Hơn 7.800 hộ dân mất nước sinh hoạt sau sự cố vỡ đập Bara Đô Lương
Đập Bara Đô Lương vỡ, kéo theo nước máy bị mất, khiến sinh hoạt của hơn 7.800 hộ dân ở Đô Lương đã bị đảo lộn.
Công nhân trạm cấp nước Đô Lương đang lắp đặt thêm 1 trạm bơm dã chiến. Ảnh: Ngọc Phương
Sau sự cố vỡ đập Bara Đô Lương vào lúc 1 giờ sáng 7/6, nước dẫn vào kênh Đào bị tụt xuống 3,2m so với mức nước bình thường. Do mức nước bị tụt xuống quá thấp đã làm cho hệ thống bơm nước từ kênh Đào của Trạm cấp nước Đô Lương ở xã Đông Sơn không thể hoạt động.
Ông Võ Đăng Dũng – Trạm trưởng Trạm cấp nước Đô Lương cho biết: “Nước không thể bơm được từ 4h30 sáng nay, hơn 7.800 hộ dân ở 7 xã và thị trấn Đô Lương dùng nước từ trạm đã không có nước sinh hoạt. Bình quân mỗi ngày chúng tôi phải cấp 4.800 m3 nước phục vụ nhân dân”.
Ống hút nước được nối để lắp đặt sâu hơn để hút nước từ kênh Đào. Ảnh: Ngọc Phương
Từ 18 giờ 30 chiều cùng ngày, Trạm cấp nước Đô Lương đã buộc phải lắp đặt thêm một trạm bơm dã chiến để hút nước từ kênh Đào lên. Công nhân đang nỗ lực lắp đặt thêm hệ thống vòi dẫn, phấn đấu trong đêm nay sẽ hút được nước từ kênh lên để cấp nước trở lại cho nhân dân.
Một công nhân đang khơi rác để việc hút nước sẽ được dễ dàng hơn. Ảnh: Ngọc Phương
Tại đập Bara Đô Lương, máy múc đang hoạt động liên tục trong đêm để múc đá ngăn đập nước. Theo một người dân ở đây kể lại, thời điểm lúc 1 giờ sáng, sau khi có nhiều tiếng rắc là một tiếng động cực lớn đã làm khoang số 10 và 11 cuốn xuống sông Lam.
Ảnh: Đi qua những con kênh cạn trơ đáy ở miền Tây
Hàng loạt con kênh dẫn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân tỉnh Tiền Giang đã cạn khô đáy, dẫn đến nứt nẻ.
Người dân xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang cho hay, nhiều ngày qua, hàng loạt con kênh nơi đây không còn giọt nước nào. Đây là chuyện mà người dân chưa từng ngờ tới nhưng đã xảy ra, khiến cuộc sống sinh hoạt trở nên khó khăn, vất vả.
Ghi nhận của phóng viên Dân Việt tại kênh 16, đáy kênh đã xuất hiện vết nứt từ lâu. Ở một số đoạn, người dân có thể đi lại trên con kênh này mà không sợ bị ướt nước hay dính bùn.
Video đang HOT
Kênh 16 cạn trơ đáy nhiều ngày qua
Đất dưới lòng kênh khô và nứt nẻ
Phương tiện đi lại của người dân đang chờ...hư hỏng
Không còn nước, trạm bơm dã chiến trên kênh 16 không còn tác dụng
Nhiều hộ dân ở xã Long Hòa, thị xã Gò Công không thể trồng màu vì không có nước tưới
Cách kênh 16 vài km, một con kênh lớn đi qua cầu Lộ Đình cũng cạn khô đáy. Việc lấy nước dưới kênh này phục vụ sản xuất không biết bao giờ mới thực hiện được.
Con kênh lớn đi qua cầu Lộ Đình xuất hiện vết nứt
Người dân nơi đây hy vọng, mùa mưa đến sớm để "cứu lấy" con kênh này
Nhiều dụng cụ bơm nước của người dân bỏ lại ngay trên đáy kênh
Con kênh khô cạn phía dưới cầu Lộ Đình
Tương tự, kênh N8 ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang (có chiều dài 7,3km) không còn nước trong nhiều ngày qua.
Nông dân Lê Văn Sương (tên thường gọi Tám Cà) ch biết, lần đầu tiên ông thấy kênh N8 bị khô nước.
Người dân sử dụng nhiều biện pháp để hút nước từ dưới kênh N8 lên để trồng rau màu nhưng đều không thành công
Trạm bơm Bình Phan (huyện Chợ Gạo) cung cấp nguồn nước cho các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công. Tuy nhiên, hiện nay trạm này không còn lấy nước được nữa, nguồn nước bên trong và ngoài trạm đều cạn kiệt.
Hệ thống bơm nước đã không thể hoạt động
Nguồn nước bên trong và ngoài trạm đều cạn kiệt
Đất nứt nẻ bên trong trạm bơm
Việc các kênh cạn kiệt nước đã làm nhiều diện tích lúa của người dân ở Tiền Giang bị thiệt hại nặng.