Hơn 70.000 người London đòi độc lập khỏi Anh để ở lại EU
Đa số người Anh đã bỏ phiếu lựa chọn rời EU, tuy nhiên người Scotland, Ireland và London có vẻ như chưa sẵn sàng cho điều này.
(Ảnh: Rex)
Báo Metro và Independent của Anh ngày 24/6 đưa tin, rất nhiều người dân London đang lên kế hoạch để tách khỏi Anh để có thể ở lại Liên minh châu Âu (EU).
Theo đó, hơn 70.000 người ở London đã ký vào một đơn thỉnh cầu trên trang web change.org với nội dung: “Tuyên bố London độc lập khỏi Anh và xin gia nhập EU”.
“London là một thành phố tầm cỡ quốc tế, chúng tôi muốn tiếp tục là trung tâm của châu Âu… Đơn này kêu gọi Thị trưởng Sadiq Khan tuyên bố London độc lập và xin gia nhập EU, trong đó bao gồm cả tư cách thành viên trong khối Schengen”, đơn thỉnh nêu. Tuy nhiên, đơn thỉnh không đề cập đến việc London có muốn từ bỏ đồng Bảng để sử dụng Euro hay không.
Đa số người dân London ủng hộ ở lại EU. Cụ thể, kết quả trưng cầu dân ý ngày 23/6 cho thấy, tại các địa phương ở London, tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ “Ở lại” đạt xấp xỉ 60%, thậm chí một số khu vực vượt 70%. Sau trưng cầu, Thị trưởng London Sadiq Khan nói rằng, London cần có tiếng nói trong các cuộc đàm phán sắp tới của Anh với EU về việc ra đi hay ở lại.
Minh Phương
Theo Dantri/Independent, Metro
Cuộc chia tay lịch sử Anh - EU qua hình họa con thuyền
Lựa chọn rời khỏi EU của người Anh được giải thích dễ hiểu qua hình ảnh những con thuyền tượng trưng cho các nước.
Người dân Anh đã có quyết định lịch sử trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, khi đa số họ lựa chọn phương án Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Cuộc "ly hôn" đình đám này không chỉ là kết quả 4 tháng vận động quyết liệt của phe ủng hộ phương án rời EU (Brexit), mà còn là hậu quả của chủ nghĩa hoài nghi EU kéo dài nhiều thập kỷ.
Vì sao EU tồn tại
Video đang HOT
Theo Vox, châu Âu là một tập hợp các nước từng chiến đấu chống lại nhau, chẳng hạn như trong Thế chiến II. Vì vậy, sau Thế chiến II, nhiều nước cảm thấy cần hợp nhất để đoàn kết các nước châu Âu, bắt đầu với các ngành công nghiệp than, thép và sau đó mở rộng đến các vấn đề thương mại.
Thông thường, các nước đặt ra quy định riêng cho việc nhập khẩu. Ví dụ, nếu bạn muốn chế tạo xe hơi ở Pháp và bán sang Anh, bạn sẽ phải trả thuế để làm như vậy.
Hoặc giả sử bạn là người Pháp nhưng muốn sống và làm việc tại Anh, bạn sẽ phải trải qua một quá trình nhập cư kéo dài để làm việc đó hợp pháp.
Tây Âu có hàng chục quốc gia, mỗi nước có chính sách thương mại, nhập cư, và kinh tế riêng. Liên minh châu Âu (EU) về cơ bản bắt đầu từ một câu hỏi: sẽ thế nào nếu các quốc gia đều có những quy tắc tương tự? Điều gì xảy ra nếu tất cả rào cản biến mất?
Và đó là những gì EU làm.
Hầu hết các nước Tây Âu tham gia nhóm để hợp nhất quy định kinh tế của họ vào năm 1993. Họ làm điều này bằng cách cho phép người, hàng hóa, dịch vụ và vốn di chuyển tự do giữa các nước thành viên.
EU đã giúp tạo ra thời kỳ thịnh vượng kinh tế lâu dài và giữ gìn hòa bình cho khu vực.
Cuộc chia tay
Tuy nhiên, có những thách thức cho việc hợp tác này. Khi điều gì xấu xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước. Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu đã không ứng phó hiệu quả. hậu quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng, các ngân hàng cần hỗ trợ, và nợ tại một số nước EU tăng vọt.
Nhìn thấy EU trong cơn khủng hoảng như vậy, một số nước đặt ra nghi ngờ về liên minh. Nhiều nước giàu có (như Anh) lo ngại rằng họ có thể phải mang gánh nặng giải cứu các quốc gia kém giàu có gặp khó khăn.
Đồng thời, một số người Anh không thích việc người nước ngoài chuyển sang Anh sinh sống ngày một nhiều. EU khiến cho việc công dân nước này di cư đến nước khác dễ dàng hơn. Và số người Anh có gốc gác nước ngoài cũng tăng vọt sau khi Anh gia nhập EU.
Các chuyên gia cho rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này. Thứ nhất, EU đã mở rộng quy mô và kết nạp thêm các nước nghèo hơn. Nhiều người dân ở các nước này di cư sang các nước giàu, như Anh. Thứ hai, khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến một số nước châu Âu đặc biệt khó khăn. Khi người dân chưa thể tìm được việc tại nước nhà, họ phải tìm việc ở nơi khác, như Anh.
Căng thẳng về nhập cư đã tăng đáng kể ở Anh trong những năm gần đây. Trong một cuộc khảo sát năm ngoái, 45% người Anh cho rằng nhập cư là một trong những vấn đề hàng đầu nước này phải đối mặt. 77% người Anh tin rằng số lượng người nhập cư vào nước này nên được giảm.
Ngày 23/6, Anh tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở EU. Người Anh đã chọn rời khỏi EU. Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ từ chức.
Anh và EU sẽ có hai năm để thống nhất về thỏa thuận cho cuộc chia ly. Anh nhiều khả năng mất đi các lợi thế và ưu đãi của EU.
Nhà kinh tế Jacob Funk Kirkegaard nói rằng vào thời điểm hiện giờ, các hãng xe Anh có thể yên tâm rằng họ có thể bán xe ở bất kỳ quốc gia EU nào, bởi vì các nước đều có cùng một tiêu chuẩn. Nhưng một khi Anh rời EU, nếu hai bên không thống nhất được thỏa thuận, việc doanh nghiệp bán Anh xe cho các nước EU có thể phức tạp hơn nhiều.
Không chỉ có xe hơi, các sản phẩm dược, công nghệ, thực phẩm, hay bất cứ sản phẩm nào của Anh cũng sẽ khó được nhập dễ dàng vào các nước EU.
Đồng thời, người Anh cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển qua biên giới. Khoảng 1,2 triệu người Anh đang sống ở các nước EU khác. Họ đang làm việc ở các nước này mà không gặp nhiều rắc rối. Nhưng điều đó sẽ thay đổi.
Có kịch bản rằng Anh sẽ cố giữ thỏa thuận kinh tế với EU, cho phép họ giữ các đặc quyền kinh tế, giống như Na Uy. (Na Uy không phải là thành viên EU, nhưng đã đồng ý tuân theo một số quy định của EU để đổi lấy quyền truy cập thuận lợi thị trường chung châu Âu). Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng EU nhiều khả năng sẽ "chơi rắn" với Anh, và nếu thỏa thuận như vậy, Anh có thể vẫn bị ràng buộc bởi của quy định của EU.
Những tác động lớn hơn
EU giúp cho Mỹ tiến hành thương mại với châu Âu dễ dàng hơn, và cũng giúp Mỹ dễ dàng hơn khi đề nghị châu Âu giúp đỡ về địa chính trị. Thay vì nói chuyện với hàng chục quốc gia khác nhau, các quan chức Mỹ có thể đến cơ quan EU đàm phán.
Nếu Anh rời EU, Anh có thể sẽ không còn được tham gia vào các cuộc đàm phán đó nữa.
Sự ra đi của Anh cũng có thể có tác động xuyên suốt châu Âu. Hiệu quả kinh tế kém và việc xử lý không phù hợp cuộc khủng hoảng di cư khiến nhiều người dân ở một số nước, trong đó có Pháp và Tây Ban Nha, nói rằng họ muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý giống Anh. Vì vậy, quyết định của Anh có thể là mở màn cho một tương lai không mấy tươi sáng với châu Âu.
Phương Vũ
Đồ họa: Vox
Theo VNE
Nhiều người Scotland muốn độc lập sau khi Anh chọn rời EU Hơn một nửa số người Scotland được khảo sát ủng hộ độc lập, sau khi người Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Một phụ nữ cầm cờ Anh trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6. Ảnh: Reuters Theo AFP, cuộc khảo sát của Panelbase vào hôm nay cho thấy 52% số người Scotland được hỏi muốn ly khai với...