Hơn 800 người Myanmar thiệt mạng trong các cuộc biểu tình
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị tố lực lượng an ninh Myanmar đã giết hơn 800 người từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) hôm 18/5 cho biết tính tới ngày 17/5, 802 người Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc trấn áp biểu tình của lực lượng an ninh nước này.
“Đây mới là con số được AAPP xác minh, số người chết thực tế có thể cao hơn rất nhiều”, đại diện AAPP ra tuyên bố với báo giới.
Người dân Myanmar đội mưa biểu tình chống đảo chính ở Yangon hôm 30/4. Ảnh: AFP.
Phát ngôn viên quân đội Myanmar hiện chưa bình luận về thông tin. Lực lượng này trước đó khẳng định số dân thường thiệt mạng trong các cuộc biểu tình thấp hơn báo cáo của AAPP, trong khi hàng chục sĩ quan cũng thiệt mạng khi tham gia trấn áp đám đông.
Video đang HOT
AAPP cho biết thêm chính quyền quân sự Myanmar đang giam 4.120 người, trong đó có 20 người bị kết án tử hình.
Quân đội Myanmar nắm quyền sau khi tiến hành cuộc đảo chính chóng vánh ngày 1/2 và tuyên bố sẽ ổn định đất nước, song căng thẳng tại quốc gia này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự liên tục nổ ra.
Đám đông biểu tình còn nhận được sự ủng hộ từ các nhóm vũ trang dân tộc, vốn đã đấu tranh suốt nhiều thập kỷ với quân đội Myanmar nhằm tăng quyền tự chủ. Nhiều nhóm vũ trang cũng lên án lực lượng an ninh sử dụng vũ lực mạnh tay với dân thường.
Gia đình nói nhà thơ Myanmar chết, bị lấy nội tạng
Vợ của Khet Thi, người viết tác phẩm phản đối chính quyền quân sự, nhận được thi thể chồng không còn nội tạng sau khi bị quân đội bắt giam.
Vợ của Khet Thi cho biết chồng bị lính vũ trang và cảnh sát đưa đi thẩm vấn hôm 8/5. Khet Thi, 45 tuổi, là người đã viết bài thơ "Họ bắn vào đầu, nhưng không hiểu được cách mạng nằm trong tim".
"Tôi bị thẩm vấn. Anh ấy cũng thế. Họ bảo anh ấy đang ở trung tâm thẩm tra nhưng anh ấy đã không bao giờ quay lại, chỉ còn cái xác", Chaw Su, vợ của Khet Thi, hôm nay cho biết.
Nhà thơ Khet Thi khi còn sống. Ảnh: Twitter/Irrawady
Gia đình họ sống tại Shwebo, thị trấn miền trung đất nước thuộc vùng Sagaing, trung tâm phản đối cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.
"Họ gọi cho tôi vào buổi sáng, nhắn đến bệnh viện ở Monywa gặp anh ấy. Tôi cứ nghĩ anh ấy chỉ bị gãy tay hay gì đó. Nhưng khi tới nơi, thi thể anh ấy đã nằm ở nhà xác, nội tạng bị lấy đi", cô nói trong nước mắt tại nơi cách nhà 100 km.
Bệnh viện cho hay Khet Thi có bệnh tim, nhưng Chaw Su không buồn đọc giấy chứng tử bởi cho rằng đó không phải sự thật. Cô cho hay quân đội định chôn Khet Thi nhưng cô đã xin xác về nhà. Cô không nói làm thế nào để biết chồng bị lấy nội tạng.
Phát ngôn viên quân đội Myanmar không trả lời yêu cầu bình luận về cái chết của Khet Thi, nhà thơ thứ ba chết trong các cuộc biểu tình kéo dài hơn ba tháng nay.
Khet Thi là bạn của K Za Win, 39 tuổi, nhà thơ bị bắn chết trong một cuộc biểu tình ở Monywa hồi đầu tháng 3. Nhiều nhà hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ thuật đã bị bắt khi lên tiếng phản đối chính quyền quân sự Myanmar.
Khet Thi từng là kỹ sư trước khi nghỉ việc năm 2012 để tập trung vào thơ ca, kiếm sống bằng nghề làm kem và bánh ngọt.
"Tôi không muốn là anh hùng, không muốn là người tử vì đạo, không muốn trở thành kẻ hèn yếu, không muốn thành kẻ ngu ngốc", ông viết vào hai tuần sau cuộc đảo chính. "Tôi không muốn ủng hộ sự bất công. Nếu chỉ còn một phút để sống, tôi muốn giữ lương tâm trong sạch tới phút cuối cùng".
Gần đây, Khet Thi viết một bài thơ nói rằng mình từng là người chơi ghi-ta, thợ làm bánh, nhà thơ, những người không thể cầm súng. Nhưng ông ngụ ý đang thay đổi thái độ.
"Người dân nước tôi đang bị bắn mà tôi chỉ có thể dùng thơ đánh trả", ông viết. "Nhưng khi biết rằng lên tiếng thôi chưa đủ, ta cần lựa chọn một khẩu súng nữa. Tôi sẽ bắn".
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực. Biểu tình phản đối nổ ra ở nhiều nơi khiến lực lượng an ninh Myanmar phải dùng vũ lực để trấn áp. Nhiều vụ đánh bom xảy ra hàng ngày, các lực lượng dân quân địa phương được thành lập và đối đầu với quân chính phủ trong lúc biểu tình và đình công làm tê liệt nền kinh tế Myanmar.
Một nhóm quan sát địa phương cho biết 776 dân thường thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar, 3.778 người khác đang bị giam. Chính quyền quân sự Myanmar bác báo cáo trên, cho biết ít nhất 20 nhân viên an ninh thiệt mạng trong các vụ đụng độ với người biểu tình.
Myanmar coi 'chính phủ đối lập' là nhóm khủng bố Chính quyền quân sự Myanmar liệt nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia vào danh sách khủng bố với cáo buộc gây ra các vụ đánh bom, đốt phá. "Hành vi của Chính quyền Thống nhất Quốc gia (NUG) gây ra rất nhiều vụ khủng bố ở khắp nơi", kênh truyền hình nhà nước MRTV ngày 8/5 đưa tin. "Các vụ đánh bom,...