Hơn 80 học sinh ngất xỉu do suy dinh dưỡng
Trước thông tin hơn 80 học sinh tại Trường THPT An Nghĩa (Cần Giờ, TPHCM) liên tiếp bị ngất xỉu trong những ngày gần đây, từ ngày 8 – 12/11, Sở Y tế TPHCM đã cử đoàn cán bộ đến kiểm tra và nguyên nhân ban đầu được xác định phần lớn liên quan đến dinh dưỡng.
Vụ việc xảy ra bắt đầu từ ngày 5/11 đến nay, liên tiếp các học sinh học tại Trường THPT An Nghĩa bị ngất xỉu. Mới đầu, học sinh xỉu chỉ tập trung ở khối lớp 11, sau đó lan ra cả khối 10 và 12. Theo hiệu trưởng nhà trường, các nguyên nhân khiến học sinh xỉu hàng loạt do: Ăn uống không đầy đủ bị tụt huyết áp; thức khuya ngủ không đủ giấc; một số em có bệnh lý như suy nhược cơ thể, hạ canxi vì lo lắng (vừa qua nhà trường phát phiếu báo điểm giữa học kỳ 1, có một số em điểm thấp); 60% các em bị xỉu là do mắc hiệu ứng domino (em này xỉu, em kia sợ quá xỉu theo).
Khi đoàn kiểm tra đến thăm khám, vẫn tiếp diễn tình trạng học sinh của Trường THPT An Nghĩa bị ngất xỉu.
Nhà trường đã vận động phụ huynh cho các em bị xỉu ở nhà nghỉ ngơi, không lo mất bài vở vì thầy cô sẽ giảng bù. Nhà trường cũng đã đến từng lớp làm công tác tư tưởng để các em đỡ sốc.
Trước sự việc trên, đoàn công tác của Sở Y tế (gồm chuyên gia tâm thần, dinh dưỡng, dịch tễ học) đã ghi nhận trong hơn 80 em ngất xỉu thường xuyên thì có nhiều học sinh suy dinh dưỡng, hai trường hợp có vấn đề về tâm thần – động kinh. Theo nhận định ban đầu, các em ngất xỉu tập thể chủ yếu là do vấn đề về tâm lý. Hiện nay, nhà trường đã phát sữa, thức ăn sáng (miễn phí) cho học sinh có nhu cầu, đồng thời bố trí trà đường ở nhiều điểm trong sân trường phục vụ các em.
Sau thăm khám, trò chuyện với các học sinh này, BS Vũ Kim Hoàn – Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tâm thần TPHCM – phát hiện một số trường hợp có biểu hiện về rối loạn tâm thần. BS Nguyễn Thị Nga Hương – Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM – cho biết: “Việc ngất xỉu không thể loại trừ khả năng các học sinh ăn uống không đầy đủ. Vì sau khi khảo sát những em có dấu hiệu ngất xỉu cho thấy, một số em gầy còm nằm ở phòng y tế có biểu hiện thiếu máu, xanh xao. Nhiều học sinh cho biết, bữa sáng có lúc ăn, lúc nhịn và hay ăn mì gói”.
BS Hương cho biết thêm: “Mỗi bữa sáng, mỗi người phải nạp đủ 700 kcal mới đủ sức làm việc. Nếu ăn mì gói như các em chỉ cung cấp cho cơ thể khoảng 300 kcal”.
Video đang HOT
Theo BS Hoàng từ trước tới nay cũng có nhiều vụ ngất xỉu hàng loạt nhưng chỉ gặp ở công nhân. Đây là lần đầu tiên Sở Y tế tiếp nhận vụ việc về ngất xỉu hàng loạt mà đối tượng là học sinh. Được biết, tại trường An Nghĩa, từ cuối tháng 10 bắt đầu xuất hiện các em nữ sinh bị ngất xỉu. Có em bị ngất đi ngất lại nhiều lần. Đến nay, phòng y tế của trường đã khám cho 75 trường hợp nữ sinh ngất xỉu và Phòng khám An Nghĩa tiếp nhận 73 trường hợp.
Một thực trạng đã từng được báo Lao Động phản ánh đó là: 20% số học sinh THPT ở TPHCM bỏ bữa chính do áp lực học. Đây là số liệu khảo sát đã được TS – BS Trần Thị Minh Hạnh – Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM – công bố mới đây.
Theo đó, qua khảo sát về thói quen ăn uống, vóc dáng bản thân và kiến thức phòng, chống thiếu máu cho trên 1.400học sinh THPT từ 15-17 tuổi của 15 trường trên địa bàn TPHCM cho thấy, 20% trong số học sinh trên có thói quen bỏ ít nhất một bữa ăn trong ngày, do áp lực học không có thời gian để ăn, không muốn ăn, cảm thấy mệt mỏi. Tỉ lệ bỏ bữa ăn sáng ở học sinh là 17,4% – cao hơn các bữa ăn trưa, chiều. Lượng học sinh thiếu máu, thiếu sắt tập trung nhiều hơn ở các quận ngoại thành.
Theo TS Hạnh, đây là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng trong việc phát triển thể chất, vì thế, việc ăn uống điều độ giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh và phát triển hợp lý về sức vóc lẫn trí óc.
Để hạn chế tình trạng ngất xỉu trong học sinh không chỉ với riêng trường An Nghĩa, các BS đề nghị, các trường học, đặc biệt là các trường ngoại thành, nhà trường nên tổ chức những buổi sinh hoạt, để các chuyên gia nói chuyện về tâm lý, các BS tư vấn cho phụ huynh, học sinh về dinh dưỡng.
Theo Dantri
15 nữ sinh TP HCM ngất xỉu trong giờ học
Trong một buổi sáng, có 15 nữ sinh trường THPT An Nghĩa (xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM) ngất xỉu không rõ nguyên nhân.
Đầu tiên là em Huỳnh Thị Ngọc Trâm, học sinh lớp 10A8 của trường THPT An Nghĩa. Em Trâm vừa được đưa lên xe về nhà thì tiếp sau đó, cả sân trường nhốn nháo, thêm một nữ sinh khác ngất xỉu ngay trong lớp. Phạm Thị Ánh Phương, học sinh lớp 10A2 cũng được đưa ra cổng và được người thân chở về.
Hai phút sau, từ ngoài cổng nhiều người la lớn: "Vào phụ một tay với nó đi. Thằng đó đuối rồi". Ở giữa sân trường, nam sinh gầy gò bế bạn chạy ra. Mặt em nhăn nhó vì cô bạn trên tay nặng quá. Một bảo vệ nhào tới đón lấy. Bố em chạy thẳng vào đón em và cho biết em là Bùi Thị Kim Trang đang học lớp 10A8.
Em Phạm Thị Ánh Phương được người thân bế về nhà.
Trong buổi sáng 6/11, có khoảng 15 học sinh bị ngất tại lớp. Tình trạng học sinh bị ngất xỉu ngay trong lớp tại trường THPT An Nghĩa xảy ra đã nhiều tháng nay. Ban đầu cũng chỉ vài trường hợp nhưng rồi tăng dần để đến trong tháng 10 và đầu tháng 11 trở thành hiện tượng phổ biến.
Một phụ huynh thuật lại, sáng ngày 5/11 trong lúc chào cờ, một học sinh ngã quỵ ngay tại hàng. Tiếp sau đó, hơn 50 em xỉu đồng loạt khiến cả trường hoảng loạn. Nhiều phòng học, nhiều bàn ghế được tận dụng làm giường nằm làm nơi nghỉ ngơi, sơ cứu các em. Điều đáng nói, tình trạng ngất xỉu chỉ xảy ra đối với các em nữ sinh. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay đã có hàng trăm lượt nữ sinh ngất xỉu. Chưa có trường hợp nam sinh nào bị ngất được ghi nhận.
Ông Ngô Tấn Hưng - Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận, tình trạng ngất xỉu củahọc sinh trong lớp học, dưới sân chơi diễn ra từ nhiều tháng nay. Theo ông Hưng, các em ngất xỉu sau khi có biểu hiện mệt, khó thở, tay chân lạnh. Mỗi lần có một em xỉu lập tức kéo theo một số khác. Chính vì thế, biện pháp cách ly khi xảy ra sự cố đã được áp dụng. Ông cũng đã báo cáo tình hình này đến các cơ quan chức năng và ngành y tế.
Được đưa vào phòng hiệu trưởng, đôi mắt Quỳnh Trâm còn ngấn lệ. Mẹ em có mặt bên cạnh để đưa em về nhà...
Ông Hưng cho biết, sáng ngày 5/11, bác sĩ Đoàn Ngọc Huệ giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Cần Giờ đã đến trường để kiểm tra thực tế và tư vấn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhiều em học sinh không ăn sáng, suy nhược cơ thể, bệnh lý tim mạch, hạ huyết áp đều là những lý do để dẫn đến ngất xỉu. Bên cạnh đó, hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến tâm lý, khi một em bị xỉu, hàng loạt em khác xỉu theo cũng được nhắc đến. Ông Hưng cho biết, khi một em bị ngất được chuyển đến nơi quang đãng, cách ly với các bạn. Chỉ cần một người nam đến xoa bóp chân tay, nói những lời động viên an ủi thì em đó dễ phục hồi. Ngay cả trong gia đình cũng thế, nếu bố giúp con phục hồi nhanh hơn mẹ.
Bác sĩ Trần Thị Có - Phó trưởng phòng khám đa khoa khu vực An Nghĩa xác nhận, mặc dù có hàng loạt học sinh bị ngất nhưng cũng chỉ trong chốc lát, sau các biện pháp y tế, các em nhanh chóng phục hồi sức khỏe và chưa có trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nào xảy ra. Hiện nay, phòng khám đã biệt phái mỗi ngày một điều dưỡng có mặt tại trường để kịp thời chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Trường THPT An Nghĩa nơi diễn ra việc học sinh ngất xỉu hàng loạt
Hiện chưa có một kết luận chính thức nào từ phía chuyên môn về hiện tượng này. Tuy nhiên để tránh hoang mang trong giới phụ huynh, đề nghị ngành y tế thành phố cần nhập cuộc tìm ra giải pháp hữu hiệu, chấm dứt tình trạng này giúp các em học sinh có sức khỏe để học tập. Cần Giờ là huyện nghèo nhất thành phố, người dân có cuộc sống khó khăn. Vì là vùng ngập mặn, nông nghiệp, Cần Giờ không phát triển được như những địa phương khác, nhiều hộ dân hàng ngày vẫn phải mò cua bắt ốc để mưu sinh.
Theo Vietnamnet
TP.HCM: Nữ sinh ngất xỉu hàng loạt Chỉ trong một buổi sáng, trường THPT An Nghĩa (xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ) có 15 học sinh ngất xỉu đồng loạt, không rõ lý do. Sự kiện đang gây hoang mang cho cả thầy trò và phụ huynh tại vùng quê nghèo nhất TPHCM. Sáng ngày 6/11, chỉ trong khoảng hơn 30 phút chúng tôi có mặt tại đây đã...