầm. Mazda CX-3 có kích thước dài, rộng, cao lần lượt là 4.275 x 1.765 x 1.535 mm; chiều dài cơ sở 2.570 mm. Xe thuộc thế hệ sản phẩm 6.5, tương tự ngôn ngữ áp dụng trên dòng Mazda2, CX-5...
Không gian bên trong Mazda CX-3 gọn gàng và hiện đại khi sử dụng phanh tay điện tử, có màn hình hiển thị thông tin trên kính lái (HUD). Xe trang bị màn hình giải trí 7 inch, ghế chỉnh điện, điều hòa tự động.
Mazda CX-3 dự kiến sử dụng động cơ SkyActivG 1.5L cho công suất tối đa 110 Nm, mô-men cực đại 144 Nm, kết hợp cùng hộp số tự động 6 cấp. Trên phiên bản cao cấp, Mazda có thể tích hợp gói trang bị an toàn với các tính năng như cảnh báo điểm mù, cảnh báo lệch làn đường, phanh thông minh...
Mazda CX-30
Là phiên bản cao cấp hơn của CX-3, Mazda CX-30 khác biệt hoàn toàn khi chuyển sang thế hệ sản phẩm 7.0, tương tự mẫu Mazda3 mới. Sản phẩm cũng có thể coi là Mazda3 hatchback phiên bản gầm cao, kích thước 4.395 x 1.795 x 1.540 mm, trục cơ sở 2.655 mm. Như vậy, dải SUV của hãng sẽ tăng dần theo thứ tự: Mazda CX-3, CX-30, CX-5 và CX-8.
Thiết kế của Mazda CX-30 nâng cấp, sắc nét và trau chuốt. Đèn pha và đèn hậu công nghệ LED, được làm mảnh trông hiện đại hơn. Thân xe với các đường nét mềm mại, kết hợp cùng phần ốp nhựa đen ở hốc bánh và cản trước, sau mang hơi hướng của dòng SUV.
Nội thất trên Mazda CX-30 giống ngôn ngữ của Mazda3, tạo sự khác biệt đáng kể so với dải sản phẩm còn lại đang bán tại Việt Nam của Mazda. Chất liệu da, ốp kim loại hiện diện ở nhiều khu vực, các chi tiết nhỏ như các phím bấm cũng được làm tinh tế. Mazda CX-30 tích hợp màn hình giải trí 8 inch, điều hòa tự động 2 vùng độc lập, HUD, cốp điện.
Cỗ máy trên Mazda CX-30 có thể là loại SkyActivG 2.0L cho công suất tối đa 154 mã lực, mô-men tối đa 200 Nm. Trang bị công nghệ và tính năng an toàn tiếp tục là điểm nhấn của xe với hệ thống hỗ trợ đèn pha tự động, cảnh báo điểm mù, cảnh báo và hỗ trợ giữ làn đường, điều khiển hành trình chủ động, hỗ trợ phanh chủ động.
Kia Sonet
Nếu như Kia Seltos là đối thủ của Mazda CX-3 hay CX-30 thì Kia Sonet được định vị ở thấp hơn. Xe có kích thước dài, rộng, cao lần lượt là 3.995 x 1.790 x 1.647 mm, trục cơ sở 2.500 mm. Kia Sonet hướng đến một mẫu ô tô nhỏ gọn tương đương xe cỡ A-B nhưng thiết kế gầm cao, trẻ trung.
Thừa hưởng DNA trong dải sản phẩm mới của Kia, Sonet với phần lưới tản nhiệt hình mũi hổ, đèn chiếu sáng công nghệ LED, trong khi đèn hậu nối với nhau bằng một dải đèn LED. Khoang nội thất của Sonet chịu ảnh hưởng từ "đàn anh" Seltos với cách bố trí tương đồng. Xe sở hữu màn hình giải trí 10,25 inch, nối liền với cụm đồng hồ trung tâm dạng kỹ thuật số 4,2 inch.
Tại Ấn Độ, xe có tùy chọn máy xăng 4 xy-lanh Smartstream 1.2L hút khí tự nhiên hoặc máy xăng 3 xy-lanh T-GDi 1.0L tăng áp, bên cạnh đó là bản turbo diesel CRDi 1.5L. Sẽ có cả hộp số sàn 5 cấp và 6 cấp cho khách hàng lựa chọn, cùng với hộp số bán tự động 7 cấp và hộp số sàn 6 cấp thông minh không có chân côn Smartstream (iMT).
Với việc xe xuất hiện tại Quảng Nam, nơi đặt nhà máy lắp ráp Kia Thaco, nhiều khả năng Kia Sonet sẽ được phân phối ở Việt Nam từ giữa năm nay.
Toyota Raize
Tương tự Kia, Toyota Việt Nam cũng đã có xe gầm cao ở phân khúc B-C và mẫu ô tô Raize sẽ được định vị thấp hơn. Mẫu crossover này nhỏ hơn C-HR, dài chỉ 3.995 mm, rộng 1.695 mm và cao 1.620 mm. Toyota chọn cách tối ưu nội thất để đẩy không gian bên trong rộng rãi hơn với cốp sau có dung tích 369 lít ngay cả khi dựng tất cả các ghế.
Sức mạnh của Toyota Raize đến từ động cơ xăng 3 xy-lanh, dung tích 1.0L, tăng áp cho công suất cực đại 97 mã lực, mô-men tối đa 103 Nm. Đáng chú ý, hộp số trên xe là loại vô cấp hai chế độ D-CVT, sử dùng cả dây đai và bánh răng ở tốc độ cao nhằm tăng hiệu quả hộp số.
Về các tính năng hỗ trợ lái, Toyota Raize được trang bị hệ thống phanh chủ động chống va chạm, Không khởi động xe khi phát hiện lỗi (có hỗ trợ kiểm soát phanh), hệ thống kiểm soát hành trình chủ động, và hệ thống hỗ trợ đỗ xe thông minh - Smart Panorama Parking Assist.
Các thương hiệu ô tô châu Á đang "qua mặt" xe Âu Mỹ về độ tin cậy Hãng tư vấn và khảo sát Consumer Reports đưa ra báo cáo năm 2020 về các thương hiệu ô tô đáng tin cậy và điều bất ngờ xảy ra với Mazda. Mazda CX-30 2020 được ra mắt thế giới lần đầu tiên tại thị trường Mỹ Các tổ chức cho vay mua ô tô tiếp tục đưa ra các thời hạn cho vay...