Hơn 75% người nhiễm cúm không có triệu chứng
Theo khảo sát của các nhà khoa học Anh, có hơn 3/4 người bị nhiễm cúm theo mùa không hề có triệu chứng bệnh cúm.
Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe củaEva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa… của mẹ và bé.
Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH London mới được công bố trên tạp chí The Lancet Respiatory Medicine cho thấy có hơn 3/4 người bị nhiễm cúm theo mùa không hề có triệu chứng bệnh cúm.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát số liệu về nhiễm cúm bằng cách thử máu tại nhà những người tham gia thử nghiệm trước và sau thời gian thường xảy ra bệnh cúm mùa đông trong 6 năm liền – trong đó có năm bị dịch “cúm heo” H1N1 là 2009. Kết quả cho thấy khoảng 18% số người không được chủng ngừa cúm bị nhiễm virus cúm.
Chỉ có 17% người nhiễm cúm đến thầy thuốc khám bệnh (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, chỉ có 23% trong số này có triệu chứng cúm. Các nhà khoa học cũng ghi nhận tỉ lệ người nhiễm cúm đến thầy thuốc khám bệnh là 17%. Từ phát hiện này, nhóm nghiên cứu cho rằng dữ liệu nhiễm cúm và bệnh cúm thu thập từ cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu theo cách làm lâu nay là không chính xác. Theo các nhà khoa học này, tình trạng nhiễm cúm đã bị đánh giá thấp và tỉ lệ nhiễm cúm mùa thực ra cao hơn gấp 22 lần so với ghi nhận theo cách trước đây. Họ cho rằng khảo sát này giúp việc kiểm soát và phòng dịch cúm tốt hơn trong tương lai.
Theo VNE
Video đang HOT
Có 8 triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường rồi đấy
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Căng thẳng, chế độ dinh dưỡng kém, thừa cân, ít vận động đều có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Dù bệnh tiểu đường thường gắn với người lớn tuổi, nhưng ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này.
Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2:
Khát nước và tiểu nhiều lần bất thường.
Sụt cân nhanh chóng.
Không ngừng thèm ngọt
Vết thương, viêm nhiễm, bầm tím lâu lành
Nhiễm trùng nấm men
Mệt mỏi và hay cáu gắt
Nhìn mờ
Tay chân có cảm giác nhột nhạt như kiến bò hoặc tê cứng
Để giảm nguy cơ bị tiểu đường hoặc đảo ngược tình thế của giai đoạn tiền tiểu đường, hãy thực hiện 4 biện pháp đơn giản sau:
1. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên, tích cực sẽ giúp duy trì và phát triển khối cơ. Khối cơ có khả năng dự trữ lượng đường thừa trong máu dưới dạng glycogen. Ngoài ra, nếu bạn càng vận động, lượng đường cơ thể cần để sản sinh năng lượng càng tăng và cơ thể càng có khả năng đáp ứng insulin đúng yêu cầu. Bất cứ hoạt động thể chất nào cũng tốt, dù là tập gym, làm vườn hay đi bộ. Hãy tập 5 lần/tuần, 30 phút/lần hoặc chia thành nhiều lần tập ngắn hơn.
2. Kiểm soát cân nặng
Tiểu đường tuýp 2 liên quan đến thừa cân, béo phì. Tế bào mỡ dư thừa làm giảm khả năng điều tiết insulin. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu người thừa cân hay béo phì giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm một nửa.
3. Dinh dưỡng
Có thể bạn đang có trọng lượng cơ thể lý tưởng, nhưng nếu bạn ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn, bạn cũng có nguy cơ bị tiểu đường. Chế độ ăn ít đường và ngũ cốc tinh chế có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ này. Hãy chọn ngũ cốc nguyên cám. Chúng sẽ cho bạn cảm giác no lâu hơn, bởi loại thực phẩm này cần thời gian tiêu hoá và đường glucose sẽ được từ từ tiết vào máu.
Hãy uống nước lọc thay vì soda, hay thức uống có đường khác. Bổ sung thực phẩm giàu magiê vào bữa ăn hàng ngày vì chúng có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Những thực phẩm giàu magiê gồm gạo lức, hạt hạnh nhân, rau bina (cải bó xôi), quả bơ, đậu Hà Lan, đậu bắp...Ăn nhiều rau củ, trái cây nhưng đừng chọn những loại có hàm lượng đường cao như nhãn, sầu riêng...
4. Giảm căng thẳng
Tình trạng căng thẳng (cảm xúc, thể chất hay tinh thần) đều khiến nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 tăng. Vì tâm trạng căng thẳng làm tăng nồng độ chất cortisol trong cơ thể, gây ra mất cân bằng insulin. Hãy kiểm soát các yếu tố khiến bạn căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ giấc.
Theo VNE
Triệu chứng ở mắt không nên bỏ qua Nhận biết các dấu hiệu về bệnh ở mắt rất quan trọng. Kiểm tra mắt định kỳ giúp các bác sĩ phát hiện bệnh sớm và đưa ra hướng điều trị thích hợp, kịp thời. 1. Động mạch có màu bạc hoặc đồng Hơn 20% bệnh nhân không biết bản thân bị mắc chứng huyết áp cao. Đây là chứng bệnh có thể...