Hơn 80% cử tri Lugansk tham gia trưng cầu dân ý
Các điểm bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của khu vực Lugansk đã đóng cửa trong ngày 11.5. Ông Vassily Nikitin – một quan chức tại trung tâm báo chí Lugansk về vấn đề trưng cầu dân ý – nói với Itar-Tass, “số cử tri đi bầu trong khu vực là hơn 80%”.
Ông Nikitin chỉ ra rằng, vấn đề trong quá trình bỏ phiếu là “sự xuất hiện của quân đội nhằm can thiệp vào việc tiến hành trưng cầu dân ý” trong các khu vực dân cư ở Svatovo, Melovoye, Byelokurakino và Troitskoye.
Phần lớn các điểm bỏ phiếu đóng cửa lúc 20 giờ, giờ địa phương. Tuy nhiên, ở một số thị trấn, các điểm bỏ phiếu kéo dài thời gian mở cửa đến 23 giờ. Những kết quả đầu tiên của cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay (12.5).
Trong khi đó, chính quyền Kiev duy trì quan điểm rằng, cuộc trưng cầu dân ý ở các khu vực phía đông “sẽ không mang lại những hệ quả pháp lý cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và sự thiết lập của đất nước” – một tuyên bố của Văn phòng báo chí Bộ Ngoại giao Ukraina hôm chủ nhật cho hay.
Tuyên bố này cũng cáo buộc những người tổ chức trưng cầu dân ý “vi phạm hiến pháp và pháp luật của Ukraina” .
Video đang HOT
Theo Laodong
"Ukraine mới" của Obama
Trong bối cảnh các cuộc đụng độ đẫm máu nổ ra ở một số khu vực phía đông Ukraine, Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga Putin nói: "Trong khi Nga nỗ lực tìm cách làm giảm sự leo thang căng thẳng tại khu vực phía đông của Ukraine và giải quyết cuộc khủng hoảng, chính phủ tạm quyền Kiev đã chọn cách tấn công nhằm vào những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa, phá hủy hy vọng cuối cùng việc thực hiện những cam kết trong hiệp định Geneva ngày 17/4".
Cuộc giao tranh ác liệt đã nổ ra cuối tuần trước tại thành phố Slavyansk, phía đông Ukraine khi chính phủ lâm thời Kiev triển khai máy bay trực thăng tấn công vào thành phố và xe bọc thép cùng lực lượng đặc nhiệm tấn công trạm kiểm soát. Sau đó, ít nhất 2 máy bay trực thăng bị bắn hạ. Trong một bài phát biểu trên truyền hình Nga, ông Peskov kêu gọi Mỹ và EU thuyết phục chính quyền Ukraine rút lui và chấm dứt hành động bạo lực nhằm vào người dân của mình.
Lực lượng tự vệ ủng hộ liên bang hóa canh gác trước trụ sở cảnh sát địa phương ở Luhansk, đông Ukraine. Ảnh: Itar-tass.
"Cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là kết quả của 'sự xâm lược của Nga', mà là hậu quả của một chiến lược vô đạo đức của Mỹ và đồng minh ở châu Âu nhằm xây dựng một chế độ thù địch giáp biên giới với Nga và cuối cùng là để chia rẽ chính nước Nga", Johannes Stern bình luận trong bài: "NATO tăng xây dựng quân đội chống lại Nga khi cuộc biểu tình lan rộng ở phía đông Ukraine" trên trang mạng World Socialist.
Mike Whitney, nhà phân tích chính trị độc lập tại Washington (Mỹ) cho rằng, đến nay, đã có không có phản ứng nào được đưa ra từ Washington mặc dù rõ ràng chính quyền Obama đã hậu thuẫn cho việc tổ chức các cuộc đàn áp ở Ukraine. Không chỉ Bộ Ngoại giao và CIA trực tiếp tham gia vào cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, mà Washington còn được cho là có liên quan đến các hoạt động trừng phạt chống lại người biểu tình nói tiếng Nga ở phía đông quốc gia Đông Âu này. Cả Giám đốc CIA John Brennan và Phó Tổng thống Joe Biden đã đến thăm Kiev chỉ vài giờ trước khi hai vụ đàn áp diễn ra vốn được che đậy bởi lệnh của Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng rõ ràng là Washington đang "giật dây" các hành động của Kiev.
Trước đó, tưởng chừng như bạo lực có thể tránh được khi Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov nói rằng ông đã không thể kiểm soát được tình hình. Trong một cuộc họp báo với giới truyền thông, ông Turchnov nói: "Thật khó có thể chấp nhận, nhưng đó là sự thật, phần lớn các cơ quan thực thi pháp luật ở phía đông không có khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình".
Turchynov đề cập đến thực tế là quân đội Ukraine đã từ chối tấn công nhằm vào người dân của mình. Cuộc "binh biến" được cho là đã lây lan từ các đơn vị không quân sang nhân viên cảnh sát địa phương. Nhóm duy nhất sẵn sàng thực hiện cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Washington đó là lực lượng phát xít cánh hữu đã tham gia lật đổ chính phủ của ông Yanukovych. Chỉ mới tuần trước, các thành viên của nhóm này công khai kỷ niệm ngày mất của "thủ phạm của vụ thảm sát Yanova Dolina", nơi mà 600 người Ba Lan bị giết hại bởi lực lượng quân đội nổi dậy Ukraine (UPA). Vụ thảm sát trên đánh dấu sự khởi đầu một cuộc thanh lọc sắc tộc với những điều đang diễn ra ở phía tây Ukraine, nơi hàng chục ngàn người Ba Lan đã thiệt mạng trong vòng vài tháng.
Theo hãng tin Reuters, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nếu Ukraine bị mất vùng lãnh thổ ở phía đông, IMF sẽ phải xem xét lại gói cứu trợ trị giá 17 tỷ USD cho nước này. Có nghĩa là IMF đe dọa sẽ không viện trợ nếu một nhà lãnh đạo chính trị không tiến hành chiến tranh nhằm vào người dân của mình. Bất cứ ai cũng có thể nhận ra rằng IMF hành động "theo lệnh" của Nhà Trắng. Đây là cuộc chiến của Obama. Chính quyền Obama dự định kéo Nga vào một cuộc chiến tranh đẫm máu khi để Ukraine trong tình trạng tương tự như Iraq, Afghanistan, Libya và Syria.
Người biểu tình tập trung trước sở cảnh sát Luhansk, đông Ukraine. Ảnh: Itar-tass
Tờ New York Times thì nhận định: "Bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã tìm cách để đạt được mục tiêu trước mắt thông qua những gì mà các quan chức phương Tây và Ukraine cho rằng Moskva tạo ra sự hỗn loạn, không thể ổn định để hàn gắn nền kinh tế bấp bênh của mình hoặc bầu lãnh đạo mới để thay thế ông Turchynov". Liệu ông Putin muốn có một quốc gia láng giềng "hỗn loạn" sát biên giới của mình? Đó là điều hết sức vô lý, Mike Whitney cho biết.
Ông Putin đã không lật đổ chính phủ Ukraine mà là Bộ Ngoại giao Mỹ (cuộc gọi điện thoại bị rò rỉ của bà Victoria Nuland đã chứng minh điều đó). Ai đã vi phạm thỏa thuận Geneva chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi nó được ký kết bằng cách tung ra một chiến dịch đàn áp những người biểu tình ở phía đông?. Đó là chính phủ lâm thời Kiev do Mỹ hậu thuẫn. Tổng thống Nga cũng không ra lệnh đưa quân đội bao vây thành phố, cắt đứt nguồn cung cấp nước và triển khai các trực thăng vũ trang bắn tên lửa vào cơ sở hạ tầng dân sự, khủng bố người dân địa phương. Đó là hành động của chính quyền Kiev. Putin không có gì để làm với bất kỳ những rắc rối nào ở Ukraine.
Theo ông Mike Whitney, tất cả những điều trên đều nằm trong một phần chiến lược "xoay trục tới châu Á" của Mỹ nhằm bao vây và (cuối cùng) chia cắt Nga để kiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng cũng như dòng chảy năng lượng cho Trung Quốc. Washington muốn lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để biện minh cho việc thiết lập các căn cứ quân sự của NATO sát biên giới Nga. Đây là kế hoạch của ông Obama về một "Ukraine mới", với một chính phủ thân phương Tây ở phía Đông, tạo áp lực để làm tê liệt nền kinh tế Nga và lớn hơn, cản trở những nỗ lực hội nhập kinh tế EU- Nga. Đó là một phần của kế hoạch kiểm soát Trung Á và thống trị thế giới.
Andrei Fursov, chuyên gia người Nga đã giải thích về chính sách của Tổng thống Obama đối với Ukraine trong thời gian tới: "Người Mỹ cần sự hỗn loạn và nội chiến có kiểm soát... Hơn nữa, rõ ràng chính quyền Ukraine được thành lập sau cuộc đảo chính tháng 2/2014 là để chống Nga".
Theo Vũ Thanh
Theo Baotintuc/Eurasiareview
Người biểu tình ủng hộ liên bang hóa Ukraina chiếm Ủy ban hành chính ở Donetsk Những người ủng hộ liên bang hóa Ukraina hôm 4.5 đã chiếm Ủy ban hành chính của quận Leninsky thuộc thành phố Donetsk. Thông tin trên được ông Vitaly Ivanov, một nhân viên của dịch vụ báo chí của nước Cộng hòa nhân dân Donest cung cấp cho hãng tin Itar-Tass. Ông Vitaly Ivanov cho biết: "Người đứng đầu chính quyền đã ra...