Hơn 800 cây cầu ở Pháp có nguy cơ sụp đổ
Kết quả cuộc điều tra do chính phủ Pháp ủy nhiệm xác định hiện có hơn 800 cây cầu trên toàn đất nước đang bị hư hại nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ.
Vụ sập cầu ở Ý làm gióng lên hồi chuông cảnh báo với Pháp. Ảnh: Independent
Tờ Le Journal du Dimanche dẫn nguồn tin cho biết một phần ba trong số 12.000 cây cầu do ở Pháp đang cần được sửa chữa. Cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng có tới 7% trong tổng số cầu – khoảng 840 cây cầu có “nguy cơ sụp đổ” trong những năm tới và có thể cần phải đóng cửa.
Truyền thông Pháp cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến những cây cầu ở Pháp xuống cấp là vì trong nhiều năm qua, chính phủ không chú tâm cũng như chi nhiều ngân sách cho mạng lưới giao thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy.
Theo đó, đến năm 2037, rất có thể 62% con đường sẽ bị hư hại nghiêm trọng và 6% cây cầu không thể hoạt động được nữa.
Video đang HOT
Trên thực tế, Pháp đầu tư nhiều hơn vào mạng lưới đường so với các quốc gia ở Nam Âu, nhưng vẫn ít hơn rất nhiều so với các nước Bắc Âu như Áo, Thụy Sĩ hay Anh.
Các phát hiện này đã gây ra báo động sau vụ sụp đổ cầu Genoa ở Ý, khiến ít nhất 43 người thiệt mạng. Mặc dù báo cáo đã được công bố từ tháng 7/2018 nhưng sau tai nạn ở Ý, người dân Pháp nói chung và các cơ quan chính phủ dự kiến sẽ gia tăng thêm sức ép lên nội các của Tổng thống Emmanuel Macron, đề nghị tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Ngân sách hiện tại cho việc khôi phục cơ sở hạ tầng được báo cáo là 800 triệu euro cho năm 2018, và hiện nay, kế hoạch đầu tư 1 tỷ euro để “cứu đường quốc gia” đã được công bố. “Điều ước của chúng tôi là tăng ngân sách đáng kể, và quyết định này sẽ được thảo luận cũng như tranh luận trong quốc hội vào mùa thu toiws”, Bộ Giao thông Vận tải Pháp cho hay.
PHƯƠNG PHƯƠNG
Theo Trí thức trẻ
Sau chiến thắng vang dội, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Pháp xuống thấp kỷ lục
Kết quả cuộc khảo sát mới được công bố gần đây cho thấy phần lớn người dân Pháp không hài lòng với Tổng thống Emmanuel Macron dù chỉ 4 tháng trước đó, ông đã giành được chiến thắng vang dội nhờ sự ủng hộ của công chúng trong cuộc bầu cử Pháp.
Tổng thống Emmanuel Macron (Ảnh: Reuters)
Theo Independent, kết quả của cuộc khảo sát do Ifop tiến hành cho tờ Le Journal du Dimanche (JDD) và công bố ngày 27/8 cho thấy tỷ lệ người dân không hài lòng với Tổng thống Emmanuel Macron trong tháng này tăng lên tới 57%. Trong cuộc khảo sát trước đó hồi tháng 7, tỷ lệ này giữ ở mức 43%.
Cũng theo kết quả khảo sát mới nhất của Ifop, chỉ 40% công chúng Pháp đồng tình với phần thể hiện của ông Macron trên cương vị lãnh đạo Pháp, giảm 14% so với hồi tháng 7. Trong khi đó, một cuộc khảo sát khác thậm chí còn cho thấy kết quả thấp hơn khi tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Macron chỉ đạt 36%.
Cuộc khảo sát trên đã cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Macron sau chiến thắng vang dội của ông trong cuộc bầu cử hồi tháng 5. Vào thời điểm đó, có tới 62% công chúng Pháp bày tỏ sự hài lòng với nhà lãnh đạo mới của đất nước.
Theo kết quả khảo sát, Tổng thống Macron đang là nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ sụt giảm nhanh nhất kể từ thời cựu Tổng thống Jacques Chirac vào năm 1995. Ông Macron cũng thua người tiền nhiệm Francois Hollande về tỷ lệ này.
Những người phản đối Tổng thống Macron đang gây sức ép để buộc ông phải từ bỏ kế hoạch trao cho vợ ông danh xưng Đệ nhất phu nhân Pháp - một vị trí vốn không được mặc nhiên thừa nhận theo Hiến pháp Pháp. Ngoài ra, nhiều người dân cũng bày tỏ sự bất mãn với sự chậm trễ của chính quyền Macron trong các cam kết cắt giảm thuế như các tuyên bố từng được đưa ra trước đây.
Gần đây, Tổng thống Macron, 39 tuổi, tiếp tục đối mặt với sự chỉ trích khi xuất hiện thông tin ông đã chi tới 30.000 USD cho việc làm đẹp mỗi khi xuất hiện trước công chúng trong 3 tháng tại nhiệm. Ngoài ra, tổng thống trẻ nhất trong lịch sử Pháp từ thời Napoleon cũng đối mặt với nhiều thách thức khác như các cuộc tranh cãi gay gắt tại Quốc hội về cải cách lao động hay kế hoạch cắt giảm hỗ trợ về nhà ở.
Người phát ngôn của chính phủ Pháp Christopher Castaner thừa nhận rằng đảng En Marche! của Tổng thống đang trải qua giai đoạn khó khăn, theo đó sự ủng hộ của công chúng dành cho tổng thống giảm sút là cái giá phải trả nếu chính phủ muốn thúc đẩy sự phát triển thông qua cải cách.
Thành Đạt
Theo Independent
Cái bắt tay gây chú ý giữa Tổng thống Mỹ - Pháp Cái bắt tay của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Donald Trump một lần nữa trở thành đề tài gây chú ý trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh G7 gần đây. Tổng thống Trump và Tổng thống Macron bắt tay trong cuộc gặp tại thượng đỉnh G7 ở Canada (Ảnh: Sputnik) Theo...