Hơn 75.000 người chết do ung thư mỗi năm ở nước ta
Đây là số liệu đáng báo động được Bộ Y tế chia sẻ, khi số ca mắc mới ung thư liên tục tăng ở mức 11%, và số bệnh nhân tử vong so ung thư tăng 7% so với 2 năm trước.
Điều trị tiền ung thư đại trực tràng tại BV Ung bướu Đà Nẵng – X.V
Trong 2 ngày 28 và 29.4, Bệnh viện (BV) Ung bướu Đà Nẵng phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam, BV K, BV Ung bướu TP.HCM tổ chức Hội nghị phòng chống ung thư TP.Đà Nẵng lần IV, năm 2021.
Hội nghị có sự tham gia của GS- BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cùng hơn 500 đại biểu là chuyên gia đầu ngành về ung bướu đến từ các BV, trường đại học trong và ngoài nước, các chuyên gia ung thư học quốc tế đến từ Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc.
Hội nghị thảo luận và chia sẻ các giải pháp điều trị mới nhất trong điều trị cho bệnh nhân ung thư ở Việt Nam và quốc tế ở tất cả các chuyên khoa phổi, lồng ngực, phụ khoa, tiêu hóa, huyết học, chăm sóc giảm nhẹ, y học hạt nhân, xạ trị…
Đây là cơ hội để các chuyên gia đầu ngành đánh giá các kết quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới trong công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, khám chữa bệnh và phòng, chống ung thư.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 120.000 ca ung thư mới được phát hiện và hơn 75.000 bệnh nhân qua đời vì căn bệnh này. Do đó, ung thư đang là một thực trạng bệnh đáng báo động tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Hiện tại, Việt Nam đang xếp thứ 91/185 về tỉ suất mắc mới ung thư và thứ 50/185 về tỉ suất tử vong do ung thư trên 100.000 người. Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, và ung thư là một trong 10 nguyên nhân bệnh tật hàng đầu.
Để hạn chế gia tăng bệnh không lây nhiễm
Ông P.V.H., 55 tuổi, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, biết mình bị bệnh đái tháo đường type 2 trong lần bị đau ruột thừa. Còn trước đó, do ít ốm đau nên hầu như ông không đi khám bệnh, mặc dù thời gian gần đây ông giảm cân khá nhanh.
Lấy máu xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Ảnh chụp tháng 10/2020).
Ông H. chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường trên địa bàn tỉnh. Phần lớn trong số họ biết mình bị bệnh khi đi khám, chữa các bệnh khác. Chính bởi vậy, những người bị bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo đường thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nhanh các bệnh không lây nhiễm trong thời gian qua.
Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện đang quản lý, điều trị ngoại trú cho hơn 2.000 bệnh nhân tiểu đường. Mỗi ngày, nơi đây có khoảng 100 bệnh nhân điều trị các bệnh tim mạch. Bệnh viện Bãi Cháy cũng có hàng nghìn trường hợp đái tháo đường điều trị ngoại trú; mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân điều trị ung thư...
Ngoài lượng bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn, số người mắc các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng cũng khá lớn, nhưng bản thân người mắc chưa biết mình bị bệnh. Cụ thể, năm 2020, trong đợt khám sàng lọc cho 1.500 người dân từ 45 đến 60 tuổi tại các xã: Hải Lạng, Đông Hải (huyện Tiên Yên); Tân Lập, Dực Yên, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà), đoàn giám sát của CDC tỉnh đã phát hiện 198 trường hợp bị bệnh đái tháo đường, 699 trường hợp tiền đái tháo đường.
Xạ trị điều biến liều (IMRT) điều trị ung thư cho người bệnh. Ảnh: Nguyễn Hoa
Còn đợt khám sàng lọc cho 1.700 người trên 40 tuổi tại xã Phong Dụ, Yên Than, Điền Xá (huyện Tiên Yên) và xã Đại Bình (huyện Đầm Hà), đoàn đã phát hiện 474 người bị tăng huyết áp, 385 người tiền tăng huyết áp. Khám sàng lọc ung thư vú cho 400 phụ nữ từ 35 tuổi trở lên tại các xã Đông Ngũ (Tiên Yên), Quảng An (Đầm Hà), kết quả siêu âm có 74 trường hợp có hình ảnh bất thường tuyến vú. Tất cả các trường hợp bất thường đều được tư vấn khám chuyên khoa.
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Việt, Giám đốc Trung tâm Y tế Tiên Yên, bệnh không lây nhiễm thường là các bệnh mạn tính, bao gồm những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và tiến triển chậm, như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch (nhồi máu cơ tim và đột quỵ...), các thể ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản)...
Bệnh tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỷ lệ tàn phế và chết yểu cao. Nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do lối sống có hại cho sức khỏe và các yếu tố môi trường không thuận lợi.
Khám tim mạch cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Trước thực trạng bệnh nhân bị các bệnh không lây nhiễm không ngừng gia tăng, ngành Y tế cũng đã tập trung nhiều hoạt động để kiểm soát các bệnh này. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các bệnh không lây nhiễm được đẩy mạnh.
Công tác tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên y tế về bệnh không lây nhiễm được tăng cường. Năm 2020, CDC tỉnh tổ chức 11 lớp tập huấn cho 376 cán bộ tham gia hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tại 11 huyện, thị xã, thành phố. CDC tỉnh cũng phối hợp cùng Bệnh viện Bãi Cháy tổ chức 12 lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về bệnh ung thư cho 376 học viên là cán bộ tham gia hoạt động phòng chống bệnh ung thư tại 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh...
Sở Y tế còn cấp cho phòng tư vấn các đơn vị: Phòng Y tế Uông Bí, Phòng Y tế Cẩm Phả, Phòng Y tế Móng Cái, CDC tỉnh với tổng số 900 kim, 900 que và 1 máy thử đường huyết; cấp 950 lọ kit thử nhanh và 100 lọ dung dịch phụ thử muối I-ốt cho 13 huyện thị...
Mặc dù vậy, để hạn chế bệnh không lây nhiễm trên địa bàn phụ thuộc rất lớn vào ý thức của mỗi người dân. Theo chương trình giám sát của ngành Y tế cho thấy, các bệnh không lây nhiễm phổ biến có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là: Hút thuốc lá (hoặc thuốc lào), thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý.
Bởi vậy, người dân cần hạn chế những yếu tố nguy cơ nói trên, đồng thời thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn để sớm phát hiện bệnh ngay giai đoạn đầu, từ đó góp phần giúp công tác điều trị dễ dàng hơn, tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn và hạn chế thấp nhất những biến chứng của bệnh gây ra.
Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong kiểm soát bệnh không lây nhiễm Ngày 18-1, Bộ Y tế tổ chức hội thảo xây dựng kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2021-2025. Ảnh minh họa Theo báo cáo của Bộ Y tế, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tỷ lệ 70% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong...