Hơn 80 vạn “rùa biển” hồi hương, xã hội TQ bất ổn còn Mỹ thì mừng?
Lao động, sinh viên du học từ nước ngoài vốn thường được dư luận Trung Quốc gọi với cái tên “rùa biển” đang đổ về nước với tốc độ kỷ lục trong năm nay, trong bối cảnh kinh tế, thị trường còn gặp nhiều khó khăn.
Du học sinh Trung Quốc về nước đang tăng kỷ lục, khiến kinh tế thêm áp lực (ảnh: SCMP)
Hơn 800.000 sinh viên Trung Quốc vừa tốt nghiệp ở nước ngoài đã về nước trong năm nay. Đây là con số cao nhất từng được ghi nhận. Số du học sinh về nước tìm việc quá đông khiến thị trường lao động ở Trung Quốc vốn đang đông đúc lại càng trở nên chật chội.
Số lượng lao động, du học sinh từ nước ngoài về Trung Quốc năm nay tăng hơn 70% so với năm 2019. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do sự tác động của dịch Covid-19 và các lệnh siết chặt người nhập cảnh ở nước ngoài.
Sinh viên từ nước ngoài về đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn trong thị trường việc làm của Trung Quốc. Kinh tế của quốc gia tỷ dân vẫn đang khôi phục dần. Tuy nhiên, hàng triệu người vẫn chưa tìm được việc làm.
Video đang HOT
8,74 triệu sinh viên Trung Quốc trong nước cũng vừa mới tốt nghiệp – con số cao nhất từ trước đến nay. Điều này lại càng khiến chuyện tìm việc làm trở nên khó khăn, gây bất ổn xã hội.
Hơn 60% trong tổng số gần 1 triệu du học sinh Trung Quốc mới trở về đều có ít nhất 1 bằng thạc sĩ. Những du học sinh này chủ yếu về nước từ các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc.
Du học sinh về nước nhiều khiến thị trường việc làm và xã hội Trung Quốc thêm gánh nặng bất ổn. Tuy nhiên, đây có thể là “điều tốt” cho Mỹ khi nước này bớt phải lo ngại về vấn đề an ninh, gián điệp, đánh cắp công nghệ như cáo buộc mà chính quyền Tổng thống Trump nhắm vào các sinh viên Trung Quốc.
Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc đưa sinh viên sang du học để làm “gián điệp” (ảnh: SCMP)
Những du học sinh mới về nước thường đề nghị mức lương từ 15.000 – 45.000 USD/năm. Trong khi mức lương trung bình của sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc vào khoảng 1.000 USD/tháng.
“Tôi đã cố gắng tìm việc làm ở Mỹ. Tuy nhiên, dịch bệnh và mối quan hệ Trung – Mỹ ngày càng căng thẳng khiến những sinh viên du học mới tốt nghiệp như tôi rất khó tìm được việc làm. Tôi mới về Quảng Châu từ Mỹ và khá hài lòng với mức lương ở đây”, Luke Lu – người vừa tốt nghiệp thạc sĩ quản lý và tiếp thị ở Mỹ – chia sẻ.
“Tôi cũng khá tiếc nuối. Ở Mỹ tôi đã học được rất nhiều kiến thức chuyên môn về Facebook, Twitter, Instagram, YouTube. Tuy nhiên, điều này khá khó ứng dụng ở Trung Quốc. Dù sao thì thị trường trong nước cũng rất lớn và là nơi tốt để phát triển sự nghiệp”, Lu nói.
Trump nói sớm đạt thỏa thuận về TikTok
Trump nói thỏa thuận về hoạt động của TikTok ở Mỹ sẽ diễn ra nhanh chóng và không cần trì hoãn quyết định về điều này.
"Tôi nghĩ rằng nó có thể diễn ra nhanh chóng. Các công ty tuyệt vời của chúng ta đang thảo luận với chúng tôi về vấn đề đó", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 18/9, vài giờ sau khi Bộ Thương mại Mỹ ra lệnh cấm tải ứng dụng TikTok từ ngày 20/9.
Trump khẳng định dù theo bất cứ thỏa thuận nào, "chúng tôi phải đảm bảo an ninh toàn diện từ Trung Quốc, chúng tôi sẽ không làm bất cứ điều gì gây nguy hiểm cho an ninh".
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 18/9. Ảnh: AFP.
Các nguồn thạo tin cho biết lệnh cấm tải TikTok của Mỹ có thể được Trump hủy trước khi có hiệu lực vào cuối tuần nếu hãng sở hữu là ByteDance đạt được thỏa thuận về các hoạt động tại Mỹ. Trong thông cáo ngày 18/9, TikTok chỉ trích quyết định cấm tải ứng dụng này ở Mỹ và tuyên bố sẽ chống lại "hành vi đàn áp" của chính quyền Trump.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng trước khi lên đường tới bang Minesota, Trump nói không cần trì hoãn quyết định về thỏa thuận được đề xuất cho TikTok. "Chúng tôi sẽ xem xét. Họ sẽ cho tôi xem mọi thứ về TikTok trong chốc lát", Trump nói song không cho biết thêm chi tiết về thỏa thuận.
Chính quyền Trump gần đây tăng nỗ lực để loại các ứng dụng "không đáng tin cậy" của Trung Quốc và gọi TikTok cùng WeChat là "những mối đe dọa đáng kể". TikTok có khoảng 100 triệu người dùng ở Mỹ, đặc biệt phổ biến ở người trẻ tuổi. WeChat cũng có 19 triệu tài khoản hoạt động hàng ngày ở nước này, chủ yếu là du học sinh Trung Quốc và những người Mỹ có quan hệ cá nhân hay kinh doanh ở Trung Quốc.
TikTok đang trở thành tâm điểm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền tài phán của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Trump cũng đặt thời hạn 20/9 cho ByteDance phải đạt thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ hoặc đối mặt với việc bị đóng cửa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trước đó khẳng định cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo du học sinh hạn chế tới Australia Trung Quốc khuyên công dân cân nhắc kỹ trước khi chọn du học ở Australia với lý do "phân biệt đối xử với người châu Á" vì Covid-19. Trong tuyên bố đưa ra hôm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc cảnh báo các sinh viên nên "tiến hành đánh giá cẩn thận về những rủi ro, đồng thời thận trọng về việc lựa...