Hơn 8 năm, cô giáo đi xin áo dài cho nữ sinh nghèo
Trong suốt 8 năm qua, cô Nguyễn Thị Lâu – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tứ Kiệt (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã âm thầm đi xin áo dài cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp…
Từ lâu thầy cô bạn bè đã biết và nể phục việc làm ý nghĩa của cô giáo Nguyễn Thị Lâu trong việc giúp hàng trăm học trò nghèo có bộ đồng phục tươm tất đến trường như các bạn vào đầu năm học mới. Tuy nhiên, với cơ quan, đồng nghiệp bao năm qua cô chỉ mong việc làm của mình tiếp tục “âm thầm”, không cần báo cáo tuyên dương, tặng thưởng,…
Cô Lâu tâm sự: “Gần 30 năm gắn bó với nghề, đặc biệt là tôi được giảng dạy ở một trường vùng sâu, nơi có nhiều em học sinh nghèo như các em học sinh trường THPT Tứ Kiệt này (thuộc huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Bởi thế, mấy năm qua vào những dịp đầu năm học, hình ảnh các phụ huynh quần áo lấm lem, chân đất đến trường, xin cho con vào học ít hôm vì nhà chưa may kịp chiếc áo dài. Rồi có em chạy đến thưa rằng em có một chiếc áo dài, hôm qua mưa nên áo chưa khô… Khi đó, tôi đã suy nghĩ và không biết làm gì để chia sẻ với các phụ huynh và các em khi đồng lương của mình còn ít ỏi”.
Các em học sinh tham gia giặt áo để chuẩn bị tặng lại các nữ sinh khóa sau.
Rồi cô Lâu lại tiếp: Chuyện học sinh nghèo gặp khó trong chuyện đồng phục rơi nhiều vào các em nữ sinh. Vì các em nam sinh chỉ cần một cái áo sơ mi trắng, một cái quần dài là các em nam mặc năm này qua năm khác cũng được. Chỉ có điều, nhiều em mặc đến năm 2, năm 3 áo bị ngả màu. Thầy cô ở đây thương các em lắm. Tôi liền gọi em lên tìm hiểu thì được biết: cha em thường bị bệnh, mẹ em đi làm thuê, trong nhà 3, 4 đứa con đi học… Với trường hợp này, thầy cô trong trường góp tiền, sắm cho em một bộ đồng phục để đến trường.
Từ những trăn trở này, khi còn là giáo giáo viên chủ nhiệm rồi tham gia công tác đoàn (sau đó cô Lâu làm phó hiệu trưởng phụ trách mảng kỷ cương nề nếp của học sinh – PV), đến kỳ hè cô Lâu lăn lội đi xin đồng phục cũ (chủ yếu là áo dài) để mang về giặt ủi cho vào túi nilon, đợi đến ngày tựu trường, khi có phụ huynh lên khất nợ chuyện đồng phục cho con em hoặc em nào “tường trình áo chưa khô” là cô Lâu phát ngay. Nếu áo không vừa, đích thân cô đo và cắt sửa lại cho vừa vặn với các em.
Những giờ rảnh rỗi ở trường, cô Nguyễn Thị Lâu tranh thủ xếp áo cho vào túi nilon cẩn thận, “chờ” phát cho các em học sinh.
Em Nguyễn Thi Thanh H. – một cựu học sinh Trường THPT Tứ Kiệt chia sẻ trong dịp trở lại trường xưa thăm thầy cô giáo nhân dịp ngày 20/11: “Ngày xưa, nhà em nghèo lắm nên ba mẹ chỉ may cho em được một cái áo dài để đi học. Nên đi học về, việc làm ngay là giặt chiếc áo dài, canh chỗ nào nắng nhất để phơi, tuy nhiên có lúc phụ ba mẹ đi đồng, ở nhà trời mưa, suốt đêm đó hai mẹ con ngồi quạt cho áo khô.. Sau này cô Lâu biết chuyện nên tặng em thêm một cái áo dài nữa, từ đó em đến trường thuận lợi hơn, ít sợ trời mưa đột xuất nữa. Và cái áo dài tình cảm ngày xưa mà thầy cô dành tặng cho em, đến nay em vẫn còn cất giữ. Em quý chiếc áo này lắm!”.
Video đang HOT
Dần dần, số lượng học sinh trường tăng lên và số học sinh thiếu đồng phục cũng tăng theo. Chính lúc này và từ việc làm hiệu quả của cô Lâu nên nhiều thầy cô trường Tứ Kiệt và Hội phụ huynh học sinh cùng chung tay với cô trong chuyện đi xin quần áo tặng lại học trò nghèo.
Ngoài ra, một mô hình hiệu quả, bớt vất vả cho đồng nghiệp là cô Lâu bàn với BGH nhà trường vận động các em nữ sinh quyên góp áo dài sau mỗi năm học và chương trình này vẫn được duy trì cho đến nay, được các em nữ sinh trong trường và một số trường lân cận hưởng ứng. Như năm học vừa rồi có gần 100 bộ đồng phục do các em học sinh quyên góp, chưa tính số đồng phục (chủ yếu là quần, áo sơ mi nam) do các phụ huynh đi vận động các đơn vị may đồng phục cho học sinh trao tặng.
Cảm giác chứng kiến vẻ vui mừng của các nữ sinh khi ướm được chiếc áo dài vừa vặn đến nay cô Mỹ Phương không sao quên được.
Cô Nguyễn Mỹ Phương – đồng nghiệp với cô Lâu và cũng là một giáo viên chung tay với cô giáo Lâu trong việc đi xin áo dài cho nữ sinh nghèo cho biết: “Công việc đi xin áo dài cho nữ sinh nghèo, cô Lâu đã làm trong suốt 8 năm qua. Nhờ việc làm thiết thực này, cô Lâu đã giúp hàng trăm em học trò nghèo có điều kiện thuận lợi tiếp tục đến trường. Và cái cảm giác khi tham gia cùng cô Lâu mang áo dài đến tặng cho các em, nhìn vẻ mừng vui của các em khi ướm được cái áo vừa vặn, đến giờ tôi không sao quên được.”
Cô Nguyễn Thị Gọn – Chủ tịch công đoàn Trường THPT Tứ Kiệt chia sẻ: “Phần đông học sinh Trường THPT Tứ Kiệt ở nông thôn thuộc diện nghèo, cận nghèo. Đối với những gia đình có kinh tế khá giả, việc sắm cho các em vài bộ đồng phục để đến trường thì không khó. Nhưng đối với những gia đình lao động nghèo ở nông thôn thì phải vất vả lắm. Tuy nhiên, sau khi có chương trình tặng áo dài cũ lại cho nhà trường do cô Lâu phát động thì những câu chuyện phụ huynh đến trường xin “khất nợ đồng phục” không còn nữa.”
Ngoài ra, cô Gọn còn cho biết thêm, mấy năm qua, cô giáo Lâu không chỉ có công trong chuyện lo đồng phục cho các em học sinh nghèo mà cô còn làm thêm nghề tay trái là chạy xe ôm miễn phí, chở các em học sinh nhà xa (chủ yếu là gần nhà cô Lâu, khoảng 15km) không có phương tiện đến trường và bao cả việc ăn uống khi các em ở lại trường học phụ đạo. Với cách này, cô Lâu nhận đưa các em suốt 1 năm học hoặc đến khi học sinh này có phương tiện đến trường. Tính đến này đã trên 10 em học sinh được cô Lâu đưa đón ngày hai buổi đến trường.
Nguyễn Hành – Diệu Hiếu
Theo Dantri
Vụ án oan 10 năm: Hành trình giết người của hung thủ Lý Nguyễn Chung
Trong lúc đi sang nhà bà Hoan mua hàng, thấy trong tủ có tiền, Lý Nguyễn Chung đã ra tay sát hại nạn nhân. Sau khi gây án, Chung đã lấy đi số tiền vỏn vẹn 59 nghìn đồng và 2 chiếc nhẫn vàng của bà Hoan.
Chiều 6/11/2013, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã xét xử vụ "án oan 10 năm" của Nguyễn Thanh Chấn theo trình tự tái thẩm. Theo đó, Hội đồng thẩm phán đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra lại vụ án.
Trước đó, có tình tiết mới xuất hiện làm thay đổi toàn bộ bản chất của vụ án. Đó là ngày 25/10/2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung ra đầu thú và thừa nhận đã giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp tài sản. Đối tượng Chung đã bị bắt tạm giam ngay sau đó để phục vụ công tác điều tra. Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực ngay.
Hung thủ Lý Nguyễn Chung giết người để cướp 59 nghìn đồng tiền mặt.
Tại cơ quan điều tra, Lý Nguyễn Chung khai nhận: Vào khoảng 19h30 tối ngày 15/8/2003, Chung đến cửa hàng của chị Hoan để mua dầu gội đầu. Khi đến nơi, thấy trong tủ kính của chị Hoan có tiền, Chung nảy ý định chiếm đoạt. Nhìn trước ngó sau thấy vắng người, Chung rút dao bấm rón rén đi vào nhà chị Hoan.
Lúc này, chị Hoan sơ hở, Chung lao vào đâm chị Hoan. Quá kinh hãi, chị Hoan bỏ chạy vào nhà, nhưng bị kẻ sát nhân lập tức đuổi theo sát hại. Trong lúc vật lộn với chị Hoan, Chung đâm trượt hai nhát vào tay trái của mình, đến nay còn để lại sẹo.
Gây án xong, Chung lạnh lùng mở tủ kính lấy toàn bộ số tiền 59 nghìn đồng rồi quay lại tháo hai chiếc nhẫn trên tay của nạn nhân. Trước khi ra về, y còn bình tĩnh tắt hết đèn và đóng cửa để tránh bị phát hiện. Trên đường về, Chung vứt con dao bị gãy chuôi xuống mương cách hiện trường khoảng vài chục mét. Đến nhà, Chung tắm rửa và ngâm bộ quần áo dính đầy máu để xóa dấu vết vụ án.
Khi nhìn thấy chậu quần áo đầy máu của con trai mình, ông Chúc, bố Chung biết mọi chuyện. Thay vì khuyên con đầu thú, ông bàn với Chung trốn về quê gốc của mình ở Lạng Sơn. Tại Lạng Sơn, Chung kể lại sự việc với Lý Văn Phúc là anh trai của mình rồi đưa hai chiếc nhẫn cho Phúc. Biết chuyện, một lần nữa, Phúc lại vay tiền cho Chung để trốn vào Đắk Lắk. Đến năm 2005, Phúc bị một đám côn đồ chém chết.
Ông Chấn trở về sau 10 năm tù oan.
Cơ quan điều tra tiến hành kiểm chứng lời khai của Chung và nhận định những lời khai của Chung đều đúng sự thật. Anh Nguyễn Hữu Thanh, trú cùng thôn với Chung cho biết, trước đó đã cùng Chung mua con dao bấmkhi hai người cùng lên chợ Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Chị Hoàng Thị Xướng, vợ Lý Văn Phúc xác nhận việc Chung đến nhà chị cuối năm 2003, có việc bàn riêng với chồng chị.
Sau đó, Phúc cũng kể với chị Xướng việc người em giết người. Thấy chồng cầm hai chiếc nhẫn, chị Xướng mới bảo chồng mang nhẫn đi nơi khác vì đó là của người chết.
Từ đó, Chung trốn vào Đắk Lắk, phiêu bạt rồi lấy vợ và trú tại thôn ĐoànKết, Eakamut, huyện Eaka, tỉnh Đắk Lắk.
Trong lúc khám nghiệm, người nhà nạn nhân cũng phát hiện vết đeo nhẫn trên tay chị Hoan và đề nghị làm rõ những tài sản của chị Hoan bị mất.
Tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Hội, mẹ nạn nhân cũng đề nghị HĐXX buộc bị cáo Chấn phải bồi thường hai chiếc nhẫn nhưng đã không được xem xét.
Bà Nguyễn Thị Lành, mẹ kế của Chung cho biết, từ khi Viện KSND tối cao vào cuộc điều tra lại vụ án, ông Chúc thường xuyên bóng gió, đe dọa vợ vì cho rằng bà Lành đã làm lộ vụ Chung giết người. Theo bà Lành: "Ông Chúc còn tuyên bố nếu thằng Chung bị bắt thì ông sẽ tự vẫn và trước khi chết sẽ phải cho tôi chết theo".
Ngày 11/11, sau gần một tuần xin được về để đón chồng là ông Nguyễn Thanh Chấn, bà Nguyễn Thị Chiến đã phải trở lại bệnh viện tâm thần để điều trị dứt điểm bệnh tình của mình. Anh Nguyễn Chí Quyết - con ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết: Bà Chiến đang điều trị tại bệnh viện nhưng nghe tin bố được thả về, gia đình anh đã lên xin cho bà Chiến về một ngày đề đón bố. Tuy nhiên, do lịch về của ông Chấn bị chậm nên gia đình đã xin bệnh viện cho bà Chiến được ở nhà thêm 3 ngày nữa. Ngày 11/11, gia đình đã đưa bà Chấn lên viện để tiếp tục điều trị.
Quố c Cư ờng - Xuân Thái
Theo Dantri
Đưa cháu đi chơi, dì chết loã thể, cháu gái mất tích Sau khi người dân xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ biển vào sáng 5-10, CAH Lộc Hà đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh được danh tính nạn nhân, đồng thời tiếp tục tìm cháu gái nạn nhân hiện đang mất tích. Như tin đã đưa, sáng 5-10, một số ngư...